CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Các nguyên tắc xây dựng một số biện pháp hình thành các thao tác tƣ duy
2.1.1. Nguyên tắc dạy học phát triển
Nguyên tắc này xuất phát từ những yêu cầu to lớn của xã hội đối với quá trình dạy học là đảm bảo sự thống nhất giữa việc giáo dục, giáo dƣỡng và sự phát triển đứa trẻ. Việc thực hiện nguyên tắc này nhằm phát triển các quá trình nhận thức của trẻ, qua đó phát triển nhân cách trẻ.
Trong quá trình dạy học trẻ không chỉ tiếp thu một cách thụ động những kiến thức từ phía người lớn mà trẻ tích cực giao lưu, suy nghĩ và nhận biết các mối liên hệ, quan hệ phong phú trong cuộc sống. Vì vậy, khi hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ, ta cần dạy trẻ các dấu hiệu số lƣợng, các mối quan hệ số lượng có trong môi trường xung quanh trẻ, hình thành hứng thú nhận biết và phát triển tính ham hiểu biết của trẻ.
Để thực hiện đƣợc nguyên tắc này, trong quá trình hình thành biểu tƣợng toán học sơ đẳng nói chung, hình thành biểu tƣợng số lƣợng nói riêng, giáo viên cần xác định đúng mục tiêu dạy học, sử dụng biện pháp dạy học đa dạng nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức phong phú, đa dạng, tránh sử dụng đơn điệu các biện pháp dạy học vì điều đó sẽ tạo cho trẻ thói quen lười suy nghĩ và kém linh hoạt trong giải quyết vấn đề. Hơn nữa cần chú ý phát huy tính tích cực suy nghĩ của trẻ, nhƣng trẻ chỉ có thể tích cực suy nghĩ và hoạt động để nắm tri thức khi trẻ nắm đƣợc các biện pháp nhận biết, nhƣ: các biện pháp so sánh số lƣợng các nhóm vật bằng cách thiết lập tương ứng 1 : 1, biện pháp đếm,...Vì vậy giáo viên cần trang bị cho trẻ những biện pháp nhận biết này. Tuy nhiên quá trình dạy học tuyệt đối không nên chỉ dựa vào sự bắt chước và ghi nhớ máy móc của trẻ. Ở giai đoạn đầu việc dạy trẻ nội dung mới cần dựa trên sự chỉ dẫn kèm lời giảng của giáo viên. Nhƣng ở các giai đoạn sau, khi trẻ đã lĩnh hội các biện pháp hành
động, giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ tự suy nghĩ, hành động, thậm chí điều đó có thể diễn ra cả khi trẻ nghiên cứu nội dung mới.
Cùng với việc nắm các kiến thức sẽ diễn ra sự hoàn thiện và biến đổi về chất quá trình nhận biết của trẻ, từ đó dẫn đến sự phát triển tƣ duy của trẻ. Tất cả điều đó tạo nên sự phát triển chung của trẻ nhỏ.
2.1.2. Nguyên tắc học đi đôi với hành
Nguyên tắc này xuất phát từ những yêu cầu của xã hội đối với nhà trường trong việc đào tạo thế hệ trẻ, sao cho các em có thể vận dụng những kiến thức, kĩ năng thu đƣợc để có thể tự lập đƣợc trong cuộc sống sau này của mình và thể tham gia các công việc phù hợp với sức lực của mình.
Những kiến thức toán học mà trẻ nắm đƣợc trên các hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non cần dựa trên những kinh nghiệm cuộc sống của trẻ.
Quan trọng hơn nữa những kiến thức này cần đƣợc trẻ ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống của trẻ thông qua các hoạt động phong phú: vui chơi, học tập, lao động và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Nhờ đó những kiến thức này trẻ nên ý nghĩa và vững bền hơn.
Trong thời gian ở trường mầm non trẻ luôn tham gia vào các hoạt động khác nhau. Để thực hiện đƣợc các hoạt động đó trẻ luôn phải sử dụng những kiến thức, kĩ năng toán học đã nắm đƣợc. Ví dụ: trong các trò chơi “bán hàng”
trẻ phải sử dụng đến các kiến thức về số lƣợng và kĩ năng đếm, đong, đo,…Trong cuộc sống hàng ngày trẻ luôn cần tới kiến thức về kĩ năng thiết lập tương ứng 1 : 1 vào việc chuẩn bị các đồ dùng học tập cho hoạt động học theo yêu cầu của cô nhƣ xếp bàn ghế, bát, thìa cho bữa ăn,,…
Để đảm bảo nguyên tắc này trong dạy học thì việc lựa chọn nội dung dạy học luôn phải gắn liền với điều kiện sống của trẻ, nhằm luyện tập cho trẻ thói quen quan tâm, chú ý tới các sự kiện, hiện tƣợng xung quanh trẻ, qua đó nhận biết các mối quan hệ toán học có trong các sự kiện, hiện tƣợng đó.
Trong quá trình dạy học cần sử dụng hệ thống các bài tập và các trò chơi học tập nhằm tạo điều kiện cho trẻ vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống. Tổ chức cho trẻ các hoạt động để trẻ thực hành, tham
quan, dạo chơi có mục đích, đặt hệ thống câu hỏi, tổ chức cho trẻ đàm thoại về các sự kiện, hiện tƣợng trong thực tiễn gần gũi với trẻ.
2.1.3. Nguyên tắc trực quan
Nguyên tắc dạy học trực quan đóng vai trò quan trọng trong dạy học cho trẻ mầm non. Bởi tƣ duy của trẻ đƣợc đặc trƣng bởi kiểu tƣ duy trực quan- hành động và trực quan - hình tƣợng. Quá trình dạy học cần tuân theo nguyên tắc dạy học trực quan bởi hiệu quả dạy học trực tiếp phụ thuộc vào mức độ thu hút các giác quan của trẻ, vào mức độ lôi cuốn trẻ đến với hoạt động tƣ duy đích thực.
Việc sử dụng các thiết bị trực quan đa dạng trong dạy học tạo điều kiện để hình thành ở trẻ nhỏ những biểu tƣợng cụ thể, đầy đủ về các dấu hiệu và mối quan hệ toán học phong phú có trong môi trường xung quanh trẻ. Chúng còn góp phần làm phong phú, cụ thể hóa và chính xác hóa những kiến thức mà trẻ đã có từ trước. Tính trực quan của các đồ dùng cần được phức tạp dần cùng với sự phát triển tƣ duy của trẻ.
Trong quá trình hình thành các biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ có sử dụng các đồ dùng trực quan rất đa dạng. Nếu phân loại chúng theo tính chất phản ánh hiện thực xung quanh, ta có các nhóm: các vật trực quan có tính tự nhiên (đồ vật, âm thanh, chuyển động), các vật trực quan có tính tạo hình (hình vẽ, cắt dán các vật, các loại tranh lô tô, các bộ con giống, bộ hình học làm bằng các chất liệu khác nhau,...), các vật trực quan có tính đồ họa (các biểu bảng, mô hình, các bực họa đồ,...).
Trong quá trình dạy trẻ mẫu giáo, đồ dùng trực quan thường là các vật thật và các vật có tính tạo hình. Tuy nhiên với trẻ mẫu giáo lớn có thể sử dụng cả những vật trực quan nhằm mô hình hóa những khái niệm toán học. Đồ dùng trực quan chia làm hai loại: đồ dùng cho giáo viên và đồ dùng cho trẻ. Đồ dùng cho giáo viên thường có kích thước lớn, chúng dùng để chỉ dẫn, làm mẫu cho trẻ và đƣợc trẻ dùng khi thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao trên bảng. Đồ dùng của trẻ có kích thước nhỏ và được trẻ dùng để thực hiện các nhiệm vụ tại chỗ ngồi. Cả hai loại đồ dùng đều phải đẹp và đảm bảo các yêu cầu về đồ dùng dạy học.
Để thực hiện tốt nguyên tắc trực quan trong quá trình hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ, trước tiên cần phải có đầy đủ đồ dùng trực quan, hơn
nữa phải sử dụng chúng phù hợp với mục đích dạy học. Khi sử dụng đồ dùng trực quan cần lưu ý trẻ tới sự tri giác những dấu hiệu chính của sự vật, hiện tƣợng mà trẻ cần tìm hiểu. Cần sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng chỗ và tiến hành nghiên cứu chúng trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tƣợng xung quanh trẻ.
Việc sử dụng các đồ dùng trực quan trong dạy học luôn gắn liền với việc sử dụng lời nói. Bằng lời giảng ngắn gọn, hợp lí, cùng hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát những dấu hiệu cơ bản của đối tượng nghiên cứu, dạy trẻ phản ánh những điều nhận biết bằng lời nói.
Cần sử dụng các thiết bị trực quan theo các cách khác nhau dựa trên nhiệm vụ dạy học. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng các đồ dùng trực quan.
2.1.4. Nguyên tắc tính hệ thống và trình tự
Để đảm bảo nguyên tắc này trong quá trình hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ mầm non thì nội dung về kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cần hình thành cho trẻ cần đƣợc sắp xếp theo một trình tự logic nhất định, kiến thức cần đƣợc mở rộng, phức tạp dần và đƣa đến trẻ theo một trình tự hợp lí.
Việc thực hình thành những biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ đƣợc thực hiện trên các tiết học toán và ở mọi lúc, mọi nơi nhƣ: trên các tiết học khác, trong lúc vui chơi, lao động và trong cuộc sống hàng ngày của trẻ,… Tuy nhiên những kiến thức mà trẻ thu được ngoài tiết học thì thường tản mạn, ngẫu nhiên và không có hệ thống bởi trong các hoạt động đó những kiến thức toán học chỉ đóng vai trò thứ yếu. Việc dạy trẻ trên các tiết học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những biểu tƣợng toán học cho trẻ, bởi chỉ trong các tiết học mới trang bị cho trẻ những kiến thức chính xác, có hệ thống và trình tự. Vì vậy khi dạy trẻ trên từng tiết học cần chú ý đến việc sử dụng các dạng bài tập tổng hợp nhằm củng cố đồng thời nhiều dấu hiệu toán học và tạo mối liên hệ giữa nội dung dạy học với kinh nghiệm đã có của trẻ.
Cần cho trẻ sử dụng tất cả các giác quan vào quá trình hoạt động, nhƣ: thị giác, xúc giác, thính giác,… Những kiến thức toán học mà trẻ lĩnh hội đƣợc sẽ trở nên vững chắc nếu các giác quan đều đƣợc tham gia vào việc tìm hiểu nó,
nếu tất cả các kiến thức, kĩ năng đƣợc truyền đạt cho trẻ một cách có hệ thống, trình tự và được lưu lại trong óc trẻ theo một hệ thống nhất định. Việc tổ chức cho trẻ ứng dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào các trò chơi và các hoạt động khác cùng với việc ôn luyện những nội dung trẻ đã học đều có tác dụng giúp cho kiến thức của trẻ trở nên vững chắc hơn.
Trong quá trình dạy học, không chỉ chú ý tới quá trình lĩnh hội kiến thức của trẻ mà phải chú trọng cả tới quá trình trẻ ứng dụng chúng. Vì vậy cần chú ý soạn hệ thống các bài tập nhƣ: các bài tập vận dụng, bài tập tổng hợp, bài tập kiểm tra, bài tập sáng tạo,… nhằm giúp trẻ vận dụng những kiến thức trẻ tiếp thu đƣợc vào giải quyết các bài tập khác nhau. Ngoài ra cần tạo điều kiện cho trẻ áp dụng chúng vào các dạng hoạt động khác và vào cuộc sống hàng ngày của trẻ, nhƣ: hoạt động tạo hình, múa, thể dục,…
2.1.5. Nguyên tắc dạy học vừa sức
Tính vừa sức trong dạy học đƣợc đảm bảo bởi khối lƣợng những kiến thức và kĩ năng đã tích lũy ở trẻ. Trong đó, nội dung dạy học đƣợc đƣa đến trẻ theo nguyên tắc: từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ các đã biết đến cái chƣa biết, từ gần đến xa. Điều đó có nghĩa là những kiến thức, kĩ năng dạy trẻ cần phù hợp với lứa tuổi trẻ và với từng trẻ.
Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc này trong quá trình hình thành biểu tƣợng toán học sơ đẳng, giáo viên cần nghiên cứu và nắm kĩ đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi trẻ, cũng nhƣ đặc điểm riêng của từng trẻ trong các hoạt động khác và trong cuộc sống hàng ngày nhƣ: khả năng tƣ duy, ngôn ngữ, sức khỏe,… từ đó cân nhắc lựa chọn nội dung và phương pháp dạt học sao cho phù hợp.
Những kiến thức mới cần đƣợc truyền thụ cho trẻ dần dần, rồi củng cố chúng qua các bài luyện tập đa dạng và đƣợc ứng dụng vào các hoạt động khác nhau của trẻ. Mỗi nội dung phải không quá nhiều, quá dễ hay quá khó để trẻ có thể lĩnh hội đƣợc chúng. Vì vậy mỗi nhiệm vụ mới cần chia thành nhiều nhiệm vụ nhỏ và đươc đưa đến trẻ theo một trình tự nhất định.
Trong quá trình hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ, giáo viên cần sử dụng các biện pháp dạy học khác nhau làm cho nội dung trở nên vừa sức với trẻ.
Đặc biệt cần chuẩn bị kĩ càng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề để đặt vấn đề cho trẻ và tạo điều kiện để trẻ giải quyết vấn đề và đi tới khái quát vấn đề. Ngoài ra cần nghiên cứu hệ thống bài tập phù hợp với trẻ, cần sử dụng đồ dùng trực quan hợp lí.
2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Để đảm bảo nguyên tắc này giáo viên cần phải nắm và vận dụng đƣợc những thành tựu của khoa học giáo dục mầm non, cần lựa chọn nội dung chương trình dạy học có tính logic và tính khoa học, phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục và dạy học, đồng thời phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.
Để đảm bảo tính khoa học trong dạy học thì cần dạy trẻ nắm đƣợc các mối liên hệ và quan hệ cơ bản, dạy trẻ nắm đƣợc các biện pháp khái quát hóa, đảm bảo thống nhất giữa các thao tác, kiến thức và thái độ. Trong quá trình hình thành biểu tƣợng toán học cho trẻ cần đảm bảo tính chính xác, khoa học về tất các mọi mặt: ngôn ngữ, kí hiệu, hình vẽ, kiến thức, suy luận.
2.1.7. Nguyên tắc đảm bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ Hiệu quả của quá trình dạy học phụ thuộc vào năng lực của giáo viên và khả năng lĩnh hội kiến thức và kĩ năng của trẻ. Để trẻ nắm đƣợc những kiến thức toán học sơ đẳng một cách có ý thức cần tạo điều kiện để phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động làm quen với toán.
Để có thể lĩnh hội kiến thức có ý thức thì trẻ phải có kĩ năng tri giác và phân tích những dấu hiệu cơ bản, bỏ qua những dấu hiệu không cơ bản, trẻ phải có kĩ năng xem xét một sự vật, hiện tƣợng, hoạt động nào đó trong những mối liên hệ phong phú của nó. Tính ý thức đƣợc hình thành trong quá trình học tập của trẻ, khi trẻ tích cực tìm tòi, khám phá nội dung học tập thông qua các thao tác với tư liệu nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy trong quá trình dạy học cần tạo mọi điều kiện để trẻ chủ động tìm tòi, suy nghĩ nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng mới trên cơ sở tri giác tích cực đối tƣợng nghiên cứu với sự tham gia của các giác quan khác nhau.
Giáo viên cần sử dụng đúng mức phương pháp dạy học nêu vấn đề, cần đặt trẻ vào các tình huống có vấn đề để buộc trẻ phải suy nghĩ tìm tòi cách giải quyết. Để trẻ luôn tích cực trên tiết học, cần chú ý tới nội dung phong phú của tiết học cũng nhƣ thời gian tiến hành nó. Thời gian tiến hành cần phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, nhƣng đó phải là thời gian tổ chức hoạt động cho trẻ chứ không phải thời gian hình thức của tiết học. Cần phân chia nội dung chính xác, thay đổi tính chất hoạt động của trẻ nhằm tạo ra sự hài hòa giữa động và tĩnh trong các phần khác nhau của tiết học, sử dụng đồ dùng dạy học và phương pháp dạy học đa dạng để tiết học đạt hiệu quả cao.