Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình XD NTM và quản lý XD NTM

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ) (Trang 116 - 120)

Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020

3.3. Giải pháp chủ yếu quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

3.3.7. Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình XD NTM và quản lý XD NTM

Tổ chức tập huấn cho cán bộ, Ban giám sát cộng đồng dân cư tham gia giám sát thực hiện các chương trình, dự án xây dựng NTM về quy trình kiểm tra, giám sát và đánh giá, hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá. Cần bố trí kinh phí cho công tác giám sát ở các xã, thôn, xóm; có cơ chế rõ ràng và minh bạch hơn để cho HĐND, các tổ chức xã hội và Ban giám sát cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM.

Xây dựng quy chế, hệ thống thông tin báo cáo cho cấp xã nhằm kịp thời nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện những khó khăn vướng mắc và có giải pháp để chỉ đạo, tháo gỡ. Coi việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo là chỉ tiêu đánh giá, bình xét thi đua của mỗi cơ quan đơn vị hàng năm.

Kiểm soát việc thành lập và giám sát chặt chẽ việc thực nhiệm vụ được giao của BCĐ xây dựng NTM ở từng cấp. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác lập quy hoạch nông thôn giúp BCĐ thực hiện tốt chức năng tham

mưu và hoàn thành việc tư vấn, giúp đỡ các xã lập và tổ chức thực hiện Đề án xây dựng NTM cấp xã. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về tiến độ, kiểm tra, giám sát tiến trình thực hiện từng nội dung trong công tác xây dựng NTM theo lộ trình đã đặt ra. Thực hiện nghiêm túc việc quản lý nhà nước đối với công tác xây dựng NTM.

Cần khắc phục tình trạng “cha chung không ai khóc” trong việc thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng NTM của một số đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nguồn vốn kinh phí trong xây dựng NTM chỉ được nhà nước hỗ trợ một phần, còn lại là do người dân đóng góp. Vì thế, sử dụng để tránh thất thoát là một yêu cầu tiên quyết cho vấn đề này. Trong thời gian tới, huyện Sóc Sơn cần phải có những động thái sau

- Tiếp tục rà soát quy hoạch các xã về việc thực hiện các tiêu chí, xã nào không cần thiết thực hiện tiêu chí nào thì không cho vào quy hoạch.

Tránh tình trạng chạy theo thành tích để lấy số lượng tiêu chí mà không tính đến công suất sử dụng.

- Xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội những cán bộ công chức làm sai, gây thất thoát, lãng phí cho địa phương, có thể xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, luân chuyển cán bộ, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ tương ứng…

- Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm, thất thoát lãng phí có thể xảy ra.

Như vậy, quản lý nhà nước về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thời gian tới cần phải thống nhất các giải pháp phù hợp, đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau.

Không có giải pháp nào là tối ưu cho mọi vấn đề, quan trọng huyện cần phải biết kết hợp, vận dụng các giải pháp sao cho linh hoạt, hiệu quả trong quá trình thực thi. Trên cơ sở kế thừa các cách làm hay, phương pháp tốt đã có,

cần tiếp tục học hỏi và bổ sung những giải pháp mới để ứng dụng vào thực tiễn của huyện.

- BCĐ các cấp thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đánh giá hàng năm về tình hình thực hiện chương trình, các Đề án về BCĐ xây dựng NTM huyện. BCĐ xây dựng NTM tổng hợp, báo cáo định kỳ cho UBND huyện và thành phố Hà Nội.

- Thực hiện giám sát từ cơ sở của cộng đồng; mỗi xã lập tổ giám sát nhân dân để giám sát thực hiện kế hoạch xây dựng NTM cấp xã.

- Người dân tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện xây dựng NTM hàng năm (với hình thức thăm quan hộ gia đình thực hiện xây dựng NTM, chấm điểm cho mỗi tiêu chí để cuối năm bình xét hộ đạt tiêu chuẩn). Những việc làm chưa đúng với quy ước thôn, làng phải được công khai để người dân theo dõi việc chính quyền chấn chỉnh, người dân tự sửa đổi…

- Chỉ đạo thống nhất, cụ thể, sâu sát và thu hút được sự tham gia chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn. Cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở phải xem đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên của mình. Các phòng, ban, ngành có liên quan phải xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình của thành phố về xây dựng NTM, giúp đỡ cơ sở kịp thời tháo gỡ khó khăn. BCĐ xây dựng NTM phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, phát hiện sai lệch để uốn nắn, cách làm hay để nhân rộng.

- Mọi chính sách, kế hoạch mãi chỉ nằm trên giấy tờ nếu như nó không được triển khai vào thực tế. Muốn tất cả các cấp, ngành và mọi tầng lớp nhân dân hiểu biết và nắm vững về nó thì tất yếu phải tập trung công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong toàn xã hội. Vì vậy, để phát huy được sự tham gia của toàn dân và để mỗi người dân ý thức được tầm quan trọng của Chương trình xây

dựng NTM, nội dung phương pháp và mục tiêu cần đạt của xây dựng NTM thời kỳ CNH-HĐH, để người dân đồng thuận tham gia và giám sát thực hiện thì hơn bao giờ hết công tác tuyên truyền phải đặt lên hàng đầu.

- Tổ chức phát động phong trào toàn dân xây dựng NTM trong thôn, xã. Trên cơ sở đó giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, cá nhân phụ trách trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án (sau khi đã được UBND huyện phê duyệt).

- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, tạo được sự thống nhất cao về nhận thức trong Đảng, trong nhân dân các xã về quan điểm, nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của nhà nước về xây dựng NTM, để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và mỗi người dân hiểu rõ Chương trình xây dựng NTM người nông dân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng được hưởng thụ. Từ đó đồng tâm, chung sức, tự giác, chủ động tham gia, không ỷ lại, trông chờ vào đầu tư của Nhà nước. Để có được điều này cần phải tổ chức hiệu quả việc phổ biến, quán triệt để cán bộ và nhân dân hiểu đúng, thống nhất nhận thức, tạo được sự đồng thuận thì công việc triển khai sẽ thuận lợi, sáng tạo, đạt kết quả tốt.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể tập trung chỉ đạo và tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng NTM giai đoạn 2016- 2020. Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, UBMTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội huyện phối hợp chặt chẽ với UBND huyện xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền phong phú, đa dạng, thiết thực nhằm tạo sự đồng thuận và nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác hăng hái tham gia xây dựng NTM cho cán bộ và nhân dân, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác thông tin, giới thiệu các điển hình tiên tiến, phương pháp hay, sáng kiến, sáng tạo mới trong xây dựng NTM.

Xây dựng lực lượng công an huyện, công an xã, các cơ quan, đơn vị trong sạch vững mạnh về chính trị tư tưởng, về tổ chức nghiệp vụ, tuyên truyền giáo dục pháp luật, đảm bảo cung cấp trang thiết bị và cơ sở vật chất

đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đẩy mạnh chất lượng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, nâng cao hiệu quả đấu tranh trấn áp tội phạm và tệ nạn xã hội đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự an toàn xã hội.

- Nâng cao trình độ, năng lực quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND các xã. Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo, đổi mới, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.

Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ.

Duy trì, nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở. Thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ, thường xuyên rà soát, đánh giá, đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ.

Công tác tổ chức, xây dựng Đảng, củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở có bước chuyển biến mạnh trên mọi phương diện và có bước tiến mới về chất. Các tổ chức cơ sở Đảng và đoàn thể chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố kiện toàn.

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ) (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)