CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
- Chương trình mô đun Bảo quản thân tàu và sử dụng thiết bị boong áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
- Chương trình mô đun Bảo quản thân tàu và sử dụng thiết bị boong có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác trong Chương trình dạy nghề sơ cấp Thủy thủ tàu cá cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng.
- Chương trình áp dụng cho các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các vùng duyên hải Bắc bộ, miền Trung, miền Đông nam bộ và miền Tây nam bộ
- Ngoài đối tượng học chính là người lao động nông thôn, chương trình có thể sử dụng để giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu;
- Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận, tránh các nguy hiểm … và bố trí phòng học phù hợp với phương pháp dạy ( có đủ các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành).
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt.
- Giáo viên cần cập nhật các thông tin về nghề Thủy thủ tàu cá trong nước và trên thế giới, tránh tình trạng giới thiệu kiến thức đã lạc hậu, hoặc không phù hợp với thực tế. Nên sử dụng câu đơn giản, dễ hiểu khi giảng bài.
- Dạy lý thuyết phần nào thực hành ngay phần đó.
- Cần cho học viên thực hành nhiều lần để đạt đến kỹ năng thành thạo.
- Chia nhóm để học viên có thể trao đổi, giúp đở nhau trong thực hành.
- Kiểm tra từng cá nhân nhưng gắn liền với nhóm để tạo không khí thi đua, sôi nỗi và kích thích tinh thần tương trợ trong học tập.
a. Phần lý thuyết
- Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) …để phát huy tính tích cực của học viên.
- Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa ... để hỗ trợ trong giảng dạy.
b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành ... và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép;
- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ;
- Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết:
+ Quy trình làm sạch bề mặt, sơn tàu và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.
+ Quy trình bảo quản và sử dụng tời và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.
+ Quy trình bảo quản và sử dụng cẩu và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.
+ Quy trình sử dụng neo và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.
- Phần thực hành:
+ Thực hiện quy trình sử dụng tời đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Thực hiện quy trình sử dụng cẩu đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Thực hiện quy trình sử dụng neo đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Thực hiện quy trình Sơn tàu đúng yêu cầu kỹ thuật.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Hội nghề cá Việt Nam: Bách khoa thủy sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2007.
- Nguyễn Hữu Lý, Công tác thủy thủ, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 1991.
- Trường kỹ thuật đường sông II, Giáo trình thuyền nghệ, Đồng Tháp 1987.
- Trường Công nhân kỹ thuật đường thủy thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình thuyền nghệ, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 1990.
- Đinh Văn Sơn, Kỹ thuật sơn, Nxb Thanh niên, 1999.
- Các tài liệu, hình ảnh trên internet.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Sử dụng dây và dụng cụ liên kết dây Mã số mô đun: MĐ02
Nghề: Thủy thủ tàu cá
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN:
SỬ DỤNG DÂY VÀ DỤNG CỤ LIÊN KẾT DÂY Mã số mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 72 giờ (Lý thuyết: 10 giờ, Thực hành 58 giờ;
Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
1. Vị trí: Mô đun Sử dụng dây và dụng cụ liên kết dây là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Thủy thủ tàu cá;được giảng dạy sau mô đun MĐ01 Bảo quản thân tàu và sử dụng thiết bị boong; trước mô đun MĐ03 Lắp ráp, sửa chữa ngư cụ. Mô đun Sử dụng dây và dụng cụ liên kết dây có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học.
2.Tính chất: Mô đun Sử dụng dây và dụng cụ liên kết dây là một trong những mô đun trọng tâm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Thủy thủ tàu cá. Phần lý thuyết được giảng dạy trên lớp, phần thực hành có thể tổ chức tại cơ sở đào tạo nhưng nếu thực hành ngay trên các tàu khai thác thủysản thì hiệu quả là cao nhất.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức
+ Trình bày được quy trình chầu dây thừng;
+ Trình bày được quy trình chầu dây cáp;
+ Trình bày được quy trình thắt nút dây;
+ Trình bày được quy trình sử dụng dụng cụ liên kết dây;
+ Trình bày được quy trình buộc và mở dây buộc tàu;
+ Trình bày được quy trình bảo quản dây và dụng cụ liên kết dây;
+ Trình bày được yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.
2. Kỹ năng
+ Thực hiện quy trình Chầu dây thừng đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Thực hiện quy trình Chầu dây cáp đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Thực hiện quy trình Thắt nút dâyđúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Thực hiện quy trình Sử dụng dụng cụ liên kết dâyđúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Thực hiện quy trình Buộc và mở dây buộc tàuđúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Thực hiện quy trình Bảo quản dây và dụng cụ liên kết dây đúng yêu cầu kỹ thuật.
3. Thái độ
Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, các quy định về bảo hộ lao động, an toàn trên biển, có ý thức bảo quản tốt dụng cụ, trang thiết bị, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT Tên các bài trong mô đun
Thời gian Tổng
số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1 Bài 1: Chầu dây thừng 12 2 9 1
2 Bài 2: Chầu dây cáp 12 2 9 1
3 Bài 3: Thắt nút dây 12 2 9 1
4 Bài 4: Sử dụng dụng cụ liên kết dây 12 2 10
5 Bài 5: Buộc và mở dây buộc tàu 12 1 11
6 Bài 6: Bảo quản dây và dụng cụ liên kết dây
8 1 6 1
7 Kiểm tra hết mô đun 4 4
Cộng 72 10 54 8
Ghi chú: * Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết: