Chương 2. HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG KHÔNG GIAN
2.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng hình học không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi qua góc ghép hình
- Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của góc ghép hình trong việc hình thành biểu tượng hình dạng không gian
Trước khi cho trẻ thực hiện các hoạt động trong góc ghép hình, giáo viên cần hiểu được tầm quan trọng của góc ghép hình và biết được ý nghĩa cũng như cách bài trí của góc ghép hình để từ đó có cách tổ chức trong góc ghép hình để đạt được hiệu quả tốt nhất
Góc ghép hình là góc tạo ra các hoạt động giúp trẻ tìm tòi, khám phá các hình dạng không gian mà trẻ đã được học, giúp trẻ nhận biết và phân biệt được các hình khối, giúp trẻ tìm và nối các hình ghép để tạo thành một con vật, đồ dùng hay lắp ráp một ngôi nhà giúp trẻ phát triển trí thông minh và óc sáng tạo.
- Tìm hiểu về cách bài trí trong góc ghép hình
Trong góc ghép hình giáo viên nên trang bị cho trẻ hình, khối cơ bản:
hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối vuông, khối trụ, khối hình chữ nhật, bộ ghép hình tangram, bộ lắp ráp hình
Ngoài ra, giáo viên nên trưng bày các hình mẫu đã được ghép sẵn để trẻ ghép theo mẫu của cô. Hay các bản hướng dẫn ghép hình để trẻ ghép theo mẫu.
- Giáo viên mầm non cần thiết kế các hoạt động đa dạng trong góc ghép hình:
Hoạt động ở góc ghép hình là hoạt động mà rất nhiều trẻ thích tham gia vì nó không chỉ là hoạt động củng cố lại các dạng hình, dạng khối mà còn giúp trẻ thể hiện óc sáng tạo của mình. Vì vậy, giáo viên cần phải tạo ra những hoạt động đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu chơi, khám phá khoa học và phát triển trí tuệ của trẻ. Nội dung trong hoạt động ở góc ghép hình cần được mở rộng để phát huy được tính sáng tạo ở trẻ khi tham gia hoạt động
- Giáo viên cần tăng cường cho trẻ hoạt động trong các góc:
Bên cạnh những hoạt động chắp ghép, xây dựng, xếp,… trong giờ hoạt động ở góc ghép hình, giáo viên có thể cho trẻ hoạt động sau mỗi tiết toán, để giúp trẻ củng cố, luyện tập củng cố kiến thức kĩ năng vừa học. Giáo viên phải hướng sự chú ý của trẻ vào nội dung cần ôn luyện, củng cố.
- Giáo viên bằng kiến thức, kinh nghiệm cuộc sống, ý thức nghề nghiệp cần làm phong phú thêm các đồ dùng ở các góc, đặc biệt là góc ghép hình để các hoạt động thêm sinh động, hấp dẫn với trẻ. Điều đó rât có ý nghĩa sư phạm (giáo viên có thể tận dụng các phế liệu để làm đồ dùng,…)
- Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu, định hướng sự chú ý của trẻ khi tham gia vào các hoạt động góc để hình thành, củng cố, khắc sâu các biểu tượng hình dạng không gian
- Khi tổ chức hoạt động ở góc ghép hình để hình thành biểu tượng về hình dạng không gian cho trẻ, giáo viên nên tiến hành theo các bước sau:
+ Xác định mục tiêu, nội dung dạy học
Giáo viên cần xác định mục tiêu cần đạt được ở tiết học và nội dung bài học theo chương trình đào tạo để từ đó lên kế hoạch cho các hoạt động ở góc ghép hình theo yêu cầu cần đạt được
+ Xác định hoạt động trong góc ghép hình để dạy nội dung trên
Sau khi đã xác định được nội dung và mục tiêu của bài học, giáo viên lên kế hoạch các hoạt động cần làm trong tiết góc ghép hình để khi tiến hành
hoạt động giáo viên không làm chủ được giờ dạy và làm cho học sinh không còn hứng thú.
+ Chuẩn bị đồ dùng cho góc
Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho trẻ, để tất cả trẻ đều được tham gia tiết học.
+ Thiết kế hoạt động ở góc ghép hình
Giáo viên cần lên kế hoạch kĩ các bước tiến hành trong hoạt động góc.
(Cái gì thực hiện trước, cái gì thực hiện sau,..) + Tổ chức hoạt động trong góc ghép hình
Sau khi đã chuẩn bị xong, giáo viên tiến hành tổ chức các hoạt động theo tuần tự kế hoạch đã đề ra từ trước
+ Kiểm tra, đánh giá hoạt động trong góc ghép hình.
Cuối cùng, sau tiết hoạt động ở góc ghép hình, giáo viên đánh giá về tiết học xem đã đạt yêu cầu như ban đầu đề ra chưa. Xem những ưu điểm trẻ đạt được và nhược điểm, sai xót mà trẻ hay mắc phải trong khi tiến hành hoạt động, để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục.