Giao lưu và tiếp biến trong văn hoá Việt Nam

Một phần của tài liệu giáo án Lịch sử văn hóa Việt Nam (Trang 27 - 37)

BÀI 3: TIẾP XÚC VÀ GIAO LƯU VĂN HOÁ

2. Giao lưu và tiếp biến trong văn hoá Việt Nam

- Cơ tầng văn hoá Đông Nam Á chính là nền tảng tạo nên những yếu tố nội sinh của văn hoá Đông Nam Á. Chính từ đây đã tạo nên những nét bản sắc riêng, tạo nên sức mạnh trong quá trình giao lưu, tiếp biến của văn hoá Việt Nam với các nền văn hoá ngoại lai. Và đặc biệt, tuy bị thống trị, nô dịch về chính trị, chưa bao giờ ngoại bang có thể nô dịch, đồng hoá ta về văn hoá.

- Khái niệm vùng Đông Nam Á: trong thời tiền sử, đây là vùng đất rộng lớn có ranh giới phía Bắc tới tận sông Dương Tử, phía nam đến tận quần đảo Nam Dương (Inđônêxia), phía Tây kéo đến tận biên giới bang Át Xam (Ấn Độ), phía đông là cả một thế giới bán đảo nằm cạnh châu Đại Dương. Dựa vào cứ liệu của các ngành nhân loại học, Dân tộc học, ngôn ngữ học, ngành khoa học nhân văn đã xác định được vùng Đông Nam Á có một cơ tầng văn hoá riêng biệt, phi Hoa, phi Ấn.

- Khu vực Đông Nam Á tiền sử được xem là một trong những cái nôi của nhân loại. Đây là nơi là đại chủng Ôxtralôit cư trú. Những cư dân này đã sáng tạo nên nền văn hoá của riêng mình. “Nền văn hoá đó có cội nguồn và bản sắc riêng, đã phát triển liên tục trong lịch sử. Đó là quần thể văn hoá lúa nước với ba yếu tố:

văn hoá núi, văn hoá đồng bằng và văn hoá biển, trong đó yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đạo” (GS. Phạm Đức Dương).

+ Cư dân cổ vùng Đông Nam Á đã chuyển từ trồng củ sang trồng lúa từ khoảng thế kỷ VI,V,IV TCN. Tuỳ theo địa bàn cư trú mà họ trồng lúa cạn hay lúa nước.

+ Trâu bò (đặc biệt là trâu) đã sớm được thuần dưỡng và đưa vào sản xuất nông nghiệp, làm sức kéo.

+ Kim khí, chủ yếu là đồng và sắt được dùng để chế tạo công cụ, vũ khí, dụng cụ nghi lễ…

+ Cư dân thành thạo trong nghề đi biển.

+ Người phụ nữ có vai trò quyết định trong mọi hoạt động của gia đình - một hình thái xã hội thu nhỏ.

+ Đời sống tinh thần của người cư dân vẫn ở dạng bái vật giáo với việc thờ các thần: thần đất, thần nước, thần lúa. Ngoài ra còn có tục thờ thần mặt trời (thể hiện trên trống đồng), thờ cây, thờ đá… Tổ tiên cũng được thờ phụng.

+ Quan điểm lưỡng phân, lưỡng hợp (dualisme) của cư dân.

Đây là cơ tầng văn hoá của cư dân nông nghiệp trồng lúa. Những đặc điểm của cơ tầng văn hoá Đông Nam Á ta cũng bắt gặp trong những yếu tố nội sinh của văn hoá Việt Nam, bởi “Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ có đủ ba yếu tố văn hoá núi, đồng bằng và biển, có đủ các sắc tộc thuộc các ngữ hệ. Cũng như các nước Đông Nam Á, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, nhưng ở đây người Việt đóng vai trò chủ thể. Đó là một cộng đồng người là ruộng nước được hình thành trong quá trình khai phá vùng châu thổ sông Hồng” (GS. Phạm Đức Dương).

2.2. Giao lưu và tiến biến với văn hoá Trung Hoa (tiếp xúc văn hoá Việt - Hán) Tiếp xúc văn hoá Việt – Hán là một nội dung quan trọng, diễn ra sớm và thường xuyên, in đậm dấu ấn trong văn hoá Việt Nam. Vì vậy có người coi văn hoá Việt Nam là một bộ phận của văn hoá Trung Quốc. Sự tiếp xúc này diễn ra ở tất cả các phương diện, trên nhiều mặt của cuộc sống: văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng. Ngay cả khi không có sự hiện diện của phong kiến phương Bắc ở nước ta thì Việt Nam vẫn chịu sự ảnh hưởng nặng nề của văn hoá Trung Quốc, đó gọi là hiện tượng “Tái Hán hoá”. Sự thường xuyên đó được đóng khung trong các thiết chế tư tưởng – chính trị.

Khi nhìn văn hoá Trung Hoa trong sự đồng đẳng với văn hoá Việt lại phải chú ý ranh giới của văn hoá Trung Hoa không trùng với địa giới Trung Hoa hiện tại. Khoảng 500 TCN trở về trước, vùng Hoa Nam chưa thuộc về lãnh thổ đế chế Trung Hoa. Đó là địa bàn sinh sống của các tộc người phi Hoa như các cư dân nói tiếng Tày – Thái, Tạng - Miến, Mông – Dao, Môn – Khơ me, nói cách khác, đó là địa bàn cư trú của cư dân Bách Việt.

Sự giao lưu và tiếp biến văn hoá Việt – Hán diễn ra rất dài trong nhiều thời kỳ của lịch sử Việt Nam. Cho đến hiện nay, không có một nhà văn hoá học nào lại phủ nhận ảnh hưởng to lớn của văn hoá Trung Hoa đối với văn hoá Việt Nam. Quá trình giao lưu, tiếp biến ấy diễn ra ở cả hai trạng thái: giao lưu cưỡng bức và giao lưu không cưỡng bức.

* Giao lưu văn hoá cưỡng bức Việt - Hán

- Thời kỳ lịch sử: quá trình giao lưu cưỡng bức này diễn ra vào những giai đoạn lịch sử mà người Việt ta bị đô hộ, bị xâm lược: từ TK I TCN đến TK X (thời kỳ Bắc thuộc) và từ năm 1407 – 1427 (thời kỳ Minh thuộc).

- Vấn đề đồng hoá thời Bắc thuộc:

Trong suốt một thiên niên kỷ sau công nguyên, người Hán tổ chức được nền đô hộ, ngoài việc bóc lột ở Giao Châu về mọi phương diện, bộ máy cai trị của người Hán thực hiện chính sách đồng hoá, tiêu diệt văn hoá của cư dân bản địa.

+ Cơ chế chống đồng hoá của người Việt: trước khi phong kiến phương Bắc xâm lược, văn hoá của người Việt đã được định hình, thậm chí còn phát triển mạnh mẽ thành một nền văn minh rực rỡ, văn minh Sông Hồng trên nền tảng là cơ tầng văn hoá Đông Nam Á với yếu tố chủ đạo là văn hoá đồng bằng. Đó chính là điểm tựa, vững chắc để người Việt gìn giữ bản sắc dân tộc, chống mưu đồ đồng hoá của kẻ xâm lược, đảm bảo cho sự tồn tại của mình trước những thế lực xâm lược.

+ Cuộc chiến đồng hoá và chống đồng hoá diễn ra thật quyết liệt, mạnh mẽ, và thường xuyên, chi phối đặc điểm văn hoá nước ta thời kỳ này. Chưa lúc nào ý thức dân tộc được đặt cao như lúc này. Và chưa bao giờ cơ chế tự vệ của nền văn hoá được phát triển mạnh và liên tục như thời kỳ này. Biểu hiện ở nhiều cuộc khởi

một phần nào nó cho thấy sự trường tồn của nền văn hoá Việt trước kẻ thù xâm lăng.

- Giao lưu, tiếp biến văn hoá thời Minh thuộc:

+ Khi xâm lược nước ta, nhà Minh chủ trương tiêu diệt nền văn hoá truyền thống của tộc người, thực hiện chính sách đồng hoá trên mọi phương diện: văn hoá, chính trị, tư tưởng.

Biểu hiện: thủ tiêu toàn bộ những giá trị văn hoá mà dân tộc ta đã sáng tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử. Nhiều tập sử quý, nhiều công trình kiến trúc, đền đài, miếu mạo cũng như những phong tục dân gian bị thủ tiêu một cách cưỡng bức. Dân chúng sống quằn quại dưới ách thống trị tàn bạo của bọn quan lại đô hộ nhà Minh.

+ Cơ chế tự vệ của văn hoá Việt:

Như một quy luật tự nhiên, một khi có sự áp bức ắt phải có chống áp bức.

Hơn nữa, đối với dân tộc Việt Nam, chống giặc ngoại xâm dường như là một nhiệm vụ thường xuyên trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc. Nếu như với một thiên niên kỷ đô hộ phong kiến phương Bắc đã không thể đồng hoá được dân ta, thì liệu trong khoảng thời gian cai trị ít ỏi của mình, triều Minh có thể nào đồng hoá được dân Đại Việt?

Một lần nữa, cơ chế tự vệ của nền văn hoá Việt lại trỗi dậy mạnh mẽ, tạo nên sức mạnh tiềm tàng giúp ta từng bước đánh bại kẻ thù xâm lược. Để rồi sau những cuộc xâm lăng đó, văn hóa truyền thống Việt vẫn được bảo tồn và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những giai đoạn lịch sử tiếp theo.

* Giao lưu văn hoá tự nguyện Việt - Hán

- Trong nền văn hoá Đông Sơn, người ta đã nhận thấy có nhiều di vật của văn hoá phương Bắc nằm cạnh những hiện vật của văn hoá Đông Sơn. Chẳng hạn những đồng tiền thời Tần Hán, tiền Ngũ thù đời Hán, các dụng cụ sinh hoạt của quý tộc Hán như gương đồng, ấm đồng… Có thể những sản phẩm ấy là kết quả của sự trao đổi, thông thương giữa các nước láng giềng.

- Giao lưu Việt – Hán thời Bắc thuộc: với việc giao lưu với phương Bắc, người Việt đã tiếp nhận kĩ thuật rèn đúc sắt và gang, kinh nghiệm chất đá làm đê ngăn sông biển, kĩ thuật dùng phân mà dân gian vùng châu thổ sông Bắc Bộ gọi là phân

Bắc… Điều đáng lưu ý là việc tiếp nhận chữ Hán, mặc dù tiếng Việt với tiếng Hán thuộc hai ngữ hệ khác nhau. Một nghìn năm Bắc thuộc cũng là một nghìn năm tiếng Việt biến đổi theo xu hướng âm tiết hoá và thanh điệu hoá. Nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng Việt và người Việt không bị người Hán đồng hoá về mặt tiếng nói.

- Giao lưu văn hoá Hán - Việt hậu Bắc thuộc:

+ Sự mô phỏng mô hình Trung Hoa được các triều đại của các nhà nước quân chủ Đại Việt đẩy mạnh.

VD: nhà Lý về tổ chức xã hội, chính trị lấy cơ chế của Nho giáo làm gốc, vấn chịu ảnh hưởng rất đậm của Phật giáo. Nhưng từ nhà Trần, nhà Lê đã hoàn toàn tự nguyện và chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất đậm, cụ thể là Tống Nho. Và trong một thời gian dài, Nho giáo được coi là ý thức hệ chính thống.

+ Thời quân chủ, nhất là từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, các triều đại đã mô phỏng mô hình Trung Hoá, trên cơ tầng văn hoá Đông Nam Á, lại thường xuyên phải giữ độc lập dân tộc, chống xâm lược từ phương Bắc. Ngoài mô hình chính trị, người Việt còn tiếp nhận các thành tố văn hoá khác.

Kết quả của sự giao lưu ấy tạo ra ở Việt Nam một mô hình tổ chức xã hội vừa giống vừa khác mô hình tổ chức xã hội của giai cấp phong kiến Trung Quốc về sở hữu ruộng đất, chế độ bóc lột địa tô và về hệ tư tưởng. Bản thân hệ tư tưởng Nho giáo của giai cấp phong kiến Trung Quốc cũng khác hệ tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam, bởi Nho giáo ở Việt Nam đã có một độ khúc xạ rất lớn, do đặc điểm lịch sử - xã hội ở Việt Nam.

2.3. Giao lưu và tiếp biến với văn hoá Ấn Độ

Khác với Trung Hoa có đường biên giới đường bộ với Việt Nam, Ấn Độ không có sự tiếp xúc trực tiếp với Việt Nam, nhưng nền văn hoá Ấn Độ lại có ảnh hưởng sâu đậm đến nền văn hoá Việt Nam và trên nhiều bình diện, văn hoá Ấn Độ

“thẩm thấu” bằng nhiều hình thức và liên tục.

Khi xem xét mối quan hệ, giao lưu, tiếp biến giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Ấn Độ, cần thấy quá trình và mức độ của mối quan hệ này có khác nhau qua các thời kỳ lịch sử và các không gian văn hoá.

Trong giai đoạn đầu của thiên niên kỷ đầu sau công nguyên, trên dải đất Việt Nam hiện nay có ba nền văn hoá: văn hóa Việt ở Bắc Bộ, văn hoá Chăm pa ở Trung Bộ và văn hóa Óc Eo ở Nam bộ. Sự giao lưu, tiếp biến của văn hoá Ấn Độ với ba nền văn hoá này là khác nhau.

Trước công nguyên, nguyên nhân thúc đẩy người Ấn Độ thông thương buôn bán với cư dân Đông Nam Á, trong đó có cư dân của ba nền văn hoá trên là việc buôn bán vàng, sau khi việc buôn bán với thế giới La Mã bị cấm.

- Đối với văn hoá Óc Eo: nền văn hoá Óc Eo cùng với nhà nước Lâm Ấp đã biến mất vào thế kỷ VIII đã khiến cho ta thật khó phục dựng lại những tác động của văn hoá Ấn Độ đối với nền văn hoá này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã khẳng định, nền văn hoá Óc Eo là nền văn hoá của “một quốc gia ngay từ buổi đầu đã được xây dựng trên cơ sở một nền nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển bắt nguồn từ vùng ruộng nương trung nguyên sông Cửu Long của cư dân Môn – Khơme kết hợp với nghề biển cổ truyền của cư dân Nam Đảo. Trên cơ tầng đó, các đạo sĩ Bàlamôn từ Ấn Độ đã tổ chức một quốc gia mô phỏng theo mô hình Ấn Độ trên tất cả các mặt: tổ chức chính trị, thiết chế xã hội, đô thị hoá, giao thông, kỹ thuật công nghiệp cùng với một hệ thống tôn giáo và các nền văn hoá kèm theo, trong đó đạo Bàlamôn giữ vai trò chi phối; đạo pháp Bàlamôn là tối thượng, chữ Brahmi của Sanscrit là chữ thánh hiền” (Phạm Đức Dương).

- Nền văn hoá Chăm pa: nhận xét về mối quan hệ giữa văn hoá Chăm pa và văn hoá Ấn Độ, PGS.TS Ngô Văn Doanh khẳng định: “một điều không thể phủ nhận được là những ảnh hưởng Ấn Độ đã góp một phần cực kì quan trọng vào quá trình hình thành ra vương quốc Chăm pa cũng như một nền văn hoá phát triển rực rỡ và đầy bản sắc – văn hoá Chăm pa”. Có được điều ấy là kết quả của một quá trình giao lưu, tiếp xúc giữa văn hoá Chăm pa với văn hoá Ấn Độ. Người Chăm tiếp nhận mô hình văn hoá Ấn Độ từ việc xây dựng một chế độ vương quyền đến việc tạo dựng mọi thành tố của nền văn hoá Chăm pa. Nhưng ở đây, cũng lại có một độ khúc xạ lớn giữa văn hoá Ấn Độ và văn hoá Chăm pa, chẳng hạn như ở khía cạnh tôn giáo, chữ viết, đẳng cấp xã hội…

- Nền văn hoá Việt ở Bắc Bộ: trước khi văn hoá Ấn Độ tràn vào, văn hoá Việt đã được định hình và phát triển. Người Việt ở đây tiếp nhận văn hoá Ấn Độ vừa trực tiếp, vừa gián tiếp. Những thế kỷ đầu công nguyên, châu thổ Bắc Bộ là địa bàn trung chuyển văn hoá Ấn Độ, nhất là tôn giáo. Các nhà sư từ Ấn Độ đi qua Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) vào khoảng thế kỷ II để rồi tìm đường lên phương Bắc và các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm kinh cũng qua Luy Lâu, coi đây là trạm dừng chân. Người Việt tiếp nhận văn hoá Ấn Độ trong hoàn cảnh rất đặc biệt.

Họ đối mặt với văn hoá Hán, vừa tiếp nhận văn hoá Hán, vừa lo đối phó với chính trị. Bởi vậy, ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ chỉ diễn ra ở tầng lớp dân chúng, nhưng lại có sức phát triển lớn. Giao Châu trở thành trung tâm Phật giáo lớn ở Đông Nam Á… Người Việt thích ứng và tiếp biến đạo Phật một cách dung dị vào cơ tầng văn hoá bản địa; bởi đạo Phật vốn có tinh thần bình đẳng, bác ái, chủ trương dân chủ, không đẳng cấp. Với tín ngưỡng đa thần, người Việt dễ dàng tiếp nhận Phật giáo Đại thừa, mặc dù có thời gian, Phật giáo tiểu thừa đã ngự trị khá vững chắc ở châu thổ Bắc Bộ. Vì thế có thể nói, ngay từ buổi đầu, ở Bắc Bộ Phật giáo đã có tính chất dân tộc.

Tựu chung lại, việc giao lưu, tiếp biến giữa văn hoá Ấn Độ và văn hoá Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử và ở từng vùng đất diễn ra khác nhau, nhưng cơ bản là giao lưu, tiếp biến một cách tự nhiên, tự nguyện.

2.4. Giao lưu và tiếp biến với văn hoá phương Tây

Không phải chỉ đến khi người Pháp vào xâm lược, giao lưu giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá phương Tây mới diễn ra. Bởi trong văn hoá của cư dân Óc Eo, người ta đã nhận thấy những di vật của các cư dân La Mã cổ đại: “2 huy chương hay tiền La Mã, một vật thời Antonics (161 - 180)… Những di vật đó nói lên rằng, Óc Eo đã có những quan hệ thương mại quốc tế rộng rãi” (GS.Hà Văn Tấn). Vào thế kỷ XVI, các linh mục phương Tây đã vào truyền giáo ở vùng Hải Hậu (Nam Định), và vua Lê, chúa Trịnh ở đàng Ngoài cũng như các chúa Nguyễn ở đàng Trong rồi đến triều Tây Sơn đều có quan hệ với phương Tây.

Tuy nhiên, quan hệ thực sự diễn ra vào nửa sau thế kỷ XIX, khi thực dân

kỳ biến động lớn về tư tưởng và chính trị, đồng thời văn hoá Việt Nam cũng có những thay đổi căn bản. Nhìn ở phương diện tính chất giao lưu văn hoá thời kỳ này có hai dạng: thứ nhất là giao lưu một cách cưỡng bức, áp đặt; thứ hai là tiếp nhận một cách tự nguyện.

Về phía người Pháp, đội quân đi xâm lược và đô hộ rất có ý thức dùng văn hoá như một công cụ cai trị nên bị người dân Việt phản ứng một cách quyết liệt.

Có thể thấy thái độ ấy của các nhà Nho yêu nước ở Nam bộ hồi cuối thế kỷ XIX như Nguyễn Đình Chiểu, Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực… Vì vậy người Việt chống lại cả văn hoá mà đội quân xâm lược định áp đặt cho họ. Số phận của chữ quốc ngữ trong giai đoạn này chính là nằm trong thái độ ấy. Tuy nhiên, với người Việt, vận mệnh dân tộc là thiêng liêng nhất, bằng thái độ cởi mở, họ đã tiếp nhận những giá trị, những thành tố văn hoá mới, miễn sao chúng có tác dụng hữu ích trong công cuộc chống ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc. Vì thái độ đối với chữ Quốc ngữ trong giai đoạn này của các Nho sĩ chính là biểu hiện cho điều ấy.

Quá trình giao lưu và tiếp xúc của văn hoá Việt Nam và văn hoá phương Tây giai đoạn này đã khiến người Việt Nam thay đổi cấu trúc lại nền văn hoá của mình, đi vào vòng quay của văn minh phương Tây giai đoạn công nghiệp. Diện mạo văn hoá Việt Nam thay đổi trên các phương diện:

- Thứ nhất là chữ quốc ngữ, từ chỗ là loại chữ viết dùng trong nội bộ một tôn giáo được dùng như chữ viết của một nền văn hoá.

- Thứ hai là sự xuất hiện của các phương tiện văn hoá như nhà in, máy in ở Việt Nam…

- Thứ ba là sự xuất hiện của báo chí, nhà xuất bản…

- Thứ tư là sự xuất hiện của một loạt các thể loại, loại hình văn nghệ mới như tiểu thuyết, thơ mới, điện ảnh, kịch nói, hội hoạ…

Điều đáng quan tâm là sự cấu trúc lại nền văn hoá có những đột biến như mô hình:

Truyền thống

Một phần của tài liệu giáo án Lịch sử văn hóa Việt Nam (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w