1.2. Các giải pháp nâng cao khả năng tháo lũ cho hồ chứa nhỏ
1.2.4. Gi ải pháp về đậpdâng
1.2.4.1. Nâng cao đỉnh đập dâng
Là hình thức đắp thêm phần đỉnh đập, mái đập để tăng chiều cao của đập, từ đó giúp tăng cao trình mực nước, cột nướctrên ngưỡng tràn xả lũ trong điều kiện giữ nguyên cao trình và bề rộng ngưỡng tràn.
Ưu điểm:
Nâng cao đập đem lại 2 lợi ích, một là để tăng dung tích trữ nước, dung tích phòng lũ cho hồ xong do các hồ nhỏ dung tích phòng lũ không đáng kể, hai là tăng chiều cao tháo của tràn xả lũ do đó tăng thêm lưu lượng tháo lũ.
Nhược điểm:
- Áp dụng cho hồ có điều kiện về kinh phí đầu tư, do việc nâng cao đập tức làm đập kém ổn định hơn, phải có đánh giá tin cậy về mặt địa chất, địa hình.
- Tăng nguy cơ mất an toàn hơn cho khu vực hạ du do nước hồ lớn, nếu xảy ra sự cố dòng chảy về hạ du lớn, sự phá hủy hạ tầng sản xuất, dân sinh và đe dọa tính mạng người dân.
- Nếu dùng trong trường hợp xử lý khẩn cấp có thể tăng nguy hiểm cho đập do mực nước thượng lưu dâng cao, ảnh hưởng đến thấm và ổn định mái đập hạlưu.
- Tăng diện tích ngập lụt thượng lưu.
Điều kiện áp dụng:
Áp dụng cho các hồ chứa có vai đập địa chất tốt, có khả năng nâng cao đập, thân đập hiện trạng tốt, thấm và rò rỉ trong giới hạn cho phép.
Trong công tác quản lý, khi chưa có điều kiện xây dựng cải tạo thì có thể dùng các bao tải đất, cát để nâng cao cao trình đỉnh đập dâng.
1.2.4.2. Hạ thấp đỉnh đập dâng tháo lũ qua đỉnh đập hạ cấp
Hạ thấp một phần đập dâng tạo điều kiện cho nướclũ tràn qua đỉnh đập trong trường hợp lũ lớn khẩn cấp.
Ưu điểm:
- Sử dụng trong điều kiện hồ chưa có điều kiện cải tạo, nâng cấp:
Trong công tác quản lý phòng chống lũ lụtcho hồ đập khi có lũ lớn khẩn cấpcó thể sử dụng đập là phương án tháo lũ bổ sung cho tràn xả lũ để tháo lũ đảm bảo an toàn cho hồđập.
- Sử dụng trong điều kiện hồ có điều kiện cải tạo, nâng cấp: Khi các phương án bố trí công trình tháo lũ bổ sung khác ( mở rộng tràn, tràn phụ, cống tháo lũ, đập sự cố...) không khả thi về bốtrí hay điều kiện đầu tư lớn thì có thể bốtrí phương án tháo lũ tràn qua phần đỉnh đập hạ cấp.
Nhược điểm:
- Với giải pháp ứng phó tạm thời phải huy động nhân lực lớn, hoặc thiết bị cơ giới ngay tại vị trí đập để có thể thực hiện ngay việc thi công hạ thấp đỉnh đập.
- Nguy cơ xói mặt đập và mái hạlưu đập lớn do nước tràn qua đỉnh đập, cần phải có giải pháp gia cố chắc chắn mặt đập và mái đập để thực hiện giải pháp này.
- Việc lựa chọn hạ thấp đập trước khi có lũ, hay khi lũ khẩn cấp về khó khăn do nếu hạ trước mà lũ không về thì lại phải chỉnh sửa lại đập, nếu lũ lớn về việc thi công trong lũ tiềm tàng nguy hiểm mất an toàn tính mạng do nhân lực tham gia thi công hạ thấp đập.
- Sau lũ phải đắp lại đập dâng đảm bảo các kích thước ban đầu.
Điều kiện áp dụng:
Thường là giải pháp tình thế trong trường hợp mưa lũ bất thường đang xảy ra có khả năng gây mất an toàn hồ đập cần phải xử lý ngay, khi đó cho phép hạ độ cao một phần thân đập để cho nước tràn qua đỉnh đập. Có khả năng áp dụng cho mọi đập vừa và nhỏtrong điều kiện lũ lớn khẩn cấp khi tràn xả lũ không đáp ứng được hết lưu lượng cần xả, các giải pháp công trình về tăng cường khả năng tháo lũ khẩn cấp của hồđập chưa có điều kiện thực hiện.
1.2.4.3.Gia cố đỉnh đập dâng tháo lũqua đỉnh đập dâng
Gia cố mái, đỉnh đập bằng vật liệu không thấm nước có khả năng chịu bền tốt như bạt 2 mặt, hay các vật liệu chống xói, bao tải cát xếp mặt đập, mái đập, thảm cỏ, rọ đá, tấm cấu kiện, tấm lát bê tông,... khi có lũ vượt tần suất thiết kế, tràn không xả kịp lũ cho nước tràn qua đỉnh đập với mái đập đã được gia cố.Tùy trường hợp cụ thể có thể chọn giải pháp cho nước tràn một phần
đập hoặc toàn bộ mặt đập.Trong trường hợp này đập trở thành một đập tràn đỉnh rộng có chiều rộng tràn bằng chiều rộng mặt tràn tháo nước.
Hình1.13: Biện pháp gia cố mái đập dâng 1. Bạt chống thấm; 2. Bao tải cát chống xói mặt đập;
3. Đường mặt đập tự nhiên;
Ưu điểm:
- Sử dụng trong điều kiện hồ chưa có điều kiện cải tạo, nâng cấp:
Trong công tác quản lý phòng chống lũ lụt cho hồ đập khi có lũ lớn khẩn cấp có thể sử dụng đập là phương án tháo lũ bổ sung cho tràn xả lũ để tháo lũ đảm bảo an toàn cho hồ đập.
- Sử dụng trong điều kiện hồ có điều kiện cải tạo, nâng cấp: Khi các phương án bố trí công trình tháo lũ bổ sung khác ( mở rộng tràn, tràn phụ, cống tháo lũ, đập sự cố...) không khả thi về bố trí hay điều kiện đầu tư lớn thì có thể bố trí phương án tháo lũ tràn qua phần đỉnh đập hạ cấp.
Nhược điểm :
Nguy cơ xói mặt đập và mái hạ lưu đập lớn do nước tràn qua đỉnh đập, cần phải có giải pháp gia cố chắc chắn mặt đập và mái đập để thực hiện giải pháp này. Vật liệu gia cố đỉnh, mái hạ lưu đập có thể là vật liệu mềm bạt 2 mặt, bao tải cát, bao tải đất, thảm cỏ tự nhiên hoặc vật liệu cứng như rọ đá, tấm lát mái, cấu kiện lắp ghép xếp mặt đập, mái đập.
Điều kiện áp dụng :
mndbt
mnl vượt tần suất tk
1 2
3
- Có khả năng áp dụng cho mọi đập vừa và nhỏ trong điều kiện lũ lớn khẩn cấp khi tràn xả lũ không đáp ứng được hết lưu lượng cần xả, các giải pháp công trình về tăng cường khả năng tháo lũ khẩn cấp của hồ đập chưa có điều kiện thực hiện.
- Với công trình chỉ có một đập dâng kết hợp bố trí tràn thì nên bố trí vị trí tràn nước là vai sát điểm bố trí đập tràn để tận dụng kênh dẫn tháo, ít gây ảnh hưởng đến phần đập dâng.
- Với các công trình có 1 đập dâng độc lập nên bố trí điểm tràn là tại khu vực sát vai đập, có tính tới khả năng dẫn dòng sau đập.
- Với công trình hồ chứa có 2 đập dâng, bố trí tháo nước qua đập phụ có tính toán khả năng tháo nước hạ lưu.