Các giải pháp thường dùng để sửa chữa, nâng cấp các cống trong thân đập

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguyên nhân hư hỏng và để xuất giải pháp sửa chữa, nâng cấp các cống ngầm dẫn nước trong thân đập trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG VIỆC SỬA CHỮA, NÂNG CẤP CÁC CỐNG TRONG THÂN ĐẬP

2.1. Các giải pháp thường dùng để sửa chữa, nâng cấp các cống trong thân đập

Khảo sát để đánh giá tình trạng hư hỏng của kết cấu là bước đầu tiên của công tác sửa chữa, phục hồi và gia cố cống. Đối tượng khảo sát gồm:

Các bộ phận công trình đã bị xuống cấp qua thời gian sử dụng lâu ngày…

Các bộ phận bị hư hỏng do các sự cố như gió bão, lụt lội, hoả hoạn, động đất, cháy nổ, bom đạn.v.v…

Các bộ phận có nghi vấn về chất lượng thiết kế và thi công.

Các bộ phận có yêu cầu thay đổi về công năng sử dụng.

Công tác khảo sát phải đạt được các yêu cầu: Đánh giá đúng tính chất mức độ hư hỏng của kết cấu cống và tìm ra nguyên nhân gây hư hỏng từ đó mới đưa ra giải pháp để sữa chữa, nâng cấp cống.

Sửa chữa bề mặt kết cấu bê tông cốt thép nhằm phục hồi khả năng chịu tải của công trình bao gồm phương pháp xử lý những hư hỏng gây ra trong quá trình thi công bê tông, nội dung công tác chuẩn bị bề mặt kết cấu cũ để tiếp nhận vật liệu sửa chữa mới, các phương pháp đổ bê tông trong công tác thi công sửa chữa.

Các giải pháp xử lý các loại khe nứt với kỹ thuật xử lý bề mặt và kỹ thuật phụt chất dính kết để trám khe nứt.

Các giải pháp chống thấm, chống rò rỉ, cho các công trình ngầm, chống dột cho mái bằng, sân thượng…

Các giải pháp bảo vệ kết cấu trước tình trạng cacbonat hoá bê tông, sự thâm nhập clorit, các hoá chất ăn mòn, bảo vệ kết cấu bê tông cốt thép chịu tác động của băng giá, tác động va chạm, bào mòn…

18

2.1.1. Sửa chữa những hư hỏng nhỏ:

Nhằm khắc phục tình trạng xuống cấp của kết cấu, hững hư hỏng này chủ yếu chỉ xảy ra trong lớp bê tông bảo vệ mà không ăn sâu vào lõi chịu lực của cống dưới đập như bộ phần thượng lưu và hạ lưu cống. Việc sửa chữa mang tính chất bảo trì công trình được thực hiện theo định kỳ.

Hình 2.1: Bê tông tường cánh và tường tiêu năng cống bị bong tróc.

Những hư hỏng nhỏ thường xảy ra ở tường cánh, tường đầu, phần bể tiêu năng cống. Có thể bị nứt, bong tróc bề mặt bê tông nhưng không gây ảnh hưởng nhiều đến an toàn cũng như công năng của cống. Nguyên nhân có thể là do phần nền móng không chắc hoặc do quá trình thi công không đảm bảo mác bê tông hoặc có thể là do bị ăn mòn bề mặt.

Những hư hỏng này có thể được khắc phục đơn giản bằng cách đục bỏ lớp bê tông bề mặt sau đó vệ sinh sạch rồi trám lại bằng bê tông mác cao.

2.1.2. Sửa chữa khôi phục khảnăng chịu tải:

Hiệu năng sử dụng của cống khi mức độ hư hỏng lớn hơn làm giảm sút khả năng chịu tải hoặc hiệu năng sử dụng của cống. Sau khi sửa chữa, khả

19

năng chịu tải và hiệu năng sử dụng của cống được khôi phục lại trạng thái ban đầu.

Phần cửavào, cửa ra cống bị nứt gây mất nước, dàn đóng mở bị kẹt, cầu công tác bị hư hỏng, cửa cống không kín nước … làm cho đập hoạt động thiếu hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do thiết bị cơ khí cống không được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào sử dụng, do quá trình thi công, lắp đặt không chính xác ….

Hình 2.2: Dàn đóng mở kẹt và tường đầu, tường cánh bị nứt to.

Những hư hỏng này cần được khảo sát kỹ hơn và xử lý cẩn thận, đảm bảo cho việc sử lý hiệu quả để không bị mất nước và quản lý vận hành được dễ dàng hơn.

2.1.3. Sửa chữa những hư hỏng phức tạp ở thân cống :

Sữa chữa những hư hỏng phức tạp, làm cho cống không thể hoạt động được nữa dẫn đến thấm, mất nước như vết nứt phần bê tông cốt thép đáy ống cống và tường cống, nứt giữa hai khe co giãn khớp nối …. Nguyên nhân có thể do thiết kế không tính xử lý triệt để phần nền móng hoặc chủ yếu là do

20

quá trình thi công không đảm bảo chất lượng, giám sát lỏng lẻo dẫn đến những hư hỏng trên.

Hình 2.3: Cống hồ Pen Chim, huyện Cẩm Thủy-thân cống bị hư hỏng nặng.

Cần thiết phải tiến hành khảo sát thật kỹ nguyên nhân hư hỏng, đánh giá tình trạng hư hỏng và từ đó mới đề ra phương án sửa chữa để có thể đạt hiệu quả cao trong xử lý.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguyên nhân hư hỏng và để xuất giải pháp sửa chữa, nâng cấp các cống ngầm dẫn nước trong thân đập trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)