I. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty
3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh
Nguồn cung ứng của công ty:
Tình hình mua vào:
Việc mua hàng không chỉ đơn thuần là lựa chọn mặt hàng và phương pháp mua hàng. Việc áp dụng theo phương pháp nào là phụ thuộc vào đặc điểm của mặt hàng kinh doanh. Mặt hàng kinh doanh sẽ quyết định mua theo phương thức nào thì triệt để. Quá trình mua hàng là quá trình phân tích lựa chọn để đi đến quyết định mua hàng gì, mua của ai, với số lượng và giá cả bao nhiêu.
Bảng số liệu dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ tình hình mua vào của công ty thực phẩm Hà Nội giai đoạn 2004-2006
Bảng số 1: Tình hình mua vào của Công ty năm 2004-2006.
Đơn vị tính: triệu đồng
Các chỉ tiêu Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005 Số tuyệt
đối
Số tương
đối
Số tuyệt
đối
Số tương
đối Tổng hàng mua 83.647 110.250 119.651 26.603 31,80 9.401 8,53 Đối với HĐ thương mại 50.950 67.250 73.585 16.300 31,99 6.335 9,42 Thực phẩm nông sản 17.950 21.515 23.930 3.565 19,86 2.415 11,22 Thuỷ hải sản 19.750 29.385 32.305 9.635 48,78 2.920 9,93 Thực phẩm khác 13.250 16.350 17.350 3.100 23,39 1.000 6,11 Đối với sản xuất 25.530 33.015 37.091 7.485 29,31 4.076 1,52 các loại cũ quá dành cho
sản xuất
16.010 23.195 25.725 7.185 44,88 2.530 10,90
Hàng khô 7.950 8.215 9.692 265 3,33 1.477 79,97
Hương liệu+ Gia vị 1.565 1.605 1.674 40 2,55 69 4,29 Đối với dịch vụ 7.167 9.985 8.975 2.818 39,32 -1.010 -10,11
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
Qua bảng số liệu trên ta thấy hàng hoá mua vào của công ty tăng dần theo từng năm. Tổng trị giá hàng mua vào năm 2005 đã tăng 31,80% so với
năm 2004. Năm 2006 tăng 8,53% s với năm 2005.
Hàng mua vào cho hoạt động thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 60% tổng hàng mua. Giá trị hàng mua vào trong hoạt động thương mại năm 2005 so với năm 2004 tăng 31,99%(16.300 triệu đồng). Trong đó mặt hàng thuỷ hải sản tăng mạnh. Năm 2005 so với năm 2004 gias trị hàng mua vào của thuỷ hải sản tăng 48,78%( 9.635 triệu đồng). Tuy nhiên, đến năm 2005 thì tăng 9,93%(2.920 triệu đồng) so với năm 2004.
Hàng hoá mua vào cho hoạt động sản xuất chiếm tỷ trọng gần 30%
trong tổng hàng mua. Giá trị hàng mua vào cho sản xuất năm 2005 tăng 29,31%(7.485 triệu đồng).Năm 2006 so với năm 2005 tăng 1,52% (4.076triệu đồng).
Hàng hoá mua vào cho dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng từ 7,5 đến 9% của tổng hàng mua vì đây là một nghành khá mới mẻ nên công ty đang nghiên cứu để có thể mở rộng hoạt động này.
Như vậy có thể thấy rằng tình hình mua vào của công ty tăng mạnh nhất là năm 2005. Công ty đã đẩy mạnh hoạt động mua vào nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường mở rộng quy mô đối với hoạt động thương mại và sản xuất kinh doanh.
Tình hình dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
Dự trữ hàng hoá được hình thành ở các doanh nghiệp là do đòi hỏi tất yếu của việc đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính dự trữ hàng hoá đảm bảo cho vòng tròn trao đổi kinh tế trong hệ thống thị trường vận hành .
Hoạt động chủ yếu của công ty thực phẩm Hà Nội là mua, bán, dự trữ hàng hoá. Cả ba hoạt động này phải có sự kết hợp chặt chẽ và phối hợp nhịp nhàng, như vậy mới đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Căn cứ vào những
nhu cầu và những biến đổi trên thị trường, công ty đã có kế hoạch xử lý hàng hoá hợp lý và cần thiết phục vụ cho việc bán hàng không bị gián đoạn, góp phần tăng doanh thu, tạo ra lợi nhuận và hoàn thành các chỉ tiêu mà công ty đã đề ra.
Nhà cung ứng chủ yếu:
Trong cơ chế thị trường, với sự nhạy bén của mình, công ty đã không ngừng mở rộng các mối quan hệ với mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân, các cơ sở sản xuất chế biến…Với một hệ thống các nhà cung cấp luôn đáp ứng và thoả mãn các nhu cầu cả về số lượng và chất lượng, công ty luôn đảm bảo được nguồn hàng cung cấp ra thị trường.
Cụ thể là:
- Nhà máy dầu Tường An: cung cấp các loại dầu ăn chất lượng cao.
- Nhà máy đồ hộp Hạ Long-Hải Phòng: cung cấp cho công ty các loại thực phẩm đóng hộp, các loại thuỷ hải sản.
- Xí nghiệp thuỷ hải sản Trung ương: cung cấp nước mắm, thủy hải sản đông lạnh.
- Công ty nước mắm Vân Long.
- Nước mắm Phan Rang, Phan Thiết, Phú Quốc.
- Công ty bánh kẹo Hà Nội - Công ty bánh kẹo Hữu Nghị - Công ty Bánh kẹo Hải Hà.
- Công ty sữa Vinamilk: cung cấp các sản phẩm sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Cùng một số đơn vị khác cung cấp những mặt hàng tuỳ thuộc theo yêu cầu của Công ty.
Quá trình sản xuất gia công chế biến của công ty:
Công ty có 4 xí nghiệp sản xuất chế biến.
Mục đích của các xí nghiệp sản xuất chế biến là: khôi phục và phát triển sản xuất những mặt hàng truyền thống, nhất là những mặt hàng có thương hiệu trong nhiều năm liền như: giò lụa, chả giò, nem cua bể, bánh há cảo, tôm cuốn rế, tôm bao bột, nước mắm, dấm đóng chai, thực phẩm, hoa quả tươi đóng hộp…
Tình hình bán ra của công ty:
Thị trường tiêu thụ của công ty tập trung chủ yếu ở các trung tâm thương mại lớn.Hàng hoá có mặt ở hầu hết các quận huyện nội ngoại thành, cung cấp thực phẩm sạch cho các siêu thị lớn như Metro, Hà Nội Marko.
Ngoài ra công ty còn xuất khẩu nhiều sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Bảng số 2: Tình hình bán ra của Công ty năm 2004-2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Các chỉ tiêu Năm
2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005 Số
tuyệt đối
Số tương
đối
Số tuyệt
đối
Số tương
đối
Tổng doanh thu 93.000 125.331 130.515 32.331 34,76 5.184 4,14
Đối với hoạt động
KDTM 55.800 16.450 80.920 20.650 37,00 4.470 5,85
Đối với hoạt động
KDSX 27.900 40.100 43.100 12.200 43,72 3.000 7,48
Đối với dịch vụ 9.300 8.781 6.495 -519 -5,6 -2.286 -26,03
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
Qua bảng số liệu trên ta thấy: hoạt động bán ra của công ty tăng dần theo các năm. Tổng doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 34,765(32.331 Triệu đồng). Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 4,14%(5.184 triệu đồng).
Trong đó hoạt động kinh doanh thương mại cũng chiếm tỷ trọng lớn.
Doanh thu từ hoạt động này năm 2005 tăng so với năm 2004 là 37%(20.650 triệu đồng).Năm 2006 so với năm 2005 tăng 5,85%( 4.470 triệu đồng).
Doanh thu từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ. Dịch vụ là một hoạt động mang lại rất nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp biết cách khai thác và đầu tư đúng hướng. Đối với công ty thực phẩm Hà Nội thì đây không phải là một thế mạnh và nó cũng là một nghành nghề mới nên hoạt động dịch vụ không tăng mà giảm. Nhưng so với tỷ lệ tăng tổng doanh thu theo hoạt động bán ra của công ty thì tỷ lệ giảm này là không đáng kể.
Công ty đặc biệt đẩy mạnh những mặt hàng chủ lực, tăng lượng hàng bán ra trên thị trường, tăng doanh thu góp phần thực hiện tốt các chức năng kinh doanh, thu hồi vốn nhanh bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh, thưc hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước đồng thời góp phần thoả mãn tốt hơn các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cho xã hội đảm bảo cân đối cung cầu.
Bảng số 3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2004-2006:
Đơn vị tính: triệu đồng
Các chỉ tiêu Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005 Số
tuyệt đối
Số tương
đối
Số tuyệt
đối
Số tương
đối Tổng doanh thu 93.000 125.331 130.515 32.331 34,78 5.184 4,14 Doanh thu thuần 92.998 125.31
0
130.510 32.312 34,74 5.200 4,15 Tổng chi phí 92.580 124.84
5
129.989 32.265 34,85 5.144 4,12 Doanh thu từ hoạt
động tài chính
92.717 122.22 0
126.790 29.503 31,82 4.570 3,74 Lợi nhuận trước thuế 418 465 521 47 12,24 56 12,04 Lợi nhuận sau thuế 284 310 354.28 25.67 9,03 44.28 14,28 Thuế thu nhập 133.67 146 166.72 12.33 9,22 20.72 14,20
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ
Bảng số liệu trên cho thấy toàn bộ quá trình hoạt động của công ty giai đoạn 2004-2006 một cách khái quát:
Xu hướng biến động về doanh thu cũng như kết quả cuối cùng là ônr định và phát triển the xu hướng tăng dần. Tổng doanh thu của công ty tăng đều qua từng năm.
-Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 34,78%(32.331triệu đồng).
Năm 2006 so với năm 2005 tăng 4,14%(5.184 triệu đồng).
- Tổng chi phí năm 2005 tăng so với năm 2004 là 34,85%(32.265triệu đồng). Năm 2006 tăng sovới năm 2005 là 4,12%(5.144 triệu đồng).
Như vậy là hoạt đông sản xuất kinh doanh được mở rộng nên chi phí hàng năm tăng lên.
Tuy nhiên lợi nhuận của công ty cũng tăng theo các năm:
- Lợi nhuân sau thuế năm 2005 tăng so với năm 2004 là 9,03%(25.67 triệu đồng).Năm 2006 trăng so với năm 2005 là 14,28%(44.28 triệu đồng).
- Hoạt đông tài chính của công ty cũng tăng đáng kể. Doanh thu từ hoạt đông tài chính năm 2005 tăng so với năm 2004 là 31, 82%(29.503 triệu đồng).Năm 2006 so với năm 2005 tăng 3,74%(4.570 triệu đồng). Điều này nói lên tiềm năng về hoat động tài chính của công ty là tương đối lớn. Trong thời gian tới, công ty cần tận dụng khai thác, phát huy thế mạnh của mình.
Có thể thấy chi phí và các khoản khác phải nộp ngân sách trong đó có thuế đều tăng qua các năm, nhưng lợi nhuận năm sau của công ty vẫn tăng hơn so với năm trước. Điều này chứng tỏ công ty đã xây dựng được chiến lược kinh doanh đúng đắn, mang lại hiệu quả cao.
Bảng số 4: Các khoản nộp ngân sách và nghĩa vu xã hội năm 2004-2006:
Đơn vị tính: triệu đồng
Các chỉ tiêu Năm
2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005 Số
tuyệt đối
Số tương
đối
Số tuyệt
đối
Số tương
đối
Nộp Ngân sách Nhà nước 1.999 2.810 3.138 881 40,57 328 11,67
Các loại thuế 428 602 672 174 40,65 70 11,62
Bảo hiểm xã hội 94 132 148 38 40,42 16 12,12
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
* Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước:
Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 40,57%. Năm 2006 so với năm 2005 là 11,67%.
* Các loại thuế:
Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Cụ thể năm 2005, số tiền nộp thuế tăng so với năm 2004 là 174 triệu đồng(40,65%). Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 70 triệu đồng(11,62%).
* Bảo hiểm xã hội:
Công tác bảo hiểm xã hội được công ty thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ.
Năm 2005 công ty hoàn thành việc mua bảo hiểm xã hội, tăng so với năm 2004 là 38 triệu đồng( 40,42%). Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 16 triệu đồng(12,12%).
Bảng số 5:Một số chỉ tiêu hiệu quả chủ yếu của công ty năm 2004-2006:
Các chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005 Số
tuyệt đối
Số tương
đối
Số tuyệt
đối
Số tương
đối (Lợi nhuận/Doanh
thu)*100 % 0,45 0,37 0,4 -0,08 -17,78 0,03 8,11
(Lợi
nhuận/Vốn)*100 % 0,5 0,42 0,44 -0,08 -16,00 -0,02 4,76 (Lợi nhuận/Tổng
quỹ lương)*100 % 7,50 6,92 5,73 -0,58 -7,73 -1,19 -17,20 (Lợi nhuận/Tổng
chi phí)*100 % 0,45 0,37 0,40 -0,08 -17,78 0,03 8,11 (Lợi nhuận/Tổng
số lao động)*100 % 0,65 0,66 0,69 0,01 1,54 0,03 4,54 Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ
Qua bảng số liệu này ta thấy:
- Lợi nhuận/Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 giảm 17,78%. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 8,11%.
- Lợi nhuận/Vốn năm 2005 giảm so với năm 2004 là 16%. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 4,76%.
- Lợi nhuận/ Tổng quỹ lương năm 2005 giảm so với năm 2004 là 7,73%. Năm 2006 giảm so với năm 2005 là 17,2%.
- Lợi nhuận/ Tổng chi phí năm 2005 so với năm 2004 giảm 17,18%.
Năm 2006 so với năm 2005 là 8,11%.
- Lợi nhuận/ tổng lao động năm 2005 so với năm 2004 tăng 1,54%.
Năm 2006 so với năm 2005 tăng 4,54%.
Nhận xét: Ta có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty thực phẩm Hà Nội trong giai đoạn 2004-2006 có hiệu quả nhưng thực sự còn chưa được ổn định. Cụ thể là chỉ tiêu lợi nhuận so với các chỉ tiêu khác có xu hướng giảm. trong thời gian tới công ty cần có những kế hoạch, biện pháp tích cực hơn nhằm phát triển một cách bền vững.
Mặc dù còn những hạn chế, nhưng hầu hết các mục tiêu của công ty trong thời gian quan đều được thực hiện. Công ty đã có nhiều kế hoạch mang tính khả thi, phù hợp với khả năng kinh doanh, phù hợp với tình hình thị trường, khả năng tiền vốn, mạng lưới kinh doanh phù hợp với môi trường hoạt động của đơn vị. Đồng thời kết quả mà công ty đạt được chứng tỏ khả năng hoạch định chính sách của Ban Giám đốc, các phòng ban có liên quan, các đơn vị trực thuộc. Đó là sự cố gắng nỗ lực của toàn thể nhân viên trong công ty.