54. Gia Rai, 55. Ê đê, 56. Chăm Hroi, 57. Ra Glai, 58. Chu Ru, 59. Chàm.
Thực hiện chỉ thị 83 - CĐ của Hội đồng chính phủ về việc cùng phối hợp tiến hành nghiên cứu xác định thành phần các dân tộc ở Việt Nam, trước mắt là phục vụ cho cuộc Tổng điều tra dân số cả nước. 1.101.979, ngày 12/12/1978 Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Trung tâm KHXH & VNQG) cùng Ủy ban Dân tộc Trung ương (nay là Ủy ban Dân tộc & miền núi) trình lên Chính phủ bảng danh mục với 54 dân tộc trong cả nước. Danh mục này được công nhận và sử dụng từ đó đến nay.
Như vậy là so với bảng danh mục năm 1973 thì ở đây không còn các dân tộc như: Giẻ, Ve, Triêng (kết hợp làm một), Hà lăng (nhập vào Xơ đăng), Xrê (nhập vào Cơ ho), Pú nà (nhập vào Giáy), Thủy (nhập vào Pà thẻn), Tống (nhập vào Dao), Chăm hroi (nhập vào Chăm). Trong khi đó, tách Ngái ra khỏi Hoa, thành hai dân tộc là Hoa và Ngái, thêm 3 dân tộc mới là Chơ ro, Brâu và Rơ măm. Đồng thời xác định lại một số tên gọi của các dân tộc: Pa cô thành Tà Ôi, Ca tu thành Cơ tu, Cao lan - Sán chỉ thành Sán chay, Mèo thành Hmông(1).
(1) Khổng Diễn, Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, NXB. KHXH, Hà Nội, 1995.
Nhìn lại các tiêu chí dùng để xác định thành phần các dân tộc ở Việt Nam của các nhà Dân tộc học đã sử dụng cách đây ba thập niên và bảng danh mục gồm 54 dân tộc đã được ban hành trên 20 năm nay, chúng ta thấy có những điểm sau đây:
Về tiêu chí, phải nói rằng các nhà dân tộc học của ta trước đây đã có sự nghiên cứu khá sâu sắc và cân nhắc rất kỹ càng mới đưa ra được 3 tiêu chí như vậy. Mặc dù trong những năm đó chúng ta chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nền dân tộc học Xô Viết và Trung Quốc, nhưng chúng ta đã không đưa tiêu chí lãnh thổ vào để xác định thành phần các dân tộc ở nước mình. Vì rằng, với các dân tộc ở Việt Nam, có đặc điểm là cư trú rất phân tán, do vậy trên một phạm vi lãnh thổ có rất nhiều dân tộc cùng cư trú, dẫn tới tình trạng cư trú đan xen, không có một khu vực nào danh riêng cho một dân tộc nào. Hoặc chúng ta cũng không đưa vấn đề nguồn gốc lịch sử, tộc nguyên vào thành một tiêu chí để xem xét. Vì đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp cả về mặt thời gian cũng như không gian, nếu đi quá sâu vào khía cạnh này e rằng sẽ không giải quyết được vấn đề. Chúng ta cũng không đưa yếu tố dân số vào như là một tiêu chí, một điều kiện để xác định tộc người, dẫu rằng với những dân tộc có dân số quá ít sống bên cạnh hoặc xen kẽ những dân tộc có dân số đông thì việc bảo tồn văn hóa truyền thống hoặc ngay cả việc duy trì tiếng nói của dân tộc mình cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Về số lượng dân tộc, năm 1979 có khác với năm 1973. Trong quá trình phát triển, nhất là sau năm 1986 (Đổi mới), một số nhóm địa phương đề nghị được xem xét lại thành phần dân tộc và tộc danh của họ, một số tỉnh cũng đề nghị xem xét lại thành phần dân tộc.Cụ thể:
- Về tộc danh: Vân Kiều, Bru, Tà Ôi, Ơ đu, Giáy, Hmông, Cao Lan…
- Về thành phần dân tộc: Nguồn (Việt/Kinh); Đan Lai – Ly Hà, Tày Poọng (Thổ); Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng (Chứt); Vân Kiều, Khùa, Trì, Măng Coong (Bru – Vân Kiều); Pa Cô, Pa Hy, Tà Uốt (Tà Ôi); Giẻ, Ve, Triêng, Ba noong (Giẻ - Triêng); Hà lăng, Ca dong, Rơ Ngao (Xơ Đăng); Xree, Lạt, Chin (Cơ Ho); Tà mun (Xtiêng); Thu Lao, Pa Dí, Ngạn, Thổ Đà Bắc (Tày); Vẻn, Giang (Nùng); Cao Lan, Sán Chỉ (Sán Chay); Pú Nà, Quí Châu (Giáy, Nùng); Tu Dí (Bố Y); Thủy (Pà Thẻn); Tống (Dao); Xá Phó (Phù Lá);….
Những vấn đề trên về thành phần dân tộc ở Việt Nam đã được Nhà nước cho phép tìm hiểu xem xét thông qua việc thực hiện đề tài: Điều tra, nghiên cứu xác định lại thành phần dân tộc ở Việt Nam, do các nhà Dân tộc học thực hiện, do Viện khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, từ 2002-2006. Tuy nhiên với nhiều lý do khác nhau, đến nay kết quả của đề tài này vẫn chưa được áp dụng vào thực tiễn. Vì thế
thành phần dân tộc ở VIệt Nam hiện nay so với 1979 không có gì thay đổi. Cụ thể như sau:
Thành phần dân tộc Việt Nam theo Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009
TT DÂN TỘC NHÓM ĐỊA PHƯƠNG, TÊN GỌI KHÁC
PHÂN BỐ
1 Việt Kinh, Nguồn Tất cả các tỉnh trong cả nước
2 Tày Thổ, Ngạn, Phén
Thù Lao, Pa Dí, Tu Dí
Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Hoà Bình, Quảng Ninh, Lào Cai, Lâm Đồng
3 Thái
Tày, Tày Khao, tày Đăm, Phu Thay, Tày Mười, Man Thanh, Hàng Tổng, Tày Khăng, Tày Dọ, Tày Đèng, Thổ Đà Bắc
Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An, Lâm Đồng.
4 Mường Mol, Mual, Moi, Ao Tá (ậu Tá),
Mọi Bi Hoà Bình, Sơn La, Thanh Hoá, Hà Tây,
Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình 5 Khơ - me Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên,
Khơ me Crôm… Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Kiên Giang, Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Cà Mau
6 Hoa Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Xạ Phang, Hoa Hẹ…
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Cần Thơ, Đồng Nai, Vĩnh Long
7 Nùng
Xuồng, Giang, Nùng An, Quý Rịn, Phàn Sinh, Khén Lài Nùng Cháo, Nùng Lòi
Các tỉnh Đông Bắc, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, và các tỉnh Tây Nguyên
8 Hmông
MÌo, Mèo Hoa, Mèo Xanh, Mèo Đỏ, Mèo Đen, Nàm Miêu, Mán Trắng.
Hà Giang, Yên Bái, Lao Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Cao Bằng, Lạng Sơn, và các tỉnh Tây Nguyên
9 Dao
Má, Động, Trại, Xá, Dìu Miền, Kiềm Miền, Quần Trắng, Dao đỏ, Lô Giang, Quần Chẹt, Dao Tiền, Thanh Y, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cóc Ngang, Cóc Mùn, Sơn Đầu
Hà Giang, Yên Bái, Lao Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Cao Bằng, Lạng Sơn và các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai, và các tỉnh Tây Nguyên
10 Gia Rai Giơi ri, Chơ rai, Tơ buăn, Hơ bau,
Hđrung, Cho. Gia Lai, Kon Tum
11 Ê Đê
Ra Đê, Đê, Kpạ, Krung, A Dham, Ktul, Dlie Ruê, Blo, Epan, Mđhur, Bih
Đắk Lắc, Phú yên
12 Ba na Gơ Lar, Tơ Lô, Rơ Ngao,Roh, Giơ Lăng (ý lăng), Krem, Con Kđe, A – La Công, KPăng Công, Bơ Năm
Giai Lai, Kon Tum, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên
13 Sán Chay Cao Lan, Trại Cao, Hờn Bạn, Sán Chỉ
Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, và các tỉnh Tây Nguyên.
14 Chăm Chàm, Chiêm Thành, Hroi
Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam, An Giang, Hồ Chí Minh
15 Cơ Ho Xrê, Nốp (Tu Lốp) Cơ don, Chil
Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận
16 Xơ Đăng
Xơ teng, Hđăng, Tđrá, Mơ năm, Ha Lang, Ca dong, Kmrăng, Con lan, Brila, Tang
Giai Lai, Kon Tum, Quảng Nam
17 Sán Dìu
Sán Dạo, Trại, Trại Đất, Mán Quần Cộc
Bắc Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang 18 Hrê Chăm rê, Chom, Krẹ, Lũy Quảng Ngãi, Bình Định
19 Ra Glai Raclây, Rai, Noang, La oang, Xa điêng
Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Bình Phước, Tây Ninh
20 Mnông Pnông,Nông, Bré, Rơ lam, Bu đăng, Đi Pri, Bia, Gar, chil
Đắc Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước
21 Thổ Kẹo, Mọn Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Poọng, Con Kha, Xá Lá Vàng
Nghệ An, Thanh Hoá
22 Xtiêng Xa điêng Bình Phước, Tây Ninh
23 Khơ - Mú Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu thênh, Tênh, Tày Hạy
Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Nghệ An
24 Bru–Vân Kiều
Bru, Vân Kiều, Măng Coong, Tri, Khùa
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế
25 Cơ Tu Ca tu, Ca, Hạ, Phương, Ca tang Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế
26 Giáy Nhắng, Dầng, Pầu Thìn, Pu Nà, Cùi Chu
Lao Cai, Hà Giang, Lai Châu
27 Tà Ôi Tôi ôi, Pa cô, Pa hi Quảng Bình, Quảng Trị, thừa Thiên Huế 28 Mạ Châu mạ, Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ
Tô, Mạ Krung
Lâm Đồng, Đồng Nai
29
Giẻ –
Triêng Đgiéh, Tareh, Giang Rẫy, Pin, Triêng, Treng, Ta riêng, Ve (veh), Lave, Ca tang
Quảng Nam, Kon Tum
30 Co Cor, Col, Cùa, Trầu Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam
31 Chơ - ro Dơ ro, Châu ro Đồn nai
32 Xinh Mun Puộc Dạ, Puộc Nghẹt Sơn La, Điện Biên
33 Hà Nhì Cồ chồ, U Ní Lai Châu, Lào Cai
34 Chu Ru Chơ ru, Chu Đơn Dương (Lâm Đồng)
35 Lào Lào Bốc,Lào Noi Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thanh
Hoá, Yên Bái, Lào Cai
36 La Chí Cù Tê, La Quả Hà Giang
37 Kháng
Xá Khao, Xá Súa, Xá Dón, Xá Dâng, Xá Hốc, Xá ái, Xá Bung, Quảng Lâm
Sơn La, Lai Châu, ĐiệnBiên
38 Phù Lá Bồ Khô Pạ,Mù Di Pạ, Xá Phó, Phò, Va Dơ Lao, Pu Dang
Lai Châu, Lao Cai 39 La Hủ Khù Xung, Cò Xung, Khà Quy Mường Tè (Lai Châu) 40 La Ha Xá Khao, Khlá, Phlạo Sơn La, Lai Châu, Điện Biên
41 Pà Thẻn Pù Hưng, Tống Tuyên Quang, Hà Giang
42 Lự Lừ, Nhuồn (Duồn) Lai Châu, Điện Biên
43 Ngái Xín, Lê, Đản, Khách gia Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn 44 Chứt Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem,
Tu vang, Pa leng, Xơ lang, Tơ hụng, Chà củi, Tắc cúi, Umo, Xá Lá vàng
Quảng Bình
45 Lô Lô Mun Di Cao Bằng, Hà Giang
46 Mảng Mãng Ư, Xá Lá Vàng Mường Tè, Sìn Hồ, Mường Lay (Lai Châu)
47 Cơ Lao Cơ Lao Đỏ, Cơ lao Xanh, ... Hà Giang 48 Bố Y Chủng Chá, Tu Dí, Trọng Gia,… Hà Giang
49 Cống Xăm Không, Mông Nhé, Xá Xeng Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai
50 Si La Cù Dề Xừ, Khá Pé Mường Tè, Mường Nhé
51 Pu Péo Ka Bèo, Pen Ti lô Lô Lai Châu, Điện Biên
52 Rơ Măm Say Thày, Kon Tum
53 Brâu Brao Ngọc Hồi, Kon Tum
54 Ơ Đuu Tày Hạt Tương Dương, Nghệ An
Cộng đồng tộc người, Dân tộc, tộc người là những loại hình cộng đồng tộc người. Nó được hình thành trong lịch sử, bản thân nó cũng mang tính lịch sử, có quá trình hình thành, phát triển, tồn tại và biến đổi. Những biến đổi của tộc người, dân tộc, chính là các quá trình tộc người. Không chỉ trong xã hội truyền thống mà ngay cả trong xã hội hiện đại quá trình tộc người vẫn liên tục diễn ra, dưới sự tác động của các điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội,… nhất định. Thông qua tiếp xúc tộc người về mọi phương diện, thông qua giao tiếp văn hóa giữa các tộc người, văn hóa của các tộc người bị biến đổi. sự biến đổi ấy có thể làm cho văn hóa tộc người phát triển phong phú thêm, nhưng cũng có thể bị đồng hóa. Đồng hóa có thể là sự tự nguyện (tự nhiên), nhưng cũng có thể do cưỡng bức. Các hiện tượng trên đã dẫn đến các xu hướng phát triển tộc người, biến đổi văn hóa tộc người hiện nay chủ yếu bao gồm:
- Hòa hợp giữa các tộc người
- Bảo lưu, duy trì văn hoá truyền thống và cố kết tộc người - Mai một văn hoá, mất bản sắc văn hóa tộc người, bị đồng hoá.
Tộc người và dân tộc là hai khái niệm khác nhau, nhưng thực tế Việt Nam nhiều khi nó được dùng chung cho các khái niệm khác nhau: Cộng đồng người Việt Nam (Dân tộc Việt Nam); hoặc cộng đồng tộc người chỉ là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam (Dân tộc Kinh, Dân tộc Ba na, Dân tộc Tày, Dân tộc Chăm,…). Vì thế phải xác định rõ nội hàm của thuật ngữ Dân tộc trong các trường hợp cụ thể. Việc xác định rõ nội hàm của thuật ngữ này sẽ là điều kiện tiên quyết khi xem xét những vấn đề lý luận và thực tiễn của Công tác dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
Ngay từ khi ra đời, Dân tộc học Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn tộc người, thành phần dân tộc ở nước ta.
Bằng chứng cụ thể là việc xác định và lập danh mục thành phần dân tộc ở Việt Nam qua các thời điểm cụ thể; cung cấp các luận chứng khoa học cho việc xây dựng và triển khai các chính sách dân tộc trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể.
Thực tiễn cho thấy, tộc người, dân tộc là các khái niệm có tính lịch sử, bởi thế mỗi giai đoạn cụ thể có thể nó sẽ được nhận thức khác nhau đôi chút. Vì thế, danh mục thành phần dân tộc ở Việt Nam ở từng giai đoạn có thể khác nhau. Tuy vậy ở Việt Nam nó chỉ được nhận thức ngày càng chính xác, toàn diện và đầy đủ hơn. Đó chính là chìa khóa của mọi thành công của giới Dân tộc học Việt Nam.
VẤN ĐỀ THẢO LUẬN
1. Phân tích các tiêu chí xác định tộc người trên thế giới ? 2. Phân tích các tiêu chí xác định tộc người ở Việt Nam?
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích danh mục tộc người ở Việt Nam, công bố 1973 ? 2. Phân tích danh mục tộc người ở Việt Nam, công bố 1978 ?
TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC
A. Tài liệu tham khảo bắt buộc
1. Viện Dân tộc học, Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, NXB.KHXH, H. 1975. Thư viện Viện Dân tộc học (Số 1 Liễu Giai).
2. S.I. Bruc, Các quá trình phát triển tộc người và phân loại tộc người (Trong Dân số và phân bố dân tộc trên thế giới), NXB. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Maxcơva, 1962, Bản dịch, Phòng TL TV Viện Dân tộc học, số 1 Liễu Giai, Hà Nội.
3. Khổng Diễn, Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, NXB. KHXH, H.
1995. Thư viện Viện Dân tộc học (Số 1 Liễu Giai), Thư viện Khoa học xã hội (Số 1Liễu Giai).
B. Tài liệu tham khảo
1. Viện Dân tộc học, Góp phần nghiên cứu bản lĩnh, bản sắc các dân tộc ở Việt Nam, NXB.KHXH, H. 1980. Thư viện Viện Dân tộc học (Số 1 Liễu Giai).
2. Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), NXB.KHXH, H. 1978. Thư viện Viện Dân tộc học (Số 1 Liễu Giai), Thư viện Khoa học xã hội (Số 1Liễu Giai), Thư viện Quốc gia (31 Tràng Thi).
3. Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), NXB. KHXH, H. 1984. Thư viện Viện Dân tộc học (Số 1 Liễu Giai), Thư viện Khoa học xã hội (Số 1Liễu Giai).
Chương 6