Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020
3.2 Mục tiêu và phương hướng xây dựng nông thôn mới
Mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới từ 2016 đến 2020 Mục tiêu cụ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới như sau:
[51]
- Đến năm 2020, có khoảng 50% xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới;
- Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã; cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí.
- Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu;
- Nâng cao chất lượng cuộc sống với thu nhập tăng tối thiểu 1,8 lần so với năm 2015.
Các nội dung thành phần của chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Nội dung của chương trình gồm có + Quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
+ Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội;
+ Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân;
+
Giảm nghèo và an sinh xã hội;
+ Phát triển giáo dục ở nông thôn;
+ Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn;
+ Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn;
+ Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề;
+ Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và
nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân;
+ Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn;
+ Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới.
3.2.2. Phương hướng xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn
Trong 5 năm tới (2016 - 2020) huyện triển khai thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện huyện có những thuận lợi và thời cơ phát triển: Tình hình chính trị trong nước ổn định, kinh tế trong nước đang thực hiện tái cơ cấu và phục hồi tích cực, tạo thuận lợi để thu hút đầu tư. Huyện được thành phố phê duyệt quy hoạch chung và quy hoạch đô thị vệ tinh, là đầu mối giao thông trọng điểm Quốc gia nhất là sau khi đường Võ Nguyên Giáp hoàn thành và dự án phát triển thành phố hai bên đường được Chính phủ phê duyệt, Sóc Sơn trở thành huyện có sức hấp dẫn, thu hút đầu tư rất lớn; huyện có lợi thế tiềm năng về đất đai, lao động, có tiền đề thuận lợi phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, những khó khăn chung về tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực cũng như ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh sẽ vẫn diễn ra phức tạp, khó lường, sức cạnh tranh từ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ là những khó khăn thách thức đối với qúa trình phát triển KT-XH trong nước, Thủ đô và của huyện. Bên cạnh đó, huyện có những khó khăn nội tại như thiếu quy hoạch, kết nối đồng bộ về hạ tầng, quy mô, trình độ sản xuất và năng lực cạnh trạnh của các doanh nghiệp; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; việc làm, thu nhập của nhân dân thiếu ổn định; nguy cơ tái nghèo cao, thu ngân sách khó khăn... đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện phải tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, quyết tâm cao, năng động, sáng tạo để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
3.2.3. Các nhiệm vụ cụ thể về xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn Công tác tuyên truyền vận động và hoạt động của các Ban chỉ đạo Tiếp tục làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền kết quả đã đạt được qua 5 năm, đúc rút kinh nghiệm để áp dụng trong giai đoạn 2016-2020. Kiện toàn các BCĐ, BQL, Ban phát triển thôn và đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới mỗi khi có sự thay đổi nhân sự ở các cấp;
- Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Phân công nhiệm vụ, gắn trách nhiệm của lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể trong việc hướng dẫn, đôn đốc các xã hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Tổ chức rà soát lại toàn bộ đề án; Đồ án quy hoạch NTM để tiến hành điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế và nguồn lực của từng xã cũng như phù hợp với cơ cấu vốn theo quy định của Nhà Nước.
Về phát triển kinh tế: Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo tăng trưởng nhanh, bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
- Tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất. Tập trung vào xây dựng, đưa vào hoạt động các khu, cụm công nghiệp.
- Tạo điều kiện thuận lợi, phát huy lợi thế, phát triển các loại hình dịch vụ. Tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp nông thôn. Phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống, du nhập các nghề mới, nhằm giải quyết lao động dư thừa trong nông nghiệp, thay đổi cơ cấu lao động trong lĩnh vực này theo hướng tích cực nhằm giải quyết vấn đề thu nhập trong nông thôn.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái, hàng hóa tập trung, có hiệu quả kinh tế cao. Mở rộng vùng chuyên canh cây ăn quả, lúa
chất lượng cao và rau hữu cơ có lợi thế của huyện. Phát triển một số thương hiệu nông sản hàng hóa, có chính sách hỗ trợ và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, phấn đấu giá trị thu nhập 200 triệu đồng/ha đất canh tác; Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung, quy hoạch xa khu dân cư, đảm bảo môi trường, phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp 60 - 65%.
- Tiếp tục áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao gắn chế biến với tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích hỗ trợ thành lập các hình thức tổ chức sản xuất (Hợp tác xã, Tổ hợp tác, doanh nghiệp liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...).
Tập trung xây dựng nông thôn mới
- Tiếp tục xây dựng và phát triển nông thôn mới theo quy hoạch; giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí tại 12/25 xã đã đạt chuẩn; phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới 25/25 xã, trở thành huyện nông thôn mới năm 2020.
- Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách thành phố, ngân sách huyện, xã, lồng ghép các chương trình dự án, các nguồn vốn của nhân dân và các nguồn vốn xã hội hóa khác cùng phát huy đồng bộ trên địa bàn.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, người dân phải được bàn bạc lựa chọn nội dung thực hiện, mức đóng góp, tránh tình trạng huy động quá sức dân, đầu tư quá khả năng thanh toán của địa phương...
Về phát triển văn hóa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân
- Chú trọng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đẩy mạnh xã hội hoá và nâng cao ý thức cộng đồng bảo vệ môi trường. Thực hiện công tác vệ sinh, thu gom vận
chuyển xử lý rác thải, nước thải, thu gom vận chuyển rác thải về khu xử lý bảo vệ môi trường.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho từ 7.500 - 8.000 lao động/năm. Chuyển nhanh cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, giảm lao động thuộc khu vực sản xuất nông nghiệp xuống còn dưới 40%. Quan tâm định hướng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.
Tiếp tục củng cố, kiện toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị từ huyện đến xã; xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, chất lượng hoạt động và năng lực vận động quần chúng của MTTQ, đoàn thể ở cơ sở để củng cố vững chắc các tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.