II. THIẾT KẾ ANTEN THU RA ĐA CỘNG HƯỞNG
5. Thiết kế các hệ thống của mẫu đài ra đa rút gọn
5.7. Phân tích các tham số sử dụng và đánh giá mức độ đáp ứng của chúng theo các yêu cầu kỹ thuật
5.8.1. Các nguyên tắc cơ bản
Đảm bảo phương tiện đo (MO) cho ra đa – là sử dụng các phương tiện kỹ thuật, các quy định, các chuẩn để có được độ chính xác cần thiết của các phép đo và độ tin cậy của kết quả kiểm tra .
Để đảm bảo công tác đo lường, cần lựa chọn các tham số, các sai số đo được (sai số cho phép) của chúng, thiết lập độ chính xác cho các phép đo, lựa chọn hoặc soạn thảo các phương pháp đo và các phương tiện, thiết bị đo kiểm tra.
Các phương pháp đo và kiểm tra phải đảm bảo được độ tin cậy khi xác định các tham số và đặc tính của ra đa khi sử dụng chúng theo đúng công dụng, đồng thời có thể dùng chúng để dự đoán trạng thái kỹ thuật tiếp theo của ra đa, tìm kiếm hỏng hóc, quy chuẩn và hiệu chỉnh.
Các phương pháp đo các tham số, các đặc tính của thiết bị cần phải được thống nhất và được chuẩn hoá.
Các thiết bị, phương tiện đo lường, kiểm tra các tham số của thiết bị trong quá trình sử dụng, sửa chữa và hiệu chỉnh thiết bị của đài được mua từ các hãng như Agilent Technologies (Hewlett Packard), Rohde & Schwarz, Tektronic, …
Quá trình phân tích các nhiệm vụ đo lường xuất hiện trong quá trình khai thác, sửa chữa xuất phát từ bảng thống kê “các tham số cần đo”, cho trong bảng “Các số liệu ban đầu” đối với hệ thống.
5.8.2. Cơ sở để lựa chọn các phương pháp đo, các chuẩn về độ chính xác và độ tin cậy của các tham số được kiểm tra.
Trong quá trình lựa chọn các phương pháp đo các tham số, các phương pháp điển hình sử dụng các máy đo tiêu chuẩn được ưu tiên hơn. Tiêu chí quyết định để lựa chọn phương pháp đo này là giá trị sai số tổng cộng của kết quả đo (ДΣcp). Tiếp theo, sẽ tiến hành đánh giá sai số tổng cộng thực tế các kết quả của các phép đo (ДΣtt) (đối với các tham số có các giá trị cho dưới dạng “không lớn hơn”, “không nhỏ hơn” và đối với các hệ thống kiểm tra chức năng). Độ tin cậy của các kết quả đo (kiểm tra) được được xác định từ yêu cầu của hệ số độ chính xác (Kttr). Đối với các tham số dung sai có 2 chiều như ở trên, hệ số độ chính xác không nhỏ hơn 3. Hệ số chính xác trên thực tế được tính toán sau khi sai số của phương pháp đo đã được xác định (ДΣcp).
Để cụ thể hóa danh mục các thiết bị đo, kiểm tra trong hợp đồng, trong bản thống kê “các thiết bị đo – kiểm tra” nằm trong thành phần của thiết bị có các phương tiện sau đây:
- Máy đếm tần – HP 53131A;
Footer Page 361 of 148.
Tham số được kiểm tra
Ktr Thiết bị đảm bảo kỹ thuật Số hiệu hệ
thống
Tên tham số được kiểm tra
Chuẩn Cho phép ДДОП Chức năng, kiểm tra thiết bị
Д
Thiết bị đo khi định kỳ kỹ thuật
Ghi chú
ATP,ATT
KĐCS
1.Hệ số sóng chạy.
2. Pha của hệ số truyền đạt 3. Modun hệ
số truyền đạt, dB (không đồng nhất) 1.Công suất ra,
kW
2. Pha tín hiệu cao tần
3. Mức công suất theo các kênh
4. Mức phát xạ phụ
0,8
00
0,5 dB
1
00
Theo các đầu)
Không quá
± 0,50
>
>± 10%
>
>
± 10%
± 3%
3
± 0,25 dB
± 3%
3
± 0,25 dB
± 10%
KT thiết bị
KT thiết bị
KT thiết bị
KT thiết bị
KT thiết bị
KT thiết bị
KT thiết bị
± 3%
HP439A (và HP8511A)
± 1%
(HP4395A)
± 0,25 dB (HP4395A)
± 3%
HP439
± 1%
HP439A
± 0,25 dB HP439A
±10% (RBS 1000 + HPE4418B)
HP4395A (và HP8511A)
HP4395A
HP4395A
HP439A
HP439A
HP439A
RBS 1000 (suy giảm R&SH 40dB) + HPE4418
Với kit hiệu chuẩn HP85032B
Footer Page 362 of 148.
Máy thu
1. Biên độ xung phát xạ, mV
2.Hệ số truyền đạt theo biên độ, dB
+60
Không nhỏ hơn
3
±1 dB
KT thiết bị
KT thiết bị, KT chức năng
± 3% (HP 54600)
±0,5 dB (X1 - 54)
HP54600
X1 - 54
HPE4423B (2 chiếc)
Có hiệu chuẩn bộ phân đường định hướng
Footer Page 363 of 148.
- Máy hiện sóng – HP 54600;
- Máy đo vạn năng – HP 972A;
- Vôn kế đa năng – URV 55, URV5 – Z7 (R & SH);
- Máy phát xung – HP 8114A;
- Mega ôm kế – HP4339B (E6 - 16).
5.8.3. Kết luận
Từ phân tích (đánh giá) về khả năng đảm bảo đo lường cho thiết bị trong khi làm định kỳ và sửa chữa cho phép chúng ta có các kết luận sau đây:
1) Việc đảm bảo đo lường, kiểm tra cho thiết bị chủ yếu dựa trên các thiết bị, phương tiện đo nhập khẩu đã sản xuất loạt. Tuy nhiên yêu cầu cuả hợp đồng là chỉ sử dụng các máy đo, phương tiện đo có màn hình tinh thể lỏng có thể dẫn đến số lượng các hãng sản xuất máy đo bị tăng lên. Ví dụ hãng Agilent Technologies (hãng HP cũ) trên thực tế không sản xuất các thiết bị đo với màn hình tinh thể lỏng, các hãng khác chỉ sản xuất từng loại máy đo riêng biệt. Số lượng các hãng tăng sẽ làm tăng mức độ phức tạp trong quá trình bảo hành, bảo trì thiết bị trên lãnh thổ của phía “Người đặt hàng”.
2) Phép đo độ lệch pha trong hệ thống phát ở chế độ tín hiệu điều chế xung là rất khó khăn, tuy nhiên, các phép đo này có khả năng thực hiện nếu sử dụng các bộ phân nhánh định hướng đã được căn chỉnh trước về pha và sử dụng máy hiện sóng HP 5460. Khi đó, ta chỉ có thể đánh giá sai số phép đo của tham số này.
3) Với các tham số chính cần đo, hệ số chính xác yêu cầu Ktp = 3, còn sai số đo cho phép sẽ tương đương với sai số đo thực tế.
4) Yêu cầu về danh sách các tham số đo và độ tin cậy các phép đo của chúng cần phải được làm sáng tỏ theo các kết quả trên mô hình.
5) Để thoả mãn các yêu cầu về tính thống nhất và độ tin cậy của các phép đo và để đảm bảo chất lượng của thiết bị, cần phải tiến hành giám định về đo lường cho tất cả các tài liệu thiết kế với việc thuyết trình các tính toán dẫn đến việc khẳng định sự đáp ứng các yêu cầu về độ chính xác khi đo các tham số.
6) Để bảo đảm khả năng kiểm tra được ra đa trong quá trình sử dụng (ví dụ hệ thống kiểm tra chức năng ), cần phải đảm bảo khả năng tiếp cận tới các phương tiện tự kiểm tra về cấu tạo và tính tương thích của các phương tiện đo lường, đưa ra mức sai
số cho các thiết bị có tính đến mức độ trùng hợp theo thiết kế và theo đo lường của các phương tiện này với các phương tiện chuẩn để kiểm tra và hiệu chỉnh .
7) Để đảm bảo đo lường, kiểm tra cho thiết bị, ngay từ giai đoạn thiết kế cần đưa ra sơ đồ các mạch đo và các tham số của nó.