CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN THỰC TẾ - ĐẬP DIÊN TRƯỜNG – QUẢNG NGÃI
3.1. Giới thiệu về công trình
3.1.1. Vị trí địa lý vùng công trình.
Đập Diên Trường và công trình đầu mối nằm trên sông Dân thuộc thôn Diên Trường, xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi; lưu vực nằm trong khoảng:
14o40’ – 14o43’ vĩ độ Bắc
108o58’ – 109o02’ kinh độ Đông.
Khu hưởng lợi và đối tượng hưởng lợi địa phận xã Phổ Khánh; phía Bắc giáp xã Phổ Cường, phía Nam giáp xã Phổ Thạnh, phía Đông giáp biển và phía Tây giáp núi.
3.1.2. Khu vực hồ chứa và công trình đầu mối
Hồ chứa nước Diên Trường nằm trên đoạn hạ lưu sông Dân, phía Tây của Hợp tác xã Diên Trường, lưu vực tính đến tuyến công trình là 22,2km2, chiều dài suối khoảng 13,3km, độ dốc suối 7,84‰, bắt nguồn từ dãy núi cao phía Tây với cao độ khoảng từ 215 ÷ 600m chảy về phía Đông xuống đồng bằng ven biển và đổ ra cửa biển Sa Huỳnh; độ dốc lưu vực bình quân J = 12,5%.
Do đặc điểm của lưu vực dốc từ Tây sang Đông nên chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới thường gây mưa lớn đột xuất trong lưu vực, mặt khác do độ dốc của lòng suối lớn, lưu vực dài và hẹp nên mùa kiệt thường khô dễ gây hạn, còn mùa lũ thì đỉnh lũ lớn và thời gian tập trung nước nhanh dễ gây nguy hiểm cho công trình.
3.1.3. Điều kiện địa chất công trình.
3.1.3.1. Đặc điểm địa chất lưu vực
Khu vực suối Dân từ tuyến đập hiện nay về thượng lưu phân thành các bậc thềm: thềm bãi bồi, thềm bậc I và tàn dư của thềm bậc II; mặt thềm
nghiêng về phía sông và thấp dần về phía hạ lưu. Vùng lòng hồ Diên Trường nằm trong đới đá biến chất Granit, Granit - Gnai thuộc phức hệ Chu Lai.
3.1.3.2. Đặc điểm địa chất lưu vực
Địa chất thuỷ văn vùng công trình được đặc trưng bởi các tầng nước được chứa trong lỗ rỗng của đất đá trầm tích sông - biển và trong khe nứt của đá gốc.
Tầng chứa nước thứ nhất : là tầng nước chứatrong tầng trầm tích Đệ tứ chủ yếu tồn tại trong các lớp cát, cát lãn cuội nhỏ tại các thềm sông suối và thung lũng cũng như phía dưới các đồng bằng ven biển. Đây là tầng chứa nước khá phong phú, có liên quan đến nước mặt và có nhiều ảnh hưởng tới quá trình thi công hố móng công trình và khai thác vật liệu đất đắp đập.
Tầng nước thứ 2: Tầng nước chứa trong khe nứt nẻ của đá gốc. Đây là tầng chứa nước khá nghèo nàn, chủ yếu nước được tập trung chứa trong các khe nứt nẻ của đá gốc hoặc trong đới dập vỡ, phá huỷ của đứt gãy kiến tạo.
3.1.3.3. Địa chất kiến tạo và và động đất.
Theo các tài liệu địa chất thì các hoạt động kiến tạo trong khu vực đã diễn ra vào thời kỳ cuối Paleozoi muộn - Mezozoi thượng và Kaizozoi. Trong khu vực chịu ảnh hưởng của cấu trức - kiến tạo, khối Ba Tơ - Đức Phổ được cấu tạo bởi vỏ lục địa Arkei bị phá huỷ bởi ganitoiđ trẻ phức hệ Hải Vân.
Về đứt gãy: Trong khu vực dự án thấy có hai đứt gãy nhỏ phát triển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam có chiều dài 3 ÷ 4km nằm ở phí thượng lưu suối Dân, cách vị trí công trình khoảng 2km. Trong vùng công trình không có dấu hiệu của các hoạt động tân kiến tạo xảy ra.
Về động đất: Theo bản đồ phân vùng động đất Việt Nam, khu vực công trình là vùng có thể xảy ra trấn động cực đại ở tâm trấn tại vùng của đứt gãy đi qua I0max = VII (theo thang MKS - 64) với gia tốc nền là 0,106.
3.1.3.4. Đặc điểm thổ nhưỡng.
Đất đai vùng hưởng lợi chủ yếu là đất sét pha nhẹ đến pha vừa, màu xám, xám vàng rất thích hợp cho việc trồng lúa. Phía gần biển có các dải cát, đất và có thành phần cơ giới là thịt pha cát.
3.1.4. Điều kiện thủy văn.
3.1.4.1 Tài liệu thủy công.
Cao trình đỉnh đập: 21,1 m
Mực nước dâng bình thường ( MNDBT) : 18,7 m Mực nước lũ thiết kế : 19,83m
Mực nước dâng gia cường ( MNDGC ) : 21,08 m Mực nước chết: 7,0m
3.1.4.2 Các yếu tố khí hậu.
Bảng 3.1. Các yếu tố khí hậu vùng dự án Đặc
trưng Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Gió (m/s)
Bốc hơi (mm)
Nắng (giờ)
Tháng T.bình Max Min T.bình Min
1 21,7 29,4 16,2 87,7 55,0 1,2 52,6 4,1
2 22,7 31,0 16,9 86,9 57,0 1,5 56,7 5,5
3 24,4 33,3 18,0 85,7 54,0 1,6 73,3 6,8
4 26,7 35,0 21,0 83,5 52,7 1,7 85,6 7,8
5 28,3 37,0 23,0 80,9 49,4 1,3 98,5 8,5
6 29,0 37,2 23,7 79,5 47,2 1,1 98,1 8,0
7 28,9 37,1 23,6 79,1 45,6 1,1 104,7 8,1
8 28,6 37,1 23,4 80,5 45,5 1,0 95,3 7,5
9 27,2 35,2 22,8 84,9 51,4 1,1 69,5 6,4
10 25,7 32,6 20,7 87,8 55,6 1,4 57,5 5,0
Đặc
trưng Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Gió (m/s)
Bốc hơi
Nắng (giờ)
11 24,1 30,5 18,9 88,5 56,9 1,8 51,5 3,6
12 22,1 28,9 16,6 88,9 56,7 1,4 46,9 3,0
Năm 25,8 33,7 20,4 84,5 52,3 1,3 890,0 6,2
3.1.4.3 Yếu tố về mưa.
- Lượng mưa ngày ứng với tần suất thiết kế lũ P = 1%
1%
max 563
X = mm
- Lượng mưa ngày ứng với tần suất thiết kế lũ P = 5%
5%
max 410
X = mm
- Lượng mưa ngày ứng với tần suất thiết kế lũ P = 10%
10%
max 184
X = mm
3.1.5. Điều kiện Vật liệu.
3.1.5.1 Đất đắp đập
- Mỏ A: Thuộc khu gò cao nằm về phía phải đường vào đập. Phạm vi dự kiến khai thác có diện tích S = 24.000m2; chiều sâu khai thác đạt từ 0,70 ÷ 3,0m, lớp đất thực vật cần bóc bỏ có chiều dày 0,3 ÷ 0,5m. Đất khai thác là đất cát pha bụi lẫn sét (sét pha nhẹ) màu nâu vàng, đất ở trạng thái tự nhiên cứng. Khối lượng đất đảm bảo khai thác bằng cơ giới đạt 38.000m3. Độ ẩm thích hợp cho bãi là (13 ÷ 15)%. Hệ số thấm của đất thuộc mỏ A là K=3,5. 10-5 m/s
- Mỏ B: Là vùng đất tương đối bằng phẳng nằm về phía Nam mỏ A cách đường khoảng 200m; diện tích dự kiến khai thác S = 12.000m2. Qua các hố đào cho thấy chiều sâu khai thác trung bình là 1,5 ÷ 2,0m. Trữ lượng khai thác đạt 21.000m3.
- Mỏ C: Thuộc khu ruộng phía hạ lưu đập, cách tuyến đập khoảng 350m. Diện tích dự kiến khai thác S = 14.000m2. Qua các hố đào cho thấy
chiều sâu khai thác trung bình là 1,2 ÷ 1,5m. Trữ lượng khai thác đạt 38.000m3.
3.1.5.2 Đá, cát, cuội sỏi và các vật liệu khác
- Đá hộc, đá dăm các loại cung cấp tại nhà máy đá Mỹ Trang cách công trình 8km, vận chuyển đến công trình theo quốc lộ 1A và đường thi công hiện có.
- Xi măng, sắt thép... mua tại thị xã Quảng Ngãi, cách công trình 65Km.
- Cát: khai thác tại sông Trà Câu, cách công trình 22Km.
- Các nguyên vật liệu đặc biệt cung cấp tại Đà Nẵng.