Thực trạng của việc hình thành các thao tác tƣ duy cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng

Một phần của tài liệu Hình thành các thao tác tư duy cho trẻ 5 6 tuổi qua quá trình hình biểu tượng số lượng (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Thực trạng của việc hình thành các thao tác tƣ duy cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng

1.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về vấn đề hình thành các thao tác tƣ duy cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng

Để nắm đƣợc thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về vấn đề hình thành các thao tác tƣ duy cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động hình thành biểu tƣợng số lượng, tôi tiến hành điều tra với các giáo viên của Trường Mầm non Trưng Nhị - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Kết quả điều tra nhƣ sau:

Tất cả giáo viên mầm non thuộc diện điều tra đều khẳng định vai trò quan trọng của việc hình thành các thao tác tƣ duy cho trẻ mẫu giáo đối với sự phát triển tư duy và chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1 ở trường tiểu học. Họ cũng khẳng định vai trò to lớn của quá trình hình thành biểu tƣợng số lƣợng đối với việc hình thành các thao tác tƣ duy nhƣ: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa và trừu tƣợng hóa cho trẻ.

Hầu hết các giáo viên mầm non cho rằng trong quá trình hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ có thể sử dụng các hoạt động đa dạng để hình thành các thao tác tƣ duy cho trẻ nhƣ: hoạt động học tập có chủ đích, hoạt động vui chơi và các hoạt động khác trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Hầu hết giáo viên mầm non (80%) thuộc diện điều tra cho rằng hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng có chủ đích là hình thức quan trọng nhất để hình thành thao tác tƣ duy cho trẻ. 60% giáo viên cho rằng có thể sử dụng các hoạt động khác nhƣ vui chơi, tạo hình, âm nhạc, thể dục để hình thành thao tác tƣ duy cho trẻ.

Với câu hỏi: “Có thể hình thành những thao tác tƣ duy nào trong quá trình hình thành biểu tƣợng số lƣợng?” Có đến 50% GVMN cho rằng hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng chỉ có thể hình thành các TTTD nhƣ: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa. Chỉ 30% giáo viên cho rằng có thể

hình thành các TTTD nhƣ: phân tích, so sánh, tổng hợp và 16,6% GVMN cho rằng có thể dạy trẻ TTTD: trừu tƣợng hóa và khái quát hóa.

Với câu hỏi: “Yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả của việc hình thành các TTTD cho trẻ 5 - 6 tuổi?” thì có đến 68% GV chọn hình thức tổ chức dạy học, 85% chọn phương tiện dạy học và chỉ có 25% giáo viên cho rằng phương pháp, biện pháp dạy học là quan trọng nhất để hình thành các TTTD cho trẻ.

1.2.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp hình thành các thao tác tƣ duy cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng

Kết quả điều tra thực trạng cho thấy 100% GVMN thuộc diện điều tra đánh giá cao sự cần thiết và vai trò quan trọng của các biện pháp hình thành các TTTD cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng. Để hình thành các TTTD cho trẻ, giáo viên sử dụng các biện pháp rất đa dạng, tuy nhiên mức độ sử dụng chúng của các giáo viên là khác nhau.

Cụ thể:

Thực trạng mức độ sử dụng một số biện pháp nhằm hình thành các TTTD cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động hình thành biểu tượng số lượng.

STT Các biện pháp hình thành các TTTD

Mức độ sử dụng Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao

giờ

1 Sử dụng hành động mẫu 23 7 0

2 Hệ thống câu hỏi gợi mở 20 10 0

3 Hệ thống bài tập 8 22 0

4 Tình huống có vấn đề 5 7 18

5 Sử dụng trò chơi học tập 10 8 12

6 Hoạt động thể dục 4 10 16

7 Truyện, thơ 0 5 25

8 Hoạt động tạo hình 3 10 17

Kết quả điều tra thể hiện ở bảng trên cho thấy:

Tất cả các giáo viên đều sử dụng biện pháp sử dụng hành động mẫu, nhƣ:

hành động tạo nhóm, so sánh số lượng bằng thiết lập tương ứng 1 : 1, hành động đếm,. . . trong hoạt động học toán để hình thành các TTTD cho trẻ. Tuy nhiên,

mức độ sử dụng chúng của các giáo viên là khác nhau, hơn nữa khi làm mẫu còn có giáo viên chƣa làm đúng trình tự các thao tác, tốc độ diễn ra hành động còn nhanh, vị trí đứng chưa hợp lí, lời hướng dẫn chưa phù hợp, vì vậy làm giảm hiệu quả của biện pháp dạy học này.

Để hình thành các TTTD cho trẻ, tất cả giáo viên đều sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở theo trình tự nhận thức của trẻ. Tuy nhiên, các giáo viên sử dụng với mức độ khác nhau, nhiều giáo viên đặt các câu hỏi thiếu tính lôgic, nhiều câu hỏi thiếu tính chính xác, thiếu tính hệ thống và đôi khi thiếu yếu tố toán học.

Để kích thích hoạt động tư duy của trẻ, các giáo viên thường sử dụng các tình huống có vấn đề. Tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy, có tới 60% số giáo viên không sử dụng biện pháp dạy học này. Điều này cho thấy nhiều giáo viên chƣa hiểu rõ bản chất và cấu trúc của bài học theo cách đặt và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo của giáo viên còn thấp, vì thế mà họ thực sự lúng túng trong việc tạo ra các tình huống có vấn đề để hình thành các TTTD cho trẻ trong quá trình hoạt động.

100% giáo viên sử dụng các bài tập đa dạng nhƣ: bài tập đếm, so sánh số lƣợng các nhóm đối tƣợng, bài tập tạo nhóm vật theo các dấu hiệu khác nhau, bài tập thêm, bớt số lƣợng các nhóm vật,. . . và các trò chơi học tập. Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống bài tập, trò chơi học tập của giáo viên thường đơn điệu, thiếu tính hệ thống và thiếu nội dung tích hợp, cũng nhƣ không phù hợp với khả năng nhận thức và hứng thú của trẻ. Hiệu quả dạy học của các biện pháp này vì thế vẫn chƣa cao.

Kết quả ở bảng trên còn cho thấy nhiều giáo viên chƣa chú trọng và chƣa biết cách sử dụng các hoạt động khác nhau nhƣ: tạo hình, thể dục, truyện, thơ,…

vào quá trình hình thành các TTTD cho trẻ. Nguyên nhân là do giáo viên còn ngại và lúng túng chƣa biết sử dụng các hoạt động này vào việc hình thành các TTTD cho trẻ sao cho phù hợp.

Tiểu kết chương 1

Hình thành các thao tác tƣ duy trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần giáo dục trí tuệ cho trẻ và trang bị cho trẻ một số kiến thức, kĩ năng sơ giản cần thiết để trẻ vào học ở trường phổ thông. Các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chúng đƣợc hình thành ở trẻ nhỏ trong quá trình hoạt động nhận thức tích cực của trẻ với sự hướng dẫn của giáo viên từ thao tác bên ngoài với các đồ vật, đồ chơi tới các thao tác tƣ duy bên trong trí óc.

Kết quả điều tra thực trạng cho thấy: hầu hết các giáo viên nhận thức đầu đủ về nhiệm vụ và vai trò của việc hình thành các TTTD cho trẻ, nhƣng lại chƣa biết bắt đầu thực hiện nhiệm vụ này từ đâu. Trong quá trình hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 - 6 tuổi, đa số các giáo viên chƣa biết cách sử dụng các biện pháp dạy học một cách linh hoạt, giáo viên ngại sử dụng nhiều biện pháp trong một hoạt động học tập. Vì vây, mức độ hình thành các TTTD của trẻ qua hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng là chƣa cao.

Những kết luận trên chính là cơ sở lí luận và thực tiễn để tôi làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp nhằm hình thành các TTTD cho trẻ qua hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng.

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH CÁC THAO TÁC TƢ DUY CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG

HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG SỐ LƢỢNG

Một phần của tài liệu Hình thành các thao tác tư duy cho trẻ 5 6 tuổi qua quá trình hình biểu tượng số lượng (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)