Giải pháp về tổ chức quản lý khai thác hiệu quả công trình thuỷ lợi 85 Giải pháp quản lý đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng cấp nước phục vụ đa mục tiêu nhằm phát triển kinh tế xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 94 - 99)

CHƯƠNG IV. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHO HUYỆN TIÊN DU 81

4.2 GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH

4.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lý khai thác hiệu quả công trình thuỷ lợi 85 Giải pháp quản lý đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch

- Căn cứ Luật, Nghị định và nhiệm vụ của các cơ quan kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý thống nhất tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.

- Các quy phạm tính toán tưới, tiêu, thiết kế hệ thống tưới tiêu, các tài liệu hướng dẫnquảnlý vận hành, thiếtkế công trình.

- Các chính sách của Tỉnh vềquản lý khai thác CTTL trên địa bàn tỉnh.

4.2.3.2. Công tác tổ chức quản lý khai thác công trình thủylợi.

Bộ máy quản lý khai thác và phát triểnhệ thống thuỷlợi củaBắc Ninh:

- Về tổ chức: Sở NN và PTNT, công ty khai thác công trình thuỷ lợi, chi cục thuỷ lợiphụ trách theo dõi chung hệthống công trình thuỷlợi của Tỉnh. Ở cấp huyện, thị xã, xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi, các phòng Nông nghiệp và PTNT đều có cán bộ chuyên trách về thuỷ lợi có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của các công trình trên địa bàn quản lý. Ở cấp xã có HTX dịch vụ NLN hầu hết nông dân đều là xã viên của HTX. Bàn giao công trình cho HTX của xã trên cơsở củng cố tổ chức thuỷ nông cơsở của xã đó.

- Về phân cấp quản lý: Các công trình thuỷ có diện tích vừa và lớn và các công trình liên huyện được bàn giao cho công ty khai thác công trình thuỷ lợi quản lý, các công trình nhỏ giao cho hợp tác xã các huyện quản lý.

- Về phát triển hệ thống: Hệ thống công thuỷ lợi trên địa bàn huyện Lương Tài được đầu tư từ khá nhiều nguồn: Vốn trái phiếu Chính phủ, vốn xây dựng tập trung...

và một số tổ chức phi Chính phủ. Với nhiều dạng đầu tư và cấp quản lý khác nhau, công tác quản lý về phát triển hệ thống cũng gặp nhiều khó khăn nên hoạt động kém hiệu quả, công trình bị xuống cấp không có kinh phí tu bổ sửa chữa công trình.

4.2.3.3. Kiện toàn hệ thốngtổ chức quản lý thuỷlợi

- Thống nhất, củng cố hệ thống quản lý từ cấp Sở đến các Phòng của các Huyện.

- Tăng cườngnăng lực các Công ty khai thác công trình thủy lợi.

- Tăng cường tập huấn về pháp lệnh quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, chế độ chính sách, chuyên môn kỹ thuật về quản lý khai thác các công trình thủy lợi cho các HTX quản lý công trình ở cấp xã, lực lượng cán bộ chuyên ngành thủy lợi và lực lượng tham gia làm thủy lợiở cơsở và các hộ hưởnglợi.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác quản lý khai thác và bảovệ công trình thủy lợi.

- Tiếptục giao thêm các công trình thuỷlợi có quy mô vừa cho Công ty

TNHH một thành viên nhà nước khai thác CTTL tỉnh quản lý.

- Các công trình loại nhỏ nằm trong phạm vi 1 thôn, xã giao cho UBND xã quản lý khai thác.

4.2.3. Giải pháp quản lý đầu tư xây dựngcông trình theo quy hoạch 4.2.3.1. Yêu cầu cơ bản của công tác quảnlý đầutư xây dựng

Công tác quản lý đầu tư xây dựng CTTL phải thể hiện đúng đường lối xây dựng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất là các nguồn vốn đầu tư, khai thác tốt tài nguyên, tiềm năng lao động, đất đai và mọi tiềm lực khác, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.

4.2.3.2. Giải pháp chung về quản lý đầu tư xây dựng công trình thuỷlợi Trong mấy năm qua, Nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho phát triển thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và các mục tiêu kinh tế xã hội bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, như: Vốn ngân sách thuỷ lợi (Trung ương và địa phương), thuỷ lợi nhỏ,…Tuy nhiên công tác quản lý kỹ thuật và đầu tư thuỷ lợi chưa đi vào một đầu mối dẫn đến tìanh trạng xây dựng công trình dở dang vì hết vốn, chất lượng công trình thấp…gây hậu quảvề kinh tế, xã hội. Trách nhiệm không rõ ràng.

Đểkhắc phục tình trạng trên và tăng cường công tác quản lý Nhà nước toàn ngành trên địa bàn tỉnh:

- Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lýtừ quy hoạchđếnkhảo sát,thiếtkế, thi công, quản lý khai thác đốivớitất cả các CTTL được xây dựng từ bất kỳ nguồn vốn nào đảm bảođúng mục tiêu kỹthuật an toàn, đúng trình tự XDCB.

- Đối với các công trình UBND tỉnh là cấp quyết địnhđầu tư nhưng có quy mô lớn nằm trên địa bàn nhiều huyện hoặc những công trình có kỹ thuật phức tạp, áp dụng công nghệ mới cần có sự thoả thuận về chủ trương và giải pháp kỹ thuật củaBộ Nông nghiệp và PTNT.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾTLUẬN

Trong nhiều năm qua hệ thống công trình thuỷ lợi ở huyện Tiên Du đã được đầu tư và quan tâm của nhân dân cũng như của Đảng và Nhà nước. Các công trình tưới đã và đang xuống cấp nên không phát huy được hết năng lực gây thiếu nước tuới cho huyện. Trong tương lai các công trình phục vụ không chỉ cho nông nghiệp mà còn cho nhiều ngành kinh tế khác.

Trong những năm gần đây tình hình diễn biến thờitiếtrất phức tạpcũng như tình hình phát triển kinh tế xã hộicủa huyện và tỉnh có những biến động mạnh như: Quá trình đô thị hoá tăng nhanh, dân số tăng, nhiều khu công nghiệp mớiđược xây dựng. Sử dụng diện tích nông nghiệp có nhiều thay đổi, diện tích trồng lúa giảm.

Kinh tế xã hội phát triển, yêu cầu cấp nước cho các ngành ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng. Hệthống công trình hiện có ở nhiều nơi không đáp ứng được yêu cầu; mặt khác các khu công nghiệp, khu dân cư ở nhiều địa phương đã đè, lấn hoặc bồi lấp các kênh trục, phá vỡ tính liên hoàn của hệ thống thuỷ lợi, khiến cho các công trình không phát huy hết năng lực thiếtkế.

Luận văn đi sâu vào nghiên cứu cơ sở khoa học của giải pháp cấp nước nhằm phát triển kinh tế xã hội cho huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong tương lai.

Luậnvănđã đạt được 1 sốkết quả sau:

1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, tình hình dân sinh, kinh tế và các yêu cầu phát triển của khu vực huyện Tiên Du.

2. Phân tích, đánh giá hiện trạnghệ thống thủy lợi huyện,đề ra nhiệm vụ cấp nước tưới và yêu cầu hoàn chỉnhhệ thống cấp nước tưới cho huyện.

3. Phân tích cơ sở khoa học và thực tiễn của huyện như: Đặc điểm tự nhiên, phân vùng cấp nước, đặc điểmvề khu nhận nước tưới, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng, nhu cầu cấp nước và cân bằng nước để xác định vùng thiếu nước.

Qua đó đưa ra hướnggiải quyết chung cho vấnđềcấp nước tướicủa vùng như sau:

- Cải tạo, nâng cấp các công trình đã có để các công trình này đảm bảođược yêu cầu tưới theo đúng năng lực thiết kế.

- Xây dựng mới các công trình tưới nước cho những khu vực còn chưa

đápứng được nhu cầu cấp nước.

- Tăng cườngnăng lực quản lý vận hành của hệthốngcấp nước…

4. Đề xuất giải pháp cấp nước tưới cho khu vực, Sử dụng Mike 11 để lựa chọn giải pháp tưới cho huyện nhằm mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội cho huyện Tiên Du - TỉnhBắc Ninh với phương án được lựa chọn.

- Xây mới TB Tri Phương II 8máy x 10000 m3/h lấy nước trực tiếp từ sông Đuống, thay thế nguồn cấp nước cho kênh Nam Trịnh Xá từ trạm bơm Trịnh Xá. Xây dựng tuyến kênh tưới chính điểm đầu tại bể xả trạm bơm Tri Phương II, điểm cuối nối vào kênh Nam Trịnh Xá tại thượng lưu đập Đất Đỏ (K6+942 kênh Nam Trịnh xá). II. KIẾN NGHỊ

Để đáp ứng được sự phát triển kinh tế xã hội ngày một tăng đòi hỏi nhu cầu dùng nước cũng như chất lượng nước tốt hơn. Nguồn nước cần được bổ sung cho nông nghiệp, môi trường và nhất là phục vụ cho các khu công nghiệp.

Các hệ thống công trình cầnđược tu bổ sửa chữa, nâng cấp, xây mới đểđáp ứng nhu cầu trong nông nghiệp-công nghiệp và các nghành khác.

- Với các công trình đã xây dựng cần có kế hoạch hoàn chỉnh kiên cố hóa kênh mương càng sớm càng tốt.

- Xây dựng hệ thống mốc chỉ giới cho các công trình thuỷ lợi nhằm quản lý, bảo vệ các công trình không bị xâm phạm, lấn chiếm (đặc biệt đối với các tuyến kênh tưới).

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản như tăng cường thêm trạm quan trắc thuỷ văn trên các sông để phục vụ công tác đo đạc phòng chống úng, lũ và giảm nhẹ thiên tai, các trạm kiểm soát chất lượng nước để kiểm soát hạn chế chất thải các khu công nghiệp, đô thị làm ảnh hưởng tới môi trường chất lượng nước.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành (Nông nghiệp & PTNT, Xây dựng, Giao thông - vận tải, công nghiệp..) thực hiện nghiêm túc quy hoạch đã được phê duyệt, nếu có sự thay đổi cần có sự bàn bạc thống nhất.

- Tài liệu địa hình thu thập được chủ yếu là trên các sông trục chính. Trên nhiều nhánh sông, kênh không có tài liệu hoặc chỉ có 1 đến 2 mặt cắt nên kết quả tính toán còn nhiềuhạnchế.Kiến nghị trong các nghiên cứu tiếp theo cầnđođạc bổ sung địa hình sông trục nhánh và bình đồ khu tưới, để phụcvụ công tác quản lý và khai thác công trình thủy lợiđạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng cấp nước phục vụ đa mục tiêu nhằm phát triển kinh tế xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)