Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã văn an huyện văn quan tỉnh lạng sơn, giai đoạn 2013 2015 (Trang 29 - 32)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã có tổng diện tích là 1.091,36 ha, trong đó tổng diện tích đất nông nghiệp là 781,35 ha, ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và điều kiện chính phụ thuộc vào thiên nhiên. Xã có 10 thôn và có 720 hộ dân với 2.470 nhân khẩu. Có bốn dân tộc cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là người Tày và Nùng sinh sống với nhau từ lâu đời. Có điều kiện tự nhiên phù hợp với các loại cây trồng, đặc biệt là cây hồi. Quốc lộ 1B chạy suốt từ xã Văn An đi qua trung tâm xã thuận lợi giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế.

- Phía Bắc giáp với xã Song Giang

- Phía nam giáp với xã Đại An Và Xã Chu Túc

- Phía Đông giáp với Xã Nhạc Kỳ ( Huyện Văn Lãng ) - Phía Tây giáp với xã Vĩnh Lại Và Xã Đại An

4.1.1.2. Địa hình

Xã Văn An khá phức tạp, bao quanh là hệ thống núi đất, dãy núi đã xen kẽ với đồi thấp ở giữa là các cánh đồng lớn như Phú Nhuận, Phai Cam, Bản Làn và Khòn Chu. xã Văn An có dòng sông Kỳ Cùng chảy qua địa bàn, có 2 con suối nhỏ chảy trong địa bàn.

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu Văn An chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.

Nhiệt độ trung bình năm là 21,2 0c.

- Độ ẩm không khí bình quân: 82,5%.

- Lượng mưa bình quân năm là 1.500 mm. Do lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và Tây Nam.

- Độ ẩm không khí bình quân: 82,5%.

- Lượng mưa bình quân năm là 1.500 mm. Do lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và Tây Nam.

Xã Văn An ít bị ảnh hưởng của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây trồng dài ngày. Với nền nhiệt độ và số giờ nắng trung bình trong năm là 1.466 giờ rất thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ, bố trí cơ cấu các loại cây trồng, là điều kiện để phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới.

- Có sương muối vào đầu tháng 12 hằng năm.

4.1.1.4. Thủy văn

Xã Văn An có dòng sông Kỳ Cùng chảy qua địa bàn, xã còn có 2 con suối nhỏ chảy quanh địa phận. Xã Văn An còn 2 đập giữ nước là đập Phai Phường, đập Phai Pản chảy quanh năm cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống của người dân Văn An.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã hiện có: 1055,37 ha, được chia làm 3 nhóm đất chính là: Đất nông nghiệp; Đất phi nông nghiệp; Đất chưa sử dụng.

Trong đó:

- Đất nông nghiệp có diện tích 757,11 ha chiếm 71.74% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp có 113.08 ha, chiếm 10,71% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng với diện tích 185.18 ha, chiếm 17,57% tổng diện tích tự nhiên.

b. Tài nguyên nước

Hiện nay, trên địa bàn xã phần lớn sử dụng nước sinh hoạt từ nước nước giếng khoan, giếng đào và nước sinh hoạt từ nước máy và các nguồn sông suối. Đặc biệt là các cơ sở kinh doanh, rửa xe, quán ăn.

a, Nguồn nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa tự nhiên.

b, Nguồn nước ngầm: Đến nay chưa có khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ của các hộ gia đình hiện đang khai thác sử dụng thông qua hình thức giếng khơi cho thấy mực nước ngầm có độ sâu 4–5m.

c. Tài nguyên rừng

Chủ yếu là cây trồng lâm nghiệp với thảm thực vật gồm các cây thân gỗ như: Trám, Mỡ, Keo, Bồ Đề, Keo…. các cây dây leo và lùm bụi như Sim, Mua, lau lỏch ...

d. Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn xã Văn An có các dân tộc anh em sinh sống đó là dân tộc Kinh, Tày, Nùng,… Các sinh hoạt, lễ hội, phong tục tập quán lành mạnh vẫn được các dân tộc trong xã giữ gìn và phát huy.

* Nhận xét chung

Xã Văn An nằm ở vị trí có tuyến đường quốc lộ 1B từ Đồng Đăng đi Thái Nguyên qua địa phận đã tạo nhiều thuận lợi để phát triển nền kinh tế - xã hội của xã.

- Tuy địa hình đồi núi phức tạp nhưng chủ yếu là đồi thấp dễ canh tác nên tạo ra cho xã những vùng đất chuyên canh để sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp với những sản phẩm hàng hóa đặc thù có khả năng cho sản lượng lớn..

Một phần của tài liệu Đánh giá cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã văn an huyện văn quan tỉnh lạng sơn, giai đoạn 2013 2015 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)