Phương pháp tính toán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng cấp nước phục vụ đa mục tiêu nhằm phát triển kinh tế xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 56)

2.2 T ÍNH TOÁN YÊU CẦU CẤP NƯỚC CHO CÁC NGÀNH KINH TẾ HUYỆN TIÊN DU

2.2.2 Phương pháp tính toán

2.2.2.1 Chỉ tiêu cấp nước cho nông nghiệp a. Tần suất thiết kế

- Căn cứ vào quy chuẩn QCVN 04-05:2012/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế để xác định các tần suất thiết kế trong tính toán chế độ tưới.

- Dựa vào điều kiện kinh tế cho phép và mức độ quan trọng của huyện Tiên Du, chọn: Tần suất tính tưới: P = 85%

b. Phương pháp tính toán

Kịch bản lượng mưa tính toán theo tần suất đảm bảo: Dựa vào tài liệu mưa ngày từ ngày 1/1/1980 đến 31/12/2014 tại trạm khí tượng Bắc Ninh. Sử dụng phương pháp thích hợp với mô hình phân phối xác suất Pearson III để tính toán mưa vụ điển hình. Phương pháp tính toán:

Bước 1. Sắp xếp số liệu theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, tính đường tần suất kinh nghiệm rồi chấm điểm kinh nghiệm lên giấy tần suất.

Bước 2. Tính các tham số thống kê X , Cv, CS theo công thức + Trị số trung bình chuỗi: X =

n 1.∑

= n

i

Xi 1

. (1)

+ Hệ số phân tán: Cv =

1 ) 1 (

1

2

∑ −

=

n k

n

i i

. (2)

+ Hệ số thiên lệch: Cs = 1 3

3

).

3 (

) 1 (

v n

i i

C n

k

∑ −

= . (3)

+ Hệ số biến suất: ki = X Xi

. (4)

Với Xi là đại lượng thứ i.

Bước 3: Với các giá trị X , Cv, CS đã xác định dùng bảng tra tần suất của Kritsky- Menken vẽ đường tần suất lý luận xp-P lên giấy tần suất. Từ tần suất thiết kế là 85% ta dóng lên đường tần suất lý luận rồi dóng sang cột lượng mưa X ta xác định được Xtk.

Xác định mô hình phân phối thiết kế bằng phương pháp thu phóng cùng tỷ số:

- Tính hệ số thu phóng: K=

dh vu

P vu

X X

Xác định mô hình mưa vụ thiết kế: Xtki=K.Xđh (6)

Trong đó: Xđh i và Xtk i là lượng mưa ngày thứ i của mô hình điển hình và mô hình mưa vụ thiết kế.

Sử dụng phần mềm FFC2008 tính được lượng mưa vụ thiết kế theo tần suất P = 85% như sau

Hình 2.2: Đường tần suất lý luận mưa vụ xuân

Hình 2.3: Đường tần suất lý luận mưa vụ mùa

Hình 2.4: Đường tần suất lý luận mưa vụ đông

Bảng 2.7: Kếtquả tính toán mưa vụ theo tần suất P=85%

Loại Cây trồng Thời vụ

TrạmBắc Ninh Lượng

mưa TK (mm)

Xđh Năm điển hình

K thu phóng

Lúa xuân 15/1-14/5 229,9 231,6 1980 0,993

Ngô xuân 10/1-9/5 229,9 231,6 1980 0,993

Lúa mùa 15/6-27/9 740,1 770,9 1974 0,96

Ngô mùa 10/6-22/9 740,1 770,9 1974 0,96

Màu đông 2/10-30/12 120.4 124,1 1973 0,97 - Các chỉ tiêu củađất trong lưu vực:

Loại đất chủ yếu trong vùng nghiên cứu là đất phù sa không được bồi với thành phần cơ giớichủ yếu là sét pha nhẹ. Hệ số thấm ổnđịnh của đấttừ 2,5 - 3,0 mm/ngày đêm.

- Tài liệuvề nông nghiệp Giống cây trồng

Huyện Tiên Du hiện tại đangsử dụng các giống lúa lai TQ (tạp giao 1, tạp giao 5), lúa thuần TQ (Khanh dân 18, Kim 63, ải 32, ải Hoà Thành, LưỡngQuảng 164, Quảng Tế 2, Khâm Dục, Thanh Mai, Tam Nông93...) Ngoài ra còn cấy các giống X20, X21,C70,C71 và một số giống khác gieo trồng cho vụ xuân. Vào vụ mùa: Nếp thường, Mộc Tuyền, Lúa lai TQ, Lúa thuần TQ, Tám thơm, CR 203 và một số giống khác. Ngô: Bioseed 9670,P11,LS5, LS6, P44, P747, Bioseed 9680, LVN 10, LVN 20... các giống ngô cũ thoái hoá dần được thay thế bằng giống mới, có năng suất cao, tỷtrọng các giống ngô lai chíêm từ 50-70%. Đậu các loại:

các giống đậu xanh số 7, số 9, DX044.

Rau xanh: Các giống rau có giá trị kinh tế cao được đưa vào gieo trồng như hành tây Nhật, Mỹ, xúp lơ Thái Lan, TQ, dưa chuột, dưa hấu Thái Lan và các giống rau phổ thông khác. Đậu tương: DT88, DT90, M103, VX93, DT84... Lạc: Sen lai, Trạm Xuyên, Lụa Sư Tuyển và một số giống TQ... Mía: Giống của Đài Loan, TQ.

Thời vụ:

Bảng 2.8: Thờivụ của các loại cây trồng trong vùng huyện.

Loại cây trồng Thời gian gieo trồng Thời gian thu hoạch Số ngày

Lúa xuân 15/1 14/5 120

Ngô xuân 10/1 9/5 120

Lúa mùa 13/6 30/9 110

Ngô mùa 10/6 27/9 110

Màu đông 2/10 30/12 90

Chiều sâu lớp nước trên ruộng: lớp nước này xác định dựa vào thí nghiệm tuỳ theo thời vụ và giống lúa: Vụ chiêm xuân thường lấy amax = 50mm, amin=30mm; Vụ mùa thường lấy amax = 90mm, amin=60mm.

Bảng 2.9: Độẩm trong lớpđất canh tác cho cây trồngcạn.

Thờiđoạn sinh trưởng (βmin ÷ βmax) Tầng đất tưới (cm)

Gieo hạt - Nảy mầm 70 ÷ 85 30

Mọc mầm - Ba lá 65 ÷ 75 40

Ba lá - Trỗcờ 70 ÷ 75 50

Trổ cờ - Chín sữa 70 ÷ 75 60

Bảng 2.10: Thời gian sinh trưởngcủa cây trồng

TT Giai đoạn sinh trưởng

Lúa mùa Lúa chiêm

Thời gian (ngày)

Kc Thời gian (ngày)

Kc

Tổngthời gian 110 120

1 Bắt đầu 10 1,1÷1,15 15 1,1÷1,15

2 Phát triển 40 1,1÷1,5 45 1,1÷1,5

3 Giữa mùa 15 1,1÷1,30 15 1,1÷1,30

4 Cuối mùa 30 0,95÷1,05 30 0,95÷1,05

5 Thu hoạch 15 0,95÷1,05 15 0,95÷1,05

Bảng 2.11: Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng Kc của cây trồng cạn

TT Giai đoạn sinh trưởng

Ngô xuân Ngô mùa Ngô đông

Thời gian

(ngày) Kc

Thời gian (ngày)

Kc

Thời gian

(ngày) Kc

1 Bắt đầu 15 0.3-0.50 15 0.4-0.50 15 0.3-0.50 2 Phát triển 30 0.7-0.9 25 0.7-0.85 15 0.7-0.9 3 Giữa mùa 35 1.05-1.2 30 1.05-1.2 25 1.05-1.2 4 Cuối mùa 25 1.0-1.15 25 1.0-1.15 25 1.0-1.15 5 Thu hoạch 15 0.95-1.1 15 0.95-1.1 10 0.95-1.1

Tổng số ngày 120 110 90

Bảng 2.12: Chiều sâu bộrễcủa loại cây trồngcạn

Đơn vị: m TT Loại cây trồng

Thờikỳ sinh trưởng

Thờikỳ đầu Thờikỳ giữa Thờikỳ cuối

1 Ngô 0,3 1,2 1,2

c. Mức cấp nước

Chếđộ tưới cho các loại cây trồng được tính dựa trên cơsở phương trình cân bằng nướctạimặt ruộng:

mi = Wđi - Wđến ± ∆W (mm/ngày) (7) Trong đó :

- Wđi: Lượng nướcđi ra khỏi mặt ruộng trong thờiđoạn tính toán thứ i.

Wđi = ETcrop + Perc + Lprep (mm/ngày) (8)

+ ETcrop: Lượng bốchơi mặt ruộng trong thờiđoạnthứ i (mm/ngày).

+ Perc: Lượng nước ngấm xuống tầng nước ngầm và rò rỉ xuống kênh tiêu trong thờiđoạnthứ i (mm/ngày).

+ Lprep: Lượng nước làm đất (mm/ngày).

- Wđến: Lượng nướcđến mặtruộng trong thời đoạn thứ i (mm/ngày).

Wđến = Eff.Rain + N (mm/ngày) (9)

+ Eff.Rain: Lượng mưa hiệu quả mà cây trồng có thể sử dụng được trong thờiđoạn i (mm/ngày).

+ N : Lượng nướctừ nơi khác chảy đếnđược trongthờiđoạn i (mm/ngày).

- ∆W : Lượng nước tăng giảm tại mặt ruộng trong thời đoạn thứ i (mm/ngày).

- mi : Lượng nước cần tưới cho cây trồng trong thời đoạn thứ i (mm/ngày).

Từđó phương trình (1) đượcviết thành :

mi = (ETcrop + Perc + Lprep) - (Eff.Rain + N) ± ∆W (mm/ngày) (10)

* Công thức tính lượng bốchơimặtruộng:

Các đại lượng trong phương trình (10) được xác địnhnhư sau :

- Perc: Lấy theo kinh nghiệm nó phụ thuộc vào loại đất, phương thức canh tác, trình độquản lý hệ thống tưới.

- Eff.Rain : Được xác định từ lượng mưa thiết kế theo các tần suất 85%

- N : Vì ở đây tính toán cho một lưu vực rộng lớn nên coi N = 0.

- ETcrop : Lượng bốc hơi mặt ruộng bao gồm bốc hơi khoảng trống và bốc hơi qua mặt lá của cây trồng, là một đại lượng phụ thuộc rất nhiều yếu tố bao gồm cả các yếutố khí hậu và các yếutố phi khí hậu như:

+ Các yếu tố khí hậu: Nhiệtđộ, độ ẩm, tốcđộ gió, số giờ chiếu sáng... Nhiệt độ càng cao, độ ẩm càng thấp,tốc độ gió càng lớn, số giờ chiếu sáng càng nhiều thì lượngbốc hơi mặt ruộng càng lớn và ngược lại.

+ Các yếu tố phi khí hậu như: Loại cây trồng, thời kỳ sinh trưởng của loại cây trồngđó, chếđộ làm đất...đềuảnh hưởng tới lượng bốchơimặtruộng (ETc).

Xác định ETcrop theo công thức sau : ETcrop = ETo x Kc (mm/ngày) Trong đó :

- ETo: Lượngbốchơi khoảngtrống được xác địnhtừ các yếu tố khí hậu theo công thức PenMan - Monteith (đượcsửdụng trong chương trình Cropwat).

- Kc : Hệ số cây trồng phụ thuộc vào loại cây trồng và thời kỳ sinh trưởng của loại cây trồng đó, được lấy theo tài liệu hướng dẫn của tổ chức Lương thực và Nông nghiệpcủa Liên hiệpquốc (FAO).

Công thức:

2 s a

2

0,408Δ(Rn-G)+γ 900 u (e -e )

T+273

ETo= Δ+γ(1+0,34u ) (11) Trong đó: - ETo: lượng bốchơi tiềm năng (mm/ngày).

- Rn: lượng bức xạ thực tại bề mặt cây trồng (MJ/m2/ngày).

- G: Mật độ thông lượng nhiệt vào đất (MJ/m2/ngày).

- T: Nhiệt độ trung bình ngày (˚C)

- U2: vận tốc gió bình quân ngày cách mặtđất 2m (km/ngày).

- ea: áp suấthơinước thưc tế. - es: áp suấthơi bão hoà.

- ∆: Độ nghiêng của đường cong áp suất hơi nước bão hòa tại nhiệt độ T

Căn cứ vào mức tưới, thời gian tưới đã được xác định. Hệsố tưới được tính

theo công thức: m

q=86,4t (12)

* Phương pháp tính toán:

Dựa vào đặcđiểm sinh lý và hình thức tưới của các loại cây trồng, trong tính toán chếđộ tướigiải quyết tưới cho 2 loại cây trồng sau :

Cây trồng cạn: Bao gồm phần lớn các loại cây trồng màu và cây công nghiệp, cây ănquả, cây lâu năm.

Cây trồng nước: Là cây lúa nước chiếm phần lớn diện tích canh tác vùng nghiên cứu, đây là loại cây sửdụng nước nhiều nhất.

- Cây trồngcạn:

Chế độ tưới cho cây trồng cạn là tưới ẩm nên trong phương trình (10) đại lượng Perc, Lprep, ∆W được coi là bằng 0 (Perc = 0, Lperp =0, ∆W = 0). Do đó mức tướimỗilần được xác định :

mi = ETcrop - Eff.Rain (mm/ngày) (13) Quá trình tính toán được thực hiện dựa vào chương trình Cropwat của FAO.

- Cây lúa nước:

Chế độ tưới cho cây lúa nước là tưới ngập, do đó luôn luôn phải duy trì một lớp nước nhất định trên mặt ruộng. Theo công tưới tăng sản lớp nước này tốt nhất nằm trong khoảng từ 30 - 60 mm. Vì trên mặt ruộng luôn tồn tại một lớp nước mặt nên luôn luôn xảy ra hiện tượng ngấm ổn định trên ruộng lúa.

+ Lúa chiêm xuân:

Phương thức canh tác lúa chiêm xuân là làm ải và lượng nước làm ải thường lấy là 200 mm (tức 2000m3/ha) trong thời gian khoảng 15 ngày, sau thời kỳ làm ải việc xác định mức tưới theo phương trình (12).

+ Lúa mùa:

Phương thức canh tác lúa mùa là làm dầm, lượng nước làm đất thường lấy từ 60 - 100 mm trong thời gian khoảng 10 ngày. Sau thời kỳ làm đất việc xác định mức tưới theo phương trình (13).

Sử dụng phần mềm Cropwat 8.0 để tính toán chế độ tưới cho các loại cây trồng từ đó kết quả tính mức tưới của các loại cây trồng.

d. Kết quả tính toán mức tưới

Bảng 2.13: Mức tưới các loại cây trồng

Yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng

Lúa xuân 2,573 742 936 1,012 623 1021 6,907

Lúa mùa 1003 1,780 1,077 514 1385 5,759

Màu xuân 386 613 847 890 344 3,080

Màu mùa 38 870 467 1444 2,819

Màu đông 718 969 746 2,433

Bảng 2.14. Hệ số tưới mặt ruộng giai đoạn 2020

TT Hạng mục

Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

2020 (P = 85%)

m (m3) 1490 1832 1167 1234 882 1151 1063 794 1079 446 217 201

q (l/s/ha) 1,15 1,25 1,13 1,02 1,02 1,11 1,03 1,02 1,04 1,03 0,84 0,78

Do huyện Tiên Du có diện tích nhỏ nên hệ số tưới ở các vùng như nhau.

Chọn hệ số tưới thiết kế tại mặt ruộng giai đoạn 2020 là 1,25l/s/ha.

2.2.2.2 Chỉ tiêu cấp nước cho chăn nuôi

Lượng nước cho chăn nuôi gồm các nước dùng cho ăn uống, nước vệ sinh chuồng trại. Đốivới chăn nuôi phân tán không có quy định, tạm lấy bằng một nửa tiêu chuẩn dùng cho chăn nuôi tập trung. Tiêu chuẩn tính cho các giai đoạnhiện tại, 2020 và 2025 theo TCVN 4454:2012 quy định dùng nước trong chăn nuôi tập trung như sau:

+ Trâu bò: 40 l/ngđ + Lợn: 50 l/ngđ + Gia cầm: 11 l/ngđ

2.2.2.3. Chỉ tiêu cấp nước đô thị

Tiêu chuẩn dùng nước cho đô thị thường phụ thuộc vào loại đô thị. Theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị của Chính Phủ năm 2009. Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.

1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.

2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.

3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.

4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.

5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và cóthể có các điểm dân cư nông thôn.

Nước dùng cho đô thị được tính toán căn cứ vào tiêu chuẩn cấp nước theo Quyết định số 1929/QĐ-TTg về việc Phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô

thị và công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050 của Thủ tướng Chính phủ năm 2009. Nước dùng cho đô thị đến năm 2025 gồm các loại sau:

+ Đô thị loại III hoặc cao hơn: 120 l/người/ngđ + Đô thị loại IV : 120 l/người/ngđ .

+ Đô thị loại V: 100 l/người/ngđ .

Tiên Du thuộc đô thị loại IV, như vậy nước dùng cho đô thị trong tính toán được lấy là 100 l/người/ngđ.

2.2.2.4. Chỉ tiêu cấp nước công nghiệp

Lượng nước dùng cho công nghiệp gồm lượng nước trực tiếp tạo ra sản phẩm, nước tạo ra môi trường và vệ sinh công nghiệp, nước để pha loãng chất thải và nước sinh hoạt của công nhân trong hàng rào nhà máy.

Nhu cầu cấp nước cho công nghiệp được tính theo công thức:

WCN = SCN x dCN (m3/ng.đ) Trong đó:

WCN : Nhu cầu cấp nước cho công nghiệp trong 1 ngày đêm SCN : diện tích đất sản xuất công nghiệp (ha)

dCN: định mức nhu cầu dùng nước cho sản xuất công nghiệp (m3/ha/ng.đ) Theo TCXDVN 33:2006 Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình – tiêu chuẩn thiết kế: Tiêu chuẩn dùng nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp phải xác định trên cơ sở những tài liệu thiết kế đã có, hoặc so sánh với các điều kiện sản xuất tương tự. Khikhông có số liệu cụ thể, có thể lấy:

+ Đối với công nghiệp sản xuất rượu bia, sữa, đồ hộp, chế biến thực phẩm, giấy, dệt: 45 m3/ha/ngày.

+ Đối với các ngành công nghiệp khác: 22 m3/ha/ngày.

Công nghiệp của huyện Tiên Du bao gồm nhều loại sản phẩm, vì vậy trong luận văn sử dụng cả 2 định mức trên để tính toán nhu cầu nước cho công nghiệp.

2.2.2.5 Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt nông thôn

Theo “Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm

2020” được Chính phủ phê duyệt năm 2000 thì “Mục tiêu đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60 lít/người/ngày, đến năm 2020 tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 80 lít/người/ngày”.`

Theo QCVN 14: 2009/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia – Quy hoạch xây dựng nông thôn: Khi lập đồ án quy hoạch cấp nước tập trung cho điểm dân cư nông thôn, phải đảm bảo có trên 70% hộ gia đình được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh với yêu cầu cấp nước như sau:

+ Nhà có thiết bị vệ sinh và đường ống cấp thoát nước: ≥ 80 lít/người/ngày;

+ Nhà chỉ có đường ống dẫn đến và vòi nước gia đình: ≥ 60 lít/người/ngày;

+ Lấy nước ở vòi công cộng: ≥ 40lít/người/ngày.

Dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Du áp dụng mức tính 80 lít/người/ngày cho giai đoạn năm 2020.

2.2.2.6 Chỉ tiêu cấp nước cho thủy sản

Có ba loại hình nuôi trồng chủ yếu là ao hồ nhỏ, mặt nước lớn và ruộng trũng. Theo quy trình nuôi trồng thủy sản thì độsâu nước cần phải đảm bảo để nuôi thả cá là:

Ao hồ nhỏ: 1,5 - 2,0 m; Mặt nước lớn: 2,0 - 3,0 m; Một năm thường nuôi khoảng 2 - 3 vụ; Mức nước ban đầu lấy vào cải tạo ao 0,3 - 0,5 m. Mỗi tháng thay nước từ 1÷2 lần từ 20 - 30% lượng nước trong ao tùy theo chất lượng nước và mức nước trong ao.

Hiện trạng diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt trong vùng vào loại trung bình, đa phần các ao hồ có diện tích nhỏ nằm rải rác trong khu dân cư.

Tính toán nhu cầu nước ngọt cho 1 ha trong điều kiện nuôi thâm canh như sau:

- Lượng nước duy trì thường xuyên: 1,5 m × 10.000 m2 = 15.000 m3 - Lượng nước cải tạo ao trước khi nuôi: 0,5 m × 10.000 m2 = 30.000 m3 - Lượng nước tổn thất do ngấm, bốc hơi, rò rỉ trong quá trình cấp, phụ thuộc vào tính chất đất, điều kiện khí hậu, biện pháp gia cố chống mất nước; sơ bộlấy bằng 10% lượng nước cấp vào ao: 0,1 × 50.000 m3 = 5.000 m3.

Tổng cộng nhu cầu nước cho 1 vụ nuôi: 55.000 m3/ha/vụ

- Quy trình nuôi cá thâm canh ởcác ao nuôi được nuôi theo nhiều tầng, nhiều loại cá, thòi vụ nuôi cá:

+ Vụ xuân thu hoạch vào trước mùa mưa + Vụ mùa thu hoạch vào tháng 1,2 hàng năm

Tuy nhiên hiện trạng nuôi trồng thủy sản trong lưu vực chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ, ít nơi nuôi theo hình thức thâm canh hoặc bán thâm canh. Các khu vực nuôi theo hình thức thâm canh hoặc bán thâm canh chỉ chiếm khoảng 30% diện tích. Các ao hồ nhỏ ít được cấp nước vì thường nằm rải rác trong các khu dân cư. Loại hình nuôi cá lồng thường ở các sông lớn.

Đối với nuôi thủy sản ở ruộng trũng chủ yếu là nuôi 1 vụ cá và 1 vụ lúa nên lượng nước yêu cầu cho thủy sản cũng là yêu cầu của lúa.

2.2.2.7 Chỉ tiêu cấp nước môi trường

Nhu cầu nước cho môi trường sinh thái là lượng nước dùng để xử lý, pha loãng lượng nước thải từ các nhu cầu dùng nước cho trồng trọt, chăn nuôi, dân sinh, công nghiệp, thủy sản. Lượng nước này được bổ sung cho các hệ thống cấp và thải nước của các ngành trên nhằm đảm bảo môi trường và chất lượng nước trên toàn đồng bằng trung du và miền núi của lưu vực. Ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn cũng như số liệu kinh nghiệm để xác định lượng nước này. Theo “ Tổng quan sử dụng nước lưu vực sông Hồng- sông Thái Bình” thì tính toán nhu cầu nước cho môi trường căn cứ vào số liệu theo kinh nghiệm của nước ngoài đó là:

Trung Quốc trong quy hoạch vùng phía Bắc lấy bằng 30% tổng lượng nước dùng của các ngành. Trong quy hoạch tài nguyên nước bang California của Mỹ lấy là 33% tổng lượng nước dùng, các nước tiên tiến ở châu Âu, châu Mỹ cũng lấy theo tỷ lệ tương tự. ở Việt Nam là nước đang phát triển, các ngành kinh tế đang phát triển theo thời gian do vậy nhu cầu nước này cũng tăng theo thời gian. Hiện tại lượng nước này chưa được đưa vào tính toán cân bằng, nhưng trong tương lai các năm 2020, 2040 cần có tỷ lệ % thích đáng tính cho nhu cầu dùng nước này, trong luận văn đề nghị: Lấy bằng 20% tổng lượng nước dùng của các ngành cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng cấp nước phục vụ đa mục tiêu nhằm phát triển kinh tế xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)