Thực trạng công tác đo vẽ thành lập bản đồ địa chính

Một phần của tài liệu Thành lập bản đồ địa chính tờ số 8 tỷ lệ 12000 từ số liệu đo đạc tại xã huống thượng huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 41)

2.3.1. Tình hình chung công tác đo vẽ bản đồ địa chính trên toàn quốc Công tác đo đạc và bản đồ Việt Nam có một truyền thống lâu đời. Cùng với thời gian và những thăng trầm của lịch sử đất nước, công tác đo đạc và bản đồ đã để lại nhiều dấu ấn và thành quả quan trọng của mình. Cùng với sự phát triển của xã hội, việc sử dụng đất nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn trong quan hệ giữa con người với con người liên quan đến đất đai. Nhận thức được tầm quan trọng của bản đồ địa chính phục vụ trong quá trình quản lý đất đai, Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư cho việc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sử hữu nhà ở và quyền sử dụng đất của các địa phương trên toàn quốc.

Ngày 5 tháng 8 năm 2002, Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc Thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngày 11 tháng 11 năm 2002, Chính phủ ra Nghị định số 91/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trên phạm vi cả nước. Trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường có Cục Đo đạc và Bản đồ.

Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được tái lập vào đầu năm 2003, có chức năng giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước lĩnh vực đo đạc và bản đồ.

Đây là thời kỳ phát triển mới của công nghệ số trong đo đạc và bản đồ.

Để đáp ứng yêu cầu của các địa phương, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đang triển khai các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa hình để xây dựng hệ thống thông tin địa lý phục vụ yêu cầu quản lý và đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác của các địa phương.

Sự kiện quan trọng đánh dấu thành tích và bước phát triển mới của công tác trắc địa và bản đồ cơ bản trong năm 2004 là Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã kết thúc và chính thức công bố hoàn thành mạng lưới địa chính cơ sở và hệ thống bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50000 phủ trùm toàn quốc, đồng thời giới thiệu sử dụng hệ thống trạm định vị GPS quốc gia vào tháng 12 năm 2004, đúng vào thời điểm kỷ niệm ngày truyền thống ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam và kỷ niệm 45 năm thành lập Cục Đo đạc và Bản đồ

Phó Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam Vũ Quý Lân đã báo cáo công tác năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012. Theo đó, năm 2011, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đã hoàn thành việc xây dựng và trình Bộ ban hành 4 Thông tư hướng dẫn hoạt động đo đạc và bản đồ, tiến hành sửa đổi, bổ sung Nghị định về hoạt động đo đạc và bản đồ.

Cục đã thẩm định và cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho 242 tổ chức, đưa tổng số tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ trên toàn quốc lên 1039 tổ chức.

Năm qua, Cục đã hoàn thành và tiến hành bàn giao sản phẩm CSDL và bản đồ tỷ lệ 1/10.000, 1/5.000 và 1/2.000 cho 23 tỉnh, thành phố

Tiếp tục hoàn thiện dự án thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/10.000 gắn với mô hình số độ cao phủ trùm cả nước và thành lập CSDL nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/2000, 1/5000 các khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu vực kinh tế trọng điểm; phối hợp với Bộ Nội vụ trình Chính phủ phê duyệt dự án Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng CSDL địa giới hành chính các cấp.

2.3.2. Tình hình công tác đo vẽ bản đồ địa chính ở tỉnh Thái Nguyên

Đến tháng 12/2012 toàn tỉnh đã đo vẽ được 353.101,6 ha, kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6. Kết quả đo đạc bản đồ địa chính trên phạm vi tỉnh Thái Nguyên STT Tên huyện

Diện tích theo thống kê năm 2010

(ha)

Diện tích theo BĐĐC năm 2012

(ha)

Số xã đã đo

Tổng xã 1 T.P Thái nguyên 18.574,48 18.630,6 28/28

2 Huyện Đồng Hỷ 45.177,57 45.524,4 15/18

3 Huyện Võ Nhai 83.511,47 83.950,2 10/15

4 Huyện Đại Từ 57.518,41 57.415,7 20/31

5 Huyện Phổ Yên 25.866,67 25.886,9 18/18

6 Huyện Định Hoá 51.393,25 51.351,4 24/24 7 Huyện Phú Lương 36.887,70 36.894,6 16/16

8 TX Sông Công 8279,27 8276,3 10/10

9 Huyện Phú Bình 25.171,41 25.171,5 21/21

Tổng 352.380,23 353.101,6 162/181

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, 2015) [7]

2.3.3. Kết quả đo vẽ bản đồ địa chính trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ

- Đến hết năm 2014 Đồng Hỷ đo đạc địa chính được 18 xã, trong đó có 16 xã và 2 thị trấn đo khép kín. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Thực trạng đo vẽ bản đồ địa chính trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

TT TÊN XÃ

DIỆN TÍCH THEO THỐNG KÊ NĂM

2010 (HA)

DIỆN TÍCH THEO BĐĐC NĂM

2014(HA)

GHI CHÚ

01 TT.Sông Cầu 1.047 1.047 BĐ ĐC

02 Văn Hán 6.547 6.547 BĐ ĐC

03 Hợp Tiến 5.447 5.447 BĐ ĐC

04 Cây Thị 4.055 4.055 BĐ ĐC

05 Khe Mo 3.017 3.017 BĐ ĐC

06 Quang Sơn 1.405 1.405 BĐ ĐC

07 Tân Long 4.115 4.115 BĐ ĐC

08 Hòa Bình 1.248 1.248 BĐ ĐC

09 Văn Lang 6.415 6.415 BĐ ĐC

10 Hóa Thượng 1.345 1.345 BĐ ĐC

11 Linh Sơn 1.551 1.550 BĐ ĐC

12 Minh Lập 1.830 1830.19 BĐ ĐC

13 Nam Hòa 2.475 2.474 BĐ ĐC

14 Tân Lợi 2.079 2.079 BĐ ĐC

15 TT Chùa Hang 304 303.77 BĐ ĐC

16 TT trại Cau 635 635.47 BĐ ĐC

17 Hóa Trung 1.189 1189.45 BĐ ĐC

18 Huống Thượng 820 819 BĐ ĐC

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, 2014) [7]

Một phần của tài liệu Thành lập bản đồ địa chính tờ số 8 tỷ lệ 12000 từ số liệu đo đạc tại xã huống thượng huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)