MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.6. NẠO HẠCH TRONG UNG THƯ ĐẠI - TRỰC TRÀNG
1.6.5. Những tiến bộ trong việc phát hiện hạch di căn trong UTĐTT
Phân tích hạch canh gác là cách tiếp cận mới đã được chấp nhận trong điều trị ung thư v . Theo đ các phẫu thuật viên sẽ tiêm chất ch thị màu, sau khoảng 30 phút, hạch sẽ có màu xanh của chất ch thị màu, lấy hạch này làm x t nghiệm giải phẫu ệnh, nếu hạch âm tính thì không cần mở rộng phạm vi nạo hạch của phẫu thuật.
Kỹ thuật này gần đây đã được đề xuất như là cách tiếp cận mới trong chẩn đoán giai đoạn ung thư đại tràng. Tuy nhiên, khác với việc phân tích hạch canh gác trong điều trị ung thư v nh m mục đích hạn chế hay mở rộng phạm vi nạo hạch, trong ung thư đại tràng việc phân tích hạch canh gác chủ yếu nh m để hạn chế phân tích giải phẫu bệnh với số lượng hạch ít hơn, còn mức độ phẫu thuật không thay đổi bất kể kết quả hạch canh gác là âm hay dương tính [102],[134],[145].
Kỹ thuật lần đầu được Sana [60] và cộng sự mô tả, và các nghiên cứu an đầu đã chứng minh là khả thi về mặt kỹ thuật, và trong nhiều trường hợp đã tăng t lệ chẩn đoán chính xác giai đoạn của bệnh nhân ung thư đại tràng [158]. Tuy nhiên, do kết quả âm tính còn cao, khoảng 60% nên kỹ thuật này cần được tiếp tục nghiên cứu thêm để xác lập vai trò của nó trong chẩn đoán giai đoạn ung thư đại tràng.
1.6.5.2. Nạo hạch c hướng d n bằng miễn dịch phóng xạ
Đánh giá đ ng sự di căn hạch trong UTĐTT c ý nghĩa quan trọng trong kết quả điều trị phẫu thuật, và việc hoạch định chiến lược điều trị sau phẫu thuật. Trong vòng ba thập niên vừa qua, đã c nhiều tiến bộ đáng kể trong việc đánh giá sự di căn hạch trước mổ như: chụp cắt lớp, MRI, PET - CT, siêu âm qua nội soi trực tràng [161]. Các kỹ thuật này góp phần đánh giá khá chính xác sự di căn hạch trong UTĐTT, tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có hạn chế riêng của nó.
Phẫu thuật dưới hướng dẫn của miễn dịch phóng xạ (RIGS) là một kỹ thuật mới. Đầu tiên bệnh nhân được tiêm một liều kháng thể đơn d ng c gắn phóng xạ, trong quá trình phẫu thuật, với đầu dò Gamma, phẫu thuật viên có thể đánh giá tình trạng di căn hạch và qua đ xếp giai đoạn bệnh chính xác.
Phát triển kỹ thuật nh m 4 mục đích: (1) chẩn đoán chính xác giai đoạn UTĐTT, (2) phác họa giới hạn khối u cần cắt bỏ, (3) phát hiện những khối u
tiềm ẩn trên lâm sàng, và (4) xác nhận ranh giới của phẫu thuật. Schneebaum tại trường đại học y khoa Tel - viv (Israel) đã ghi nhận kỹ thuật này giúp ích cho việc xác định những khối u tiềm ẩn trên lâm sàng, nhờ đ tăng đáng kể thời gian sống thêm [125],[139].
Một trong những lợi ích lớn nhất của RIGS là có giá trị tiên đoán âm tính cao trong việc đánh giá sự di căn hạch. Giá trị tiên đoán âm tính này c khi đạt 100%, đã gi p ích rất nhiều cho các phẫu thuật viên trong việc quyết định mức độ phẫu tích hạch trong quá trình phẫu thuật [55],[60],[64],[83].
1.6.5.3. Phát hiện hạch di căn tiềm n bằng hóa mô miễn dịch
Di căn hạch là một trong những yếu tố tiên lượng quan trọng nhất trong UTĐTT. Trong vài năm gần đây, đã c nhiều kỹ thuật mới nh m phát hiện di căn hạch tiềm ẩn như h a mô miễn dịch, phân tích gen... Các nhà nghiên cứu cho r ng phương pháp hóa mô miễn dịch với kháng thể đơn d ng Cytokeratin là phương pháp c độ nhạy và độ chuyên biệt cao trong việc phát hiện di căn hạch tiềm ẩn [125],[133],[136],[140],[144].
Yoichi Ajioka và Masataka Sasaki [160] ở trường đại học y khoa Niigata (Nhật Bản) đã d ng phương pháp h a mô miễn dịch với kháng thể đơn d ng Cytokeratin CAM 5.2 cho 19 bệnh nhân UTĐTT (gồm 10 trường hợp UTĐTT tái phát và 9 trường hợp UTĐTT nguyên phát). Với tổng số hạch thu được là 358 hạch. Tất cả số bệnh nhân này đều đã được xác định là không c di căn hạch b ng phương pháp nhuộm HE. Kết quả ghi nhận có 67/175 trường hợp hạch c di căn tiềm ẩn trong nhóm bệnh nhân UTĐTT tái phát, t lệ này là 23/183 hạch ở nhóm bệnh nhân UTĐTT nguyên phát. Như vậy, phương pháp h a mô miễn dịch với kháng thể đơn d ng ytokeratin CAM 5.2 có thể giúp phát hiện nhóm bệnh nhân có nhiều nguy cơ tái phát cao sau khi đã được phẫu thuật cắt bỏ khối u nguyên phát.