3.1 GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT
Giải pháp nâng cao chỉ tiêu độ tin cậy.
Hiện trạng
Các chỉ số SAIDI, SAIFI, MAIFI vẫn còn cao.
Giải pháp
Lập kế hoạch cắt điện hợp lý, tăng cường tu bổ, sửa chữa thường xuyên hạn chế sự cố lớn, giảm sự cố hệ thống lưới điện từ đó để hệ thống được cấp điện ổn định góp phần làm lượng điện thương phẩm tăng cao.
Việc lập kế hoạch cắt điện công tác tháng, tuần phải phù hợp với khả năng nhân lực, phương tiện; phải kết hợp nhiều công tác trên cùng một xuất tuyến để giảm số
lần cắt điện; cắt điện vào ban đêm hoặc các ngày nghỉ, hạn chế ảnh hưởng đến các cơ sở sản xuất lớn.
Thời gian sửa chữa lưới điện cần rút ngắn bằng cách khảo sát kỹ hiện trường, dự kiến các tình huống phát sinh để chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện phù hợp;
kiên quyết không cắt điện hoặc cho phép kéo dài thời gian mất điện do chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện thi công không chu đáo.
Các đơn vị cần nâng cao chất lượng kiểm tra định kỳ lưới điện để phát hiện và sửa chữa kịp thời các khiếm khuyết của lưới điện, nắm vững tình trạng và khả năng vận hành của thiết bị, hạn chế sự cố đột xuất. Các sự cố phải được điều tra tìm nguyên nhân một cách chính xác và có biện pháp ngăn ngừa sự cố tái diễn.
Phương pháp giảm tổn thất lưới điện.
Hiện trạng
Tổn thất vẫn còn cao.
Hiện tượng quá tải đường dây, máy biến áp trên lưới điện, máy biến áp thường xuyên xảy ra.
Cosφ một xí nghiệp vẫn còn thấp.
Giải pháp
Theo dõi các thông số vận hành lưới điện, tình hình tăng trưởng phụ tải để có kế hoạch vận hành, cải tạo lưới điện, hoán chuyển máy biến áp đầy, non tải một cách hợp lý, không để quá tải đường dây, quá tải máy biến áp trên lưới điện. Thường xuyên tính toán kiểm tra đảm bảo phương thức vận hành tối ưu trên lưới điện. Đảm bảo duy trì điện áp trong giới hạn cao cho phép theo quy định hiện hành và khả năng chịu đựng của thiết bị.
Theo dõi thường xuyên cosφ các nút trên lưới điện, tính toán vị trí và dung lượng lắp đặt tụ bù tối ưu để quyết định lắp đặt, hoán chuyển và vận hành hợp lý các bộ tụ trên lưới nhằm giảm tổn thất điện năng.
Tăng cường sử dụng phụ tải 3 pha để giảm độ phi đối xứng.
Cân bằng phụ tải giữa các pha.
Nâng cao mức điện áp vận hành của hệ thống (Hiện nay, Công ty Điện lực Long Biên đang sử dụng cấp điện áp 23kV thay cho 22kV)
Phương hướng cải tạo lưới điện của Công ty Điện lực Long Biên:
Công tác đầu tư xây dựng.
- Xây dựng mới 35 TBA với tổng công suất đặt khoảng 14.540 kVA.
- Nâng công suất 04 TBA với tổng công suất đặt khoảng 2060 kVA.
- Lắp đặt bổ sung tù bù trung áp trên địa bàn quận Long Biên năm 2016: Tụ bù trung áp 9 bộ 200 kVAr- 12,7 kV,20 bộ 175 kVAr-12.7 kV, 6 bộ 100 k Var-12,7 kV - Xây dựng mới tuyến ĐDK lộ 379 E1.2 từ cột 9 đến 17(đi chung cột với lộ 378E1.2 sử dụng dây nhôm lõi thép AC-150mm 2, chiều dài 750m.
Giải pháp cải tạo, nâng cấp đường dây và MBA.
Hiện trạng
Phường Bồ Đề có tổn thất bình quân 5,21% (năm 2015). Theo khảo sát các TBA có tổn thất cao, ta thấy trạm biến áp Bồ Đề 1 vận hành với công suất là 250 kVA do mật độ dân cư cao, phụ tải lớn có bán kính cấp điện lớn, điện áp thấp. Nên xảy ra quá tải và cũng tăng tỷ lệ tổn thất điện năng. Thực trang của đường dây 35 kV đã cũ nát, dây dẫn có nhiều mối nối, chắp vá, bán kính cấp điện quá xa, kết cấu chưa hợp lý gây ra tổn thất và vận hành không an toàn.
Giải pháp
Nâng cấp TBA Bồ Đề 1 từ công suất 250kVA lên 500kVA.
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kinh phí cải tạo đường dây 35 Kv và nâng cấp TBA Bồ Đề 1 từ công suất 250kVA lên 500 kVA tại phường Bồ Đề
TT Khoản mục chi phí Chi phí Thuế Chi phí
trước thuế GTGT sau thuế
1 Chi phí xây dựng 73 794 856 81174341
1.1 Chi phí xây dựng 51 462 053 5 146 205 56 608 258
1.2 Chi phí lán trại tạm phục vụ thi công 2 332 803 233 280 2 566 083
2 Chi phí thiết bị 127 856 124 140 641 737
2.1 Chi phí mua sắm thiết bị 121 240 720 12 124 072 133 364 792 2.2 Chi phí lắp đặt thiết bị 4 876 036 487 604 5 363 640 2.3 Chi phí thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị 1 739 368 173 937 1 913 305
3 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 50 265 086 55 291 593
3.1 Chi phí thiết kế công trình TBA(Phần
XD) 13 985 233 1 398 523 15 383 756
Chi phí thiết kế công trình TBA (GTB>=
GXD) -Phần TB 23 611 791 2 361 179 25 972 970
3.2 Chi phí thẩm định thiết kế 197 123 19 712 216 835
Chi phí thẩm định dự toán 176 085 17 608 193 693
3.3 Chi phí giám sát thi công xây dựng 4 793 121 479 312 5 272 433 Chi phí giám sát thi công lắp đặt thiết bị 5 785 718 578 572 6 364 290 3.4 Chi phí nghiệm thu, bàn giao công trình. 1 716 015 171 601 1 887 616
4 Chi phí khác 10984929
5 Chi phí dự phòng 47 404 631
TỔNG CỘNG 335 497 231
Tổng chi phí: VĐT= 335 497 231 ( đồng) ≈ 335,5 triệu đồng
Việc cải tạo đường dây 35 kV, xây dựng 1 TBA công suất 500kVA tại tại phường Bồ Đề là cần thiết vì khi đó sẽ giải quyết được các vấn đề:
- Chống quá tải điện;
- Giảm xuất sự cố lưới điện;
- Giảm tổn thất điện năng;
Hiệu quả: Trước khi cải tạo đường dây 35kV và xây dựng thêm TBA thì tỷ lệ tổn thất trên địa bàn phường đạt 5,27%, sau khi cải tạo và xây dựng mới thì tỷ lệ tổn thất giảm còn 4,49% (theo tính toán của Điện lực).
Coi như chi phí bảo dưỡng trước và sau sửa chữa là không thay đổi thì giá mua điện bình quân là 1087,3 đồng/kWh và lượng điện năng đầu nguồn là 12,9 triệu kWh thì số tiền tiết kiệm được sau 1 năm sau khi sửa chữa là
TK= 0,78 % ×12,9×1 087,3 = 109 (triệu đồng) Thời gian hoàn vốn đơn của dự án là:
Thv= VDT
TK = = 3,08(năm).
3.2 GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ
Công tác kiểm tra giám sát mua bán điện.
Hiện trạng
Hiện nay vẫn còn khách hàng kí hợp đồng chưa đúng với mục đích sử dụng điện, vẫn còn tình trạng trộm cắp điện.
Giải pháp
Thực hiện tốt chế độ thay định kì hệ thống đo đếm, hoàn thanh vượt mức kế hoạch thay định kỳ công tơ do tổng công ty giao, không để công tơ quá hạn định vận hành trên lưới. Đảm bảo đúng quy định của pháp lệnh đo lường đối với các thiết bị đo đếm điện năng.
Tăng cường kiểm tra phụ tải để thay thế hệ thống đo đếm điện năng quá tải, non tải, cháy, kẹt, làm việc không chính xác.
Thực hiện kiểm tra định kì hệ thống đo đếm điện năng hòm công tơ, sơ đồ mạch, chất lượng dây dẫn đo đếm và hệ thống kẹp chì, niêm phong các khách hàng sử dụng để phát hiện kịp thời hệ thống đo đếm làm việc không chính xác gây nên mất mát điện năng.
Thay đổi định kì đảm bảo yêu cầu của pháp lệnh đo lường và quy trình kinh doanh.
Lắp công tơ điện tử cho khách hàng thuộc đối tượng mua điện 3 giá là các khách hàng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sản lượng trung bình 3 tháng lớn hơn 2.000kWh
Vận động và yêu cầu khách hàng thay thế toàn bộ hệ thống đo đếm cao thế đang sử dụng công tơ điện tử 3 pha 2 phần tử bằng các công tơ 3 pha 3 phần tử.
Khảo sát lắp đặt thí điểm công tơ điện tử thu thập dữ liệu từ xa phục vụ công tác kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng.
- Áp giá bán điện đúng đối tượng:
- Áp giá ngay khi khách hàng lắp đặt công tơ mới.
- Áp giá theo yêu cầu mục đích sử dụng điện của khách hàng.
- Áp giá khi khách hàng thay đổi mục đích sử dụng điện. Kiểm tra, áp giá lại đối với các khách hàng có tỉ lệ sản xuất theo danh sách quản lý.
Công tác ứng dụng công nghệ trong KDĐN Hiện trạng
Vẫn cần nhân viên kiểm tra ghi chỉ số điện Thu tiền điện vẫn cần có nhân viên tới thu.
Hóa đơn tiền điện vẫn phải mất chi phí để in.
Những thắc mắc của khách hàng vẫn phải đến công ty để giải quyết.
Các hóa đơn giấy tờ vẫn phải lưu giữ.
Giải pháp
Mở rộng triển khai dự án “Chăm sóc khách hàng qua hệ thống SMS cho khách hàng ngành điện
Triển khai nhân rộng việc áp dụng hoá đơn điện tử (HĐĐT) vào hoạt động kinh doanh điện năng nhằm mục tiêu
Triển khai đồng bộ việc sử dụng thiết bị điện tử để ghi chỉ số công tơNâng cấp cải tiến dịch vụ chăm sóc khách hàng qua tin nhắn SMS, email theo hình thức thông tin
2 chiều: Chủ động gửi các bản tin thông báo các văn bản pháp quy, chính sách mới của nhà nước, tình hình cung ứng điện, tuyên truyền tiết kiệm điện, thông tin liên quan đến sử dụng điện, thông báo kết quả giải quyết.
Hoàn thiện hệ thống tự động đọc dữ liệu công tơ khách hàng lớn của Điện lực.
Đa dạng hoá các hình thức thanh toán điện tử: triển khai các hình thức thanh toán qua Mobile banking, Internet Banking.