Con người Việt Nam – tâm lý và tính cách

Một phần của tài liệu giáo án Lịch sử văn hóa Việt Nam (Trang 22 - 25)

Đặc điểm cơ bản nhất của tâm lý người Việt Nam là duy tình được thể hiện trong các mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ họ hàng, thậm chí còn được biểu hiện trong luật pháp.

Khi xem xét tâm lý, tích cách của một dân tộc hay một nhóm người phải đặt nó trong các điều kiện cụ thể về:

- Điều kiện tự nhiên mà dân tộc hay cộng đồng người đó sống có gì đặc trưng. Đối với dân tộc Việt Nam thì đó là môi trường tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán. Do vậy mà tâm lý của con người cũng bị tự nhiên chi phối rất nhiều. (tính thất thường như thời tiết…)

- Điều kiện lịch sử: trong đó đặc trưng nổi bật nhất là chiến tranh. Đó là sự bất bình thường đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại. trong điều kiện bất bình thường đó, những cái bình thường trở nên bất bình thường, còn những cái bất bình thường lại trở thành bình thường.

- Điều kiện xã hội: đó là xã hội tiểu nông trồng lúa nước, làm nông nghiệp nhỏ, dựa vào kinh nghiệm là chính, khoa học kỹ thuật ít có điều kiện phát triển.

Từ những điểm trên mà người ta đã khái quát nên những giá trị tinh thần của người Việt, trong đó những giá trị truyền thống cao nhất bao gồm:

+ Tinh thần yêu nước, kiên cường, gắn bó với quê hương xử sở: gắn bó với gia đình, với họ hàng làng mạc và với tổ quốc. Người Việt coi trọng chữ hiếu nhưng khi cần họ sẽ sẵn sang đặt cái “đại hiếu” (trách nhiệm với đất nước) lên trên cái “tiểu hiếu” (hiếu thảo với cha mẹ).

+ Ý thức sâu sắc và vững bền về bản ngã (ý thức dân tộc).

+ Tinh thần cố kết cộng đồng.

+ Ứng xử linh hoạt, mềm dẻo, dễ thích nghi, dễ hội nhập, “không chối từ về văn hoá”, tiếp nhận những nét văn hoá khác nhau và bằng nhiều cách biến nó trở thành của mình, và “mềm mại như nước” (GS Cao Xuân Huy) - lối ứng xử mềm mại. Đó là con đường duy nhất để chống lại âm mưu bành trướng ở phương Bắc và tạo điều kiện cho nước ta tồn tại giữa hai nền văn hoá lớn: Văn hoá Trung Hoa và văn hoá Ấn Độ.

+ Chịu đựng gian khổ, kiên cường, cần cù, ham học hỏi…

- Những hạn chế trong tâm lý và tính cách của người Việt mà theo các nhà nghiên cứu đó là do xuất phát từ căn tính tiểu nông mà ra.

+ Tuỳ tiện: là do điều kiện sản xuất lạc hậu, phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết nên sản xuất cũng dựa theo thời tiết, từ đó mà nảy sinh ra tính tuỳ tiện thể hiện trong kế hoạch công tác, trong pháp luật…

+ Tâm lý “bình quân cào bằng”: đó là tâm lý không muốn ai hơn mình,

“trâu buộc ghét trâu ăn”, hạn chế sự phát triển của mỗi cá nhân.

+ Sĩ diện (bệnh sĩ): là nguyên nhân cản trở sự phát triển của xã hội.

+ Tâm lý cầu an, cầu may: người Việt thường đổ tại cho khách quan, cho vận may mà ít chịu nhận ra những sai trái, khuyết điểm và hạn chế của mình.

+ Tâm lý gia trưởng, cậy mình là người lớn, người già hay đàn ông thì nói gì cũng đúng tạo nên tính độc đoán, trọng nam khinh nữ.

+ Tâm lý “thủ cựu, hoài cổ”: luôn muốn duy trì cái cũ mà không muốn thay đổi bằng một cái mới hơn bởi tâm lý của người Việt Nam là sợ sự xáo trộn, hạn chế sự phát triển.

+ Người Việt ta còn có tâm lý “ăn xổi”: làm ăn không có kế hoạch lâu dài, chỉ thấy cái lợi trước mắt chứ không thấy cái lợi lâu dài.

KL: Nhận xét về tính cách và tâm lý của người Việt, GS Đào Duy Anh trong

“VNVHSC” đã có kết luận như sau: “Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức kí ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý.

Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tế hoà hoãn bớt cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm. Sức làm việc khó nhọc, nhất là ở miền Bắc, thì ít dân tộc bì kịp. Cảm giác hơi chậm chạp những giỏi chịu đâu đớn cực khổ và hay nhẫn nhục. Tính khí cũng hay nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàn bề ngoài, ưa hư danh và ham mê cờ bạc.

Thường thì nhút nhát và chuộng hoà bình, song ngộ sự thì cũng biết hi sinh vì địa nghĩa. Não sáng tác thì ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hoá thì rất tài.

Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo”.1

Một phần của tài liệu giáo án Lịch sử văn hóa Việt Nam (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w