CÁC HÌNH THỨC TÍN NGƯỠNG NGUYÊN THỦY

Một phần của tài liệu Giáo án Dân tộc học đại cương Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (Trang 88 - 96)

6.1. NGUỒN GỐC CỦA TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG

Theo các kết quả nghiên cứu mới nhất, tôn giáo ra đời từ hai nguồn gốc:

nhận thức và xã hội.

- Thoạt kỳ thuỷ, do không nhận thức được và bất lực trước tự nhiên, tin vào các lực lượng siêu nhiên nên sùng bái thờ cúng tự nhiên và các hình thức tín ngưỡng sơ khai ra đời.

- Khi xã hội có giai cấp, do tầng lớp bị trị bất lực trước sự phân chia giai cấp, trước sự thống trị, … tầng lớp thống trị muốn dựa vào thần quyền để cai trị, tôn giáo ra đời và ngự trị xã hội con người trên các cơ sở đó.

6.2. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA TÍN NGƯỠNG NGUYÊN THỦY

* Các hình thức tôn giáo sơ khai giai đoạn sớm gồm: tô tem (agolkin), ma thuật làm hại, ma thuật chữa bệnh, thờ cúng dục tình, ma chay.

* Các hình thức tôn giáo sơ khai giai đoạn muộn gồm: lễ thành đinh, nghi lễ trong săn bắt, thờ cúng thị tộc mẫu hệ, thờ cúng gia tiên (phụ hệ), Saman, thờ thần bản mệnh (naguan), sùng bái hội kín, sùng bái thủ lĩnh, thờ thần bộ lạc, nghi lễ nông nghiệp (thờ thần nông).

6.2.1. Tô tem

Thờ cúng vật tổ của dòng họ, bộ lạc, thị tộc, … do quan niệm tất cả các thành viên đều sinh ra từ một gốc, gốc đó có thể là động vật hay thực vật, hoặc một vật gì đó trong thiên nhiên (đá, núi, suối, ….). Nhưng chủ yếu là từ động vật. Tô tem của các dòng họ của người Khơ mú, người Chăm, các dân tộc Tây Nguyên, … ở Việt Nam chẳng hạn.

Nguồn gốc:

Cần có sự phân biệt cộng đồng người này với cộng đồng khác trong xã hội tiền giai cấp

Biểu hiện :

Lấy tên động vật thực vật, đặt tên dòng họ, bộ tộc (vật tổ); thờ cúng, không ăn thịt, hủy hoại, không sờ vào vật tổ,…

* Người Chăm có thị tộc dừa thi tộc cau (Kramukavamsa),…

Thờ cúng vật tổ vào dịp tết lễ hàng năm Không ăn thịt vật tổ

Xăm, vẽ trên mình, trên mặt hình thù của vật tổ (người Mảng xăm hình con rắn ở cằm; người Việt xưa vẽ hình chim lạc lên người,..)

Hoá trang đóng giả vật tổ: Khơ mú tha lợn trong Giao thừa,…

Kiêng để thức ăn lên vật tổ (họ Vi kiêng để thức ăn lên quạt,…

6.2.2. Ma Thuật làm hại

- Nguồn gốc do xung đột quyền lợi, nghi kỵ, ghét bỏ và thù hằn nhau giữa các thị tộc, bộ lạc, cộng với tín ngưỡng cho rằng sẽ có một lực lượng siêu nhiên nào đó ủng hộ con người trong việc phù phép, yểm bùa….

- Khi bộ phận chuyên chăm lo phần tâm linh cho thị tộc, bộ lạc xuất hiện (các thầy phù thuỷ, thầy cúng, thầy mo, …), bùa yểm càng ngày càng phát triển mạnh. Bùa ngăn chặn cái ác, làm cho kẻ bị nghi ngờ hại mình phải chết … càng trở thành phổ biến.

- Biểu hiện: Chĩa vũ khí về phía kẻ thù (ở cổng bản, cổng làng khi tế lễ), yểm bùa vào đồ ăn uống, tóc rối, vết chân…khi yểm luôn luôn có những lời phù chú kèm theo.

- Vật linh gắn với bùa yểm thường là các ác thần

- Có nhiều dân tộc ở Việt Nam sử dụng ma thuật làm hại. Ví dụ các dân tộc Tây Bắc, nhất là người Thái, Kháng, La Ha, Xinh mun, Khơ mú,…thường bùa yểm làm cho đối thủ khát nước (lắng nặm) mà chết, đau đớn mà chết (bằng phăn), chảy máu (lắng lượt) mà chết,…

- Ngoài các bùa làm hại, nhiều tộc người còn thực hiện bùa yêu (hay hặc) hoặc yểm bùa ngăn chặn ma tà, quỷ quái không cho vào làng, vào nhà trong các cuộc tế lễ (cắm taleo gài lá xanh, cành gai)…(1)

6.2.3. Ma thuật chữa bệnh

- Nguồn gốc, do quan niệm linh hồn và thể xác, hồn vía…. của con người, người bị bệnh tật, ốm đau là do hồn vía bị lạc, hồn vía yếu, nếu hồn vía không nhập

(1)Một số hình thức bùa, yểm ma thuật làm hại ở Tây Bắc - Bằng phăn: ma thuật có tác dụng như chém vào người bị hại.

- Hằn hộo: ma thuật làm chết dần, chết mũn.

- Lắng lượt: ma thuật làm chảy máu hậu môn.

- Lắng nặm: ma thuật làm khát nước, trương bụng lên.

vào thân xác nữa, con người sẽ chết. Thày mo có thể gọi hồn vía nhập lại thể xác bằng cách thực hiện các loại ma thuật (sửa khoăn, sửa bía)….

Do con người chưa làm chủ được việc chăm sóc sức khoẻ, bệnh tật ốm đau nhiều khi không tự chữa trị được bằng các loại dược liệu có trong tự nhiên,.

Cộng với đó là sự ra đời của các thày cúng, thày mo, thày tào, bà then, những người hiểu biết hơn trong cộng đồng.

- Biểu hiện của ma thuật chữa bệnh:

Cúng bái, dùng cành dâu tằm quật vào người ốm sau đuổi ma tà Cúng gọi vía, đổ lốt cho người khác

Dùng chân gà cào vào người để đuổi ma tà

Bước qua đống lửa cho ma tà có chót theo thì cũng phải bỏ chạy Đốt hình nhân thế mạng

Uống nước lã có tàn nhang, uống nước lã có pha than tro các loại hình nộm, đau bụng thì đốt hình con chó, cho vào nước và uống để chó ăn hết phân lỏng trong bụng cho khỏi

Hóc xương cá thì để xương cá trên đỉnh đầu, lấc thì uống 7 ngậm nước, có mụn hạt cơm thì quyệt vào tấm vản thôi …

- Chữa bệnh bằng phù phép không những chỉ có trong các cộng đồng người của xã hội tiền giai cấp, mà trong xã hội hiện đại nó vẫn luôn song hành cùng y học hiện đại. Đó là một bộ phận quan trọng của y học dân gian. Nếu y lý là quan niệm về hồn vía như trên đã nói, thì y thuật là các hình thức ma thuật đã kể trên đây.

6.2.4. Nghi lễ và thờ cúng dục tình

Đó là các ma thuật tình yêu, nghi lễ tình dục, tình yêu, kiêng kỵ trong quan hệ tính giao, quan niệm về tính giao giữa con người với vật, với thần linh, ma quái, thờ cúng thần tình yêu (Chùa hà, Hà Nội là nơi cầu tình yêu)…

Ma thuật dục tình, tình yêu là muôn màu muôn vẻ. Mỗi tộc người có những hình thức khác nhau… Có cộng động còn cưới vợ, cưới chồng cho người đã chết, do quan niệm ma của những người này vẫn cứ theo và yêu người còn đang sống nên không cho họ kết hôn với người khác….

Các dân tộc ở Tây Bắc có nghi thức múa sinh thực khí (quây luông)(1), xua đuổi phi pai, ma ác phá hoại sinh sản, làm cho phụ nữ chết khi sinh đẻ,…

6.2.5. Ma chay

(1) Múa bằng biểu tượng sinh thực khí của nam giới.

Là loại hình tín ngưỡng liên quan đến người chết. Do quan niệm sống chỉ là gửi và chết là về với tổ tiên của con người nên xuất hiện các tín ngưỡng liên quan.

Chết không phải là hết mà là sang sống ở thế giới khác, tiếp tục cuộc sống ở kiếp khác. Sau một vòng luân hồi lại đầu thai trở thành người… Vì thế phải tiễn linh hồn người chết đi sang thế giới khác thông qua các nghi lễ.

Có nhiều cách xử lý xác của đồng loại khi đã chết

Vứt bỏ xác (bó lại rồi vứt bỏ, cất thành từng khúc rồi vứt bỏ, treo trên cây cho chim ăn (điểu táng )….

Dìm xuống nước (thuỷ táng) Để trong không gian (không táng) Chôn vùi xuống đất (thổ táng/mai táng) Để trong hang (thẩm táng)

Đốt bằng lửa (hoả táng)

Ướp xác bằng các loại dược liệu (dược táng) Ăn thịt người chết (thực táng)

Biểu hiện của ma chay gồm:

Tặng vật và hiến tế Đốt lửa trên mộ

Cỗ bàn và các trò diễn trong ma chay, mai táng Để tang người quá cố

Kiêng kỵ khi trong cộng đồng có người chết...

6.2.6. Lễ thành đinh

Nguồn gốc: Con người cho rằng, khi con người trưởng thành phải được tổ tiên đã khuất và cộng đồng (những người thân thiết đang sống) xác nhận, chứng giám mới được gia nhập cộng đồng chính thức.

Các đặc điểm của lễ thành đinh

Tất cả những người đến tuổi trưởng thành đều phải trải qua Nghi thức đối với con trai phức tạp hơn đối với con gái

Làm lễ thành đinh cho con trai là trách nhiệm của cả cộng đồng Lễ thành đinh có nhiều bước, trải qua nhiều thời điểm

Người thụ lễ phải trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt

Trong thời gian thử thách người thụ lễ phải cách ly cộng đồng (phụ nữ).

Người thụ lễ phải thực hiện một số kiêng kỵ trong ăn uống, tẳmửa

Người thụ lễ hải thông hiểu truyền thuyết, tập quán, tín ngưỡng của cộng đồng mình.

Nghi lễ thành đinh cho nữ thường đơn giản và tổ chức vào lúc dậy thì….

(Tục cà răng, căng tai của các dân tộc ở Tây Nguyên là ví dụ…) 6.2.7. Cầu, cúng cho săn bắn

Nguồn gốc và mục đích là mong muôn săn, bắn có hiệu quả hơn

Hình thức biểu hiện là các ma thuật, bùa trú, phù phép…. Liên quan đến săn bắt: kiêng phụ nữ sờ vào bẫy, súng săn, nỏ, vó, chài, lưới… tính đốt cần câu; đo chiều dài súng săn bắn của các dân tộc thiểu số, tính ngày giờ đi săn bắn (cà na của các dân tộc ít người phía bắc,….) kiêng không nói đến tên thú vật định đi săn bắn, khi được cá bỏ vào giỏ mồm lẩm nhẩm: sô xốc chốc đầy giỏ… sắm cần câu mới, ngày đầu tiên đi câu về không cho mèo ăn cá, sợ sau đó câu chỉ đủ mèo ăn…

Nhiều tộc người tổ chức nhảy múa biểu diễn động tác của loài vật khi trúng đạn hoặc khi mắc lưới… trước khi đi săn. Nhiều dân tộc khi săn được thú bao giờ cũng cúng trả ơn ma bản, ma rừng, ma núi…

6.2.8. Thờ cúng của thị tộc mẫu hệ

Biểu hiện là thờ vật thiêng, thờ lửa, nữ thần mặt trời…do phụ nữ thực hiện . Các dân tộc ở Việt Nam vẫn còn duy trì việc thờ cúng vua lửa (Tây Nguyên), cúng táo quân ngày Tết, kiêng xin lửa và không cho lửa vào ngày Mồng một tết Nguyên đán, thờ mẫu… của người Việt Nam, thờ cúng thần lúa mà biểu tượng là mẹ lúa (me ngo) của các cư dân Môn - Khe me.

6.2.9. Thờ cúng tổ tiên trong gia đình thị tộc phụ hệ

Thờ cúng những người đàn ông của thị tộc đã chết, một loại hình tín ngưỡng đặc trưng của thị tộc phụ hệ.

Nó hình thành do con người tin vào việc có linh hồn, có thế giới bên kia.

Hầu như tât cả các dân tộc ở Việt Nam đều thờ cúng tổ tiên.

6.2.10. Sa man giáo

- Xuất hiện từ giai đoạn tan rã của công xã thị tộc (phụ hệ )

- Biểu hiện: nhập hồn, lên đồng, nhảy múa, phù phép…. để giao tiếp với thần linh (gồm hai cách)

Thần linh nhập vào thầy pháp, nhạc cụ, tế cụ …

Thầy pháp nhập vào xứ sở của thần linh, chu du trong xứ sở của thần linh

Mục đích: Thôi miên những người tham dự, chữa bệnh cho người và vật trừ hiểm hoạ, bói đoán… gọi hồn cho người chết xem họ cần gì, sinh sống ra sao….

6.2.11. Thờ cúng thần bản mệnh

Đây thực chất là tín ngưỡng tô tem cá nhân, nó cũng giống với tô tem thị tộc, nhưng chủ thể là một cá nhân đơn lẻ.

Nguồn gốc việc thờ thần bản mệnh gắn liền với quá trình cá nhân hoá của con người, tách khỏi thị tộc độc lập về mặt tâm linh, thế giới quan,nhân sinh quan.

Các dân tộc ở Việt Nam hiện còn thờ thần bản mệnh thông qua: thờ tạy họ (nơi giữ vía của các thành viên trong nhà) của người Thái, Tày, Cao Lan, Giáy,…

tục thờ bát bẩu khi đứa trẻ sinh ra cho đến khi qua đời của các dân tộc ở Tây Bắc…

Tục thờ vía của các thành viên trong dòng họ của người Hmông (đan một cái dọ, cho các mảnh vải là biểu tượng của các thành viên nam trong họ vào đó, treo trên cột ma nhà trưởng tộc…).

6.2.12. Sùng bái hội kín

Đó là sự sùng bái liên minh bí mật

Hội kín là một tổ chức xã hội đặc trưng trong giai đoạn công xã thị tộc tan rã, nó là nguyên nhân làm tan rã công xã thị tộc

Hội kín hình thành trên cơ sở các gia đình phụ hệ, hệ lễ thành đinh ở thời đại Công xã nguyên thuỷ

Hội kín, có nhiệm vụ đấu tranh chống lại thị tộc mẫu hệ Nó là tiền thân của các tổ chức hành chính sau này

Nó không thực hiện chức năng, nhiệm vụ nếu không có thêm chức năng tôn giáo, ma thuật.

Với hội kín hệ thống các thần đều là thần ác, kết hợp giữa ma người chết với các thế lực siêu nhiên…

6.2.13. Sùng bái thủ lĩnh

Là loại hình tín ngưỡng gắn chặt với hội kín cả về nguồn gốc, lẫn hình thức biểu hiện

Mục đích: thần thánh hoá quyền lực, vai trò của thủ lĩnh, chuẩn y siêu tự nhiên quyền lực của thủ lĩnh còn sống, chiêm bái các thủ lĩnh đã chết thành các vị thần có sức mạnh siêu nhiên…. Tóm lại là sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền.

6.2.14. Thờ cúng thần bộ lạc

Hình thành trong giai đoạn chuyển tiếp giữa xã hội không giai cấp và xã hội có giai cấp. Thần bộ lạc thường là vị thần liên quan đến

Thần che trở cho lễ thành đinh của bộ lạc Thần thoại về người anh hùng

Nhân cách hoá hiện tượng tự nhiên

Thờ thần bộ lạc trước hết là thờ thần chiến tranh, thường có ở các bộ lạc đi xâm lược.

6.2.15. Nghi lễ nông nghiệp

Là hình thái tín ngưỡng của các công xã nông nghiệp (công xã nông thôn).

Nguồn gốc của các tín ngưỡng nông nghiệp: Sự bất lực trước tự nhiên, phải viện nhờ sự phù hộ của thần thánh, muốn thế phải thực hiện các nghi lễ, ma thuật.

Biểu hiện:

Nghi lễ cúng tổ tiên, thần đất, thần nước, thần sấm, thần rừng, thần núi, thần gió (lễ mô hả của người La Hủ)… cầu sự phù hộ cho mùa màng.

Các nghi lễ phồn thực: thờ sinh thực khí, trai gái yêu nhau ở ruộng lúa, trồng gừng, sả trên nương lúa, vùi đá xuống nương trồng khoai lang mong khoai có củ to như đá, giết gia súc, gia cầm, giết người tế thần linh, gián giấy đỏ vào cày bừa, nông cụ., trong tết Nguyên đán của người Hmông, cắt tiết gà vẩy máu vào các loại hạt giống của người Khơ mú … các lễ hội xuống đồng của các dân tộc người ở Việt Nam, nghi thức mẹ lúa của các cư dân Môn – khơ me.

Ngày nay với các dân tộc sinh sống bằng nông nghiệp, các nghi thức thuộc tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp vẫn còn khá nhiều và đậm nét.

VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

1. Nguồn gốc của tôn giáo, tín ngưỡng ?

2. Vai trò chức năng của tôn giáo, tín ngưỡng ?

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích các hình thức tín ngưỡng nguyên thủy, giai đoạn sớm ?

2. Phân tích các hình thức tín ngưỡng nguyên thủy, giai đoạn muộn ?

TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC A. Tài liệu tham khảo bắt buộc

1. X.A. Tocarev, Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng (Lê Thế Thép dịch), NXB. Chính trị quốc gia, H. 1994. Thư viện Viện Dân tộc học (Số 1 Liễu Giai, HN), Thư viện KHXH VN (Số 1 Liễu Giai, HN).

2. E.P. Buxughin, Dân tộc học đại cương (sách dịch), NXB. Giáo dục, H. 1961;

Thư viện Viện Dân tộc học (Số 1 Liễu Giai), Thư viện Khoa học xã hội (Số 1Liễu Giai), Thư viện Quốc gia (31 Tràng Thi).

3. A. Kosven, Lịch sử xã hội nguyên thủy, NXB KHXh, Hà Nội, 2005. Thư viện Viện Dân tộc học (Số 1 Liễu Giai), Thư viện Khoa Lịch sử, ĐH Khoa học xã hội và Nhân Văn Hà Nội, 336 Nguyễn Trãi, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Mạnh, Lý luận và lịch sử tôn giáo, Đại học Huế, 2002. Thư viện Viện Dân tộc học (Số 1 Liễu Giai), Thư viện Quốc gia (31 Tràng Thi).

B. Tài liệu tham khảo

4. Viện Dân tộc học, Góp phần nghiên cứu bản lĩnh, bản sắc các dân tộc ở Việt Nam, NXB.KHXH, H. 1980. Thư viện Viện Dân tộc học (Số 1 Liễu Giai).

5. Viện Dân tộc học, Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam, NXB.KHXH, H. 1983. Thư viện Viện Dân tộc học (Số 1 Liễu Giai).

Một phần của tài liệu Giáo án Dân tộc học đại cương Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w