Giới thiệu chung về hồ Yên Mỹ, huyện Nông Cống

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguyên nhân hư hỏng và để xuất giải pháp sửa chữa, nâng cấp các cống ngầm dẫn nước trong thân đập trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG III: VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CỐNG NGẦM CỦA HỒ YÊN MỸ, HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA

3.1. Giới thiệu chung về hồ Yên Mỹ, huyện Nông Cống

Tọa độ địa lý của khu vực:

Kinh độ Đông : 105º45´

Vĩ độ Bắc : 19º30´

Hồ chứa nước Yên Mỹ được xây dựng trong vùng hồ Bòng Bòng cũ, cách đập Bòng Bòng 3km về phía thượng lưu. Khu tưới gồm 18 xã phía bắc huyện Tĩnh Gia. Phía bắc giáp sông Yên, phía Nam giáp sông Băng, phía đông giáp biển, phía tây giáp sông Thị Long và dãy núi Lạc, núi Văn [2].

3.1.1. Các chỉtiêu cơ bản của công trình:

Diện tích lưu vực: 137 km².

Diện tích tưới : 5840 ha.

MNDBT(+20.36)m ứng với Who= 87,13.10^6 m³; Whi= 84,28.10^6 m³;

MNGC (+23.03)m ứng với Who= 124,6.10^6 m³; Whi= 37,47.10^6 m³;

MNC (+8.45)m ứng với Wc= 2,85.10^6 m³;

3.1.2. Đập đất.

3.1.2.1. Đập chính [2].

Chiều dài đập: L= 715m; bề rộng mặt đập B= 5m.

Cao trình đỉnh đập: (+24.50)m; chiều cao đập Hđập = 24,90 m.

Cao trình đỉnh tường chắn sóng: (+25,30)m.

Đập được đắp bằng đất bazan, mái lát bằng tấm bê tông cốt thép từ cao trình (+18.00) đến (+21.00). Năm 2003 được đổ bê tông mái thượng lưu dày

59

15cm từ cao trình (+21.00) đến (+24.50) và làm tường chắn sóng đến bằng bê tông đến cao trình (+25.30)m.

Mái hạ lưu được được đắp bổ sung và tạo cơ ở cao trình (+18.00)m.

Đống đá tiêu nước được nâng lên cao trình (+9.00)m. Thân đập được khoan phụt tạo màng chống thấm, với 3 hàng khoan theo chiều dài đập, tại dòng sông cũ, có 5 hàng khoan tổng số khoan phụt 7.582m.

Hình 3.1. Đập chính – Hồ Yên Mỹ - huyện Nông Cống 3.1.2.2. Đập phụ [2].

Chiều dài L= 1147m; chiều rộng mặt đập B= 7m.

Cao trình đỉnh đập: (+24.50)m;

Mái thượng lưu hiện tại được gia cố đến cao trình (+20.40) bằng bê tông.

Cơ hạ lưu ở cao trình (+19.00)m;

Tường chắn sóng bằng bê tông đến cao trình (+25.30)m. Mặt đập được rải nhựa làm đường giao thông đi Thanh Kỳ nối với Quốc Lộ 15A.

60

Hình 3.2. Đập phụ – Hồ Yên Mỹ - huyện Nông Cống 3.1.3. Cống lấy nước [2].

3.1.3.1. Cống lấy nước đập chính.

Lưu lượng lấy qua cống: Qtk = 7,8 m³/s;

Cao độ đáy cống: (+6.00)m.

Khẩu độ cống: bxh = (1,7x2,0)m.

Chiều dài cống : L= 98,0 m.

Hình 3.3. Cống lấy nước đập chính – Hồ Yên Mỹ - huyện Nông Cống

61

3.1.3.2. Cống lấy nước đập phụ.

Lưu lượng lấy qua cống: Qtk = 0,32 m³/s;

Cao độ đáy cống: (+14,25)m.

Khẩu độ cống: ɸ 40cm.

Chiều dài cống : L= 84,5 m.

Hình 3.4. Cống lấy nước đập phụ – Hồ Yên Mỹ - huyện Nông Cống 3.1.4. Tràn xảlũ [2].

Tràn xả lũ điều tiết bằng cửa van cung, có 3 cửa kích thước bxh = (6x3,86)m, bọc dốc bằng BTCT dày 20cm, cao trình ngưỡng tràn (+16,50).

Lưu lượng xả qua tràn: Q= 454 m³/s;

3.2. Diễn biến của các hư hỏng, nguyên nhân.

Hồ chứa nước Yên Mỹ đã được sửa chữa năm 2003, đến nay công trình cơ bản vẫn đảm bảo an toàn, vận hành bình thường. Tuy nhiên vẫn còn một số hư hỏng mới phát sinh trong thời gian vừa qua như:

62

Đập chính: Mái thượng lưu một số điểm bị sụt lún, nứt bê tông gia cố.

Mái hạ lưu trồng cỏ, hệ thống rãnh thoát nước bị gãy sụt, xuất hiện một số vị trí bị rò rỉ và tại chân mái hạ lưu khu vực lòng suối cũ.

Đập phụ: Mái thượng lưu đã được gia cố đến cao trình +20.40m bằng bê tông, phần mái chưa được gia cố từ cao trình +20.40m lên đỉnh đập bị sạt lở cục bộ khá nhiều. Hạ lưu chưa có rãnh thoát nước.

Tràn xả lũ: Đã được sửa chữa nâng cấp nên hiện nay cơ bản ổn định và vận hành bình thường.

Cống lấy nước: Cửa cống trước đây đóng mở bằng thủ công nên rất nặng và tốn nhiều thời gian nhưng sau đã được thay thế bằng máy VĐ 10 mới. Hiện tại một số vị trí trong thân cống của đập chính gồm đỉnh và hai bên thành cống bị rò rỉ, nhất là chân tường gần vị trí tiếp giáp đáy cống bị thấm mạnh, bị xâm thực từ (5-20)cm làm lộ cốt thép. Hư hỏng nặng nhất tại đoạn 5 thân cống, cách cửa ra hạ lưu cống 20,0 đến 26,0m.

Sau khi tiến hành khảo sát thực tế những hư hỏng của cống, nguyên nhân dẫn đến hư hỏng do cống đã được xây dựng từ lâu và chất lượng thi công tại một vài vị trí không đảm bảo. Dẫn đến sau thời gian dài vận hành dưới tác động của môi trường một số điểm bị rò rỉ và nứt nhất là vị trí chân tường tiếp giáp với đáy, dưới áp lực nước từ đường bão hòa làm cho nước thấm qua cống.

63

Hình 3.5. Cắt ngang cống lấy nước đập chính – Hồ Yên Mỹ

Cần phải khẩn trương xử lý những rò rỉ của cống để đảm bảo những vị trí bị thấm và xâm thực không phát triển mạnh làm mất an toàn, giảm hiệu quả của cống.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguyên nhân hư hỏng và để xuất giải pháp sửa chữa, nâng cấp các cống ngầm dẫn nước trong thân đập trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)