Chương trình quan trắc khí chưa thực hiện

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂQUAN TRẮCQUỐC GIA ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHÍ, TIẾNG ỒN VÀ ĐỘ RUNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 (Trang 35 - 38)

IV. HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN TOÀN QUỐC

4.2. Hiện trạng mạng lưới các chương trình quan trắc quốc gia

4.2.2. Chương trình quan trắc khí chưa thực hiện

Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL được thành lập từ năm 2009, tuy nhiên đến nay, vùng KTTĐ này vẫn chưa có chương trình tổng thể quan trắc được thiết kế và trình cấp có thẩm quyền ban hành, làm cơ sở cho việc thực hiện quan trắc định kỳ hàng năm. Trong khi chất lượng môi trường tại Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đang ngày càng có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái nhưng các cơ quan quản lý lại thiếu các số liệu quan trắc môi trường trên bình diện toàn Vùng để theo dõi, giám sát vấn đề này.

Trong khuôn khổ kế hoạch năm 2014, Trung tâm Quan trắc môi trường được Tổng cục Môi trường tiếp tục giao thực hiện nhiệm vụ “Thiết kế chương trình tổng thể quan trắc môi trường tại vùng KTTĐ vùng ĐBSCL giai đoạn 2015-2020” để có cơ sở cho việc định kỳ thực hiện quan trắc môi trường tại vùng KTTĐ vùng ĐBSCL trong những năm tiếp theo, tuy nhiên đến nay chương

36

trình quan trắc này chưa được thực hiện.. Từ đó nhận dạng được các vấn đề môi trường bức xúc tại vùng KTTĐ vùng ĐBSCL để cung cấp thông tin và số liệu cần thiết phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường.

Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL được quy hoạch bao gồm 4 tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Cần Thơ, việc lựa chọn chương trình tại 4 tỉnh này dựa trên các phương pháp thiết kế:

+ Phương pháp thu thập số liệu: từ các ố liệu điều kiện kinh tế- xã hội; các quy trình thiết kế chương trình tổng thể; thông tin liên quan tới nguồn áp lực, hiện trạng môi trường tại các tỉnh thuộc vùng

+ Phương pháp điều tra, khảo sát và quan trắc thử nghiệm: Điều tra, khảo sát để xác định điều kiện thực tế, điều kiện địa hình, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm, vị trí các nguồn thải từ đó đưa ra các nhận xét trực quan đối với khu vực cần quan trắc; đồng thời thu thập thông tin về hiện trạng mạng lưới quan trắc; tổng hợp tài liệu, số liệu liên quan làm cơ sở cho việc lựa chọn vị trí đặt các điểm quan trắc và thông số, tần suất cho phù hợp đối với từng khu vực quan trắc.

+ Phương pháp thiết kế chương trình quan trắc: tuân thủ theo Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.

+ Phương pháp kế thừa:Nghiên cứu, chọn lọc và tham khảo các tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan từ những công trình, đề tài nghiên cứu trước đây của mạng quan trắc trung ương và địa phương.

+ Phương pháp chuyên gia: Sau khi xây dựng Dự thảo chương trình tổng thể quan trắc môi trường tại vùng KTTĐ vùng ĐBSCL, Trung tâm Quan trắc môi trường tổ chức cuộc họp nhóm chuyên gia để lấy ý kiến, sau đó nghiên cứu, tiếp thu để điều chỉnh và hoàn thiện chương trình.

- Mạng lưới chương trình:

Mạng lưới điểm quan trắc tại vùng KTTĐ vùng ĐBSCL được thiết kế bao gồm các điểm quan trắc nước mặt, quan trắc nước biển và quan trắc không khí – tiếng ồn, cường độ dòng xe. Tiêu chí xác định các vị trí quan trắc khí và tiếng ồn- cường độ dòng xe được mô tả trong bảng dưới:

Bảng 9: Tiêu chí lựa chọn điểm quan trắc không khí xung quanh, tiếng ồn và cường độ dòng xe tại vùng KTTĐ vùng ĐBSCL

37

Vị trí Tiêu chí lựa chọn điểm

Vị trí các điểm quan trắc tác động

Điểm quan trắc bị tác động bởi hoạt động giao thông đường bộ.

Điểm quan trắc bị tác động bởi khu dân cư tập trung Điểm quan trắc bị tác động bởi hoạt động sản xuất công nghiệp

Điểm quan trắc bị tác động bởi hoạt động khai thác khoáng sản

Điểm quan trắc bị tác động bởi hoạt động du lịch Điểm quan trắc bị tác động bởi các hoạt động từ khu làng nghề

Căn cứ vào đặc điểm địa hình, đặc thù phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương trong vùng KTTĐ vùng ĐBSCL và nguồn kinh phí được giao trong năm 2015 tại Quyết định số 299/QĐ-BTNMT ngày 09/02/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhóm thực hiện lựa chọn các điểm quan trắc theo từng thành phần môi trường đã được thiết kế tại dự thảo số 1 Chương trình tổng thể quan trắc môi trường tại vùng KTTĐ vùng ĐBSCL để quan trắc thử nghiệm, cụ thể:

+ Quan trắc môi trường nước mặt: 36 điểm

+ Quan trắc môi trường nước biển ven bờ: 10 điểm + Quan trắc không khí xung quanh và tiếng ồn: 20 điểm

Đối với thành phân quan trắc không khí xung quanh và tiếng ồn, các thông số được đưa ra bao gồm:

Bảng 10: Thông số phân tích môi trường không khí và tiếng ồn-cường độ dòng xe

Thành phần môi trường Thông số quan trắc tại hiện trường

Thông số phân tích trong phòng thí nghiệm Không khí xung quanh Nhiệt độ, độ ẩm, vận

tốc gió, hướng gió.

SO2, NO2, CO, TSP, Pb, Bụi PM10, Bụi PM2,5 Tiếng ồn và cường độ

dòng xe

LAeq, LAmax, cường độ dòng xe.

+ Tần suất quan trắc: tối đa 6 lần/ năm

+ Thời gian quan trắc: tháng 1, 3, 5, 7, 9 và 11

38

Chương trình quan trắc vùng KTTĐ vùng ĐBSCL sẽ được thực hiện vào giai đoạn 2017-2020.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂQUAN TRẮCQUỐC GIA ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHÍ, TIẾNG ỒN VÀ ĐỘ RUNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)