Dự án đưa ra các phương án kĩ thuật đó là sử dụng các loại cộng nghệ hiện đại và
tiết kiệm năng lượng, hiệu quả sử dụng cao sau:
- Công nghệ RCR STAG, bản quyền của RCR International.
- Công nghệ Chamco của Mỹ do đại diện độc quyền tại Việt Nam TECIN cung cấp.
- Công nghệ Cool Plasma Adaptive ARC và các bon hóa của Mỹ do Công ty CP môi trường Tiến Thịnh độc quyền tại Việt Nam cung cấp.
Sản phẩm của các loại công nghệ này là sản phẩm sạch, hữu ích như dầu Diezel, phân vi sinh, điện, khí biogas, than nhiệt độ cao cung cấp cho các nhà máy cán luyện thép, nhiệt điện,...
6.2.1 Công nghệ RCR STAG:
ReCycled Refuse International Limited (RCR Ltd) - một trong những tập đoàn công nghệ môi trường và xử lý chất thải hàng đầu của Anh đang có kế hoạch đầu tư khoảng 6,53 tỷ euro (8,92 tỷ USD) vào Việt Nam trong những năm tới.
RCR sẽ áp dụng liên hoàn, tổng hợp cần thiết để tránh chôn lấp trên 95%, xử lý
nước thải, nước thải của thân nhà máy đạt và vượt các tiêu chuẩn phát thải của Việt Nam. RCR sắp tới đang có ý định đầu tư vào Việt Nam xây dựng và khai thác 15- 20 nhà máy tái chế liên hoàn xử lý chất thải bằng hơi và phát điện (RCR STAG) tại những tỉnh có nhu cầu xử lý chất thải rắn đô thị 300 tấn/ngày trở lên, với tổng công suất thiết kế 15 triệu tấn/năm, để xử lý và tái chế chất thải rắn đô thị đến 12,8 triệu tấn/năm (hoặc 35.000 tấn/ngày). Trong đề án trên, RCR dự kiến cần 12-15 tháng để xây dựng, chạy thử mỗi nhà máy và làm các giấy phép cần thiết theo quy định hiện hành của Việt Nam. RCR cũng cần 3-5 ha đất cho mỗi nhà máy 300 tấn/ngày, tức là khoảng 450-600 ha cho toàn bộ đề án. Địa điểm tốt nhất là gần các bãi rác hiện có, hay đã đóng cửa, để kết hợp khai thác, giải phóng rác, phục hồi và trả lại đất cho địa phương. Khi đi vào hoạt động, các nhà máy sẽ phát 3,5 triệu MWh điện lên lưới.
Ngoài ra, RCR sẽ cung cấp 2.700 xe thu gom rác và vận hành hệ thống thu gom kiểu mới, tiên tiến theo lịch trình cho hợp đồng 25 năm. RCR sẽ tìm kiếm các đối tác trong nước, bao gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường (hoặc Tổng cục Môi Trường, Cục Quản lý chất thải), Bộ Xây dựng và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hợp tác theo mô hình PPP. Theo đó, hai bên sẽ cùng nhau nghiên cứu, xây dựng đề án và ký kết hợp đồng dự án cho toàn bộ, hay phần lớn nhà máy RCR STAG trong toàn
quốc và triển khai thực hiện qua một doanh nghiệp dự án của RCR, gồm công ty mẹ và các công ty con. Theo RCR, phần tham gia của phía Việt Nam chỉ là các ưu đãi đầu tư, các chính sách tài chính và thực hiện hợp đồng cung cấp chất thải rắn đô thị và thanh toán phí xử lý và thu gom. RCR sẽ chịu trách nhiệm mang vào toàn bộ đầu tư, công nghệ, bí quyết và sự nhạy bén thị trường. “RCR là nhà đầu tư duy nhất trên thế giới dành ưu đãi đặc biệt cho Việt Nam trong cơ chế PPP, mặc dù không tham gia góp vốn chủ sở hữu”.
Do nắm bắt được các hướng phát triển của công ty RCR, công ty TNHH Vĩnh Thắng – Hải Phòng đã đề nghị hợp tác, mua lại các thiết bị, dây chuyền cũng như yêu cầu công ty RCR hợp tác để có những chuyên gia hướng dẫn sử dụng các loại máy móc trên cho các chuyên gia bên phía Việt Nam làm việc trong quá trình dự án “Xây dựng Khu liên hợp xử lí rác thải thành điện Đại Phúc” xây dựng, lắp đặt và đi vào hoạt động. Với trường hợp của Khu liên hợp xử lý rác thải thành điện Đại Phúc này, ứng với mỗi 250 tấn sẽ cung cấp khoảng 20MW / giờ của điện năng dư thừa và ứng với công suất xử lý rác thải 700 tấn/ ngày đến 1000 tấn/ ngày thì lượng điện sản xuất ra là rất lớn.
6.2.2 Công nghệ Chamco của Mỹ do đại diện độc quyền tại Việt Nam TECIN cung cấp.
Xử lí tổng hợp chất thải rắn đô thị không cần phân loại trước và phát điện nối lưới.
Quy mô: ứng với mỗi công suất 150 tấn/ ngày thì sẽ phát điện ra 4MW Công nghệ sử dụng: Phân loại rác, sản xuất RDF, khí hóa và phát điện.
Nhà đầu tư / cung cấp: Chamco, Mỹ.
Hình thức đầu tư/ bán: bán nhà máy, chìa khóa trao tay có hỗ trợ dịch vụ vay vốn, nếu có thỏa thuận mua bán điện.
Hình 2.2: Công nghệ Chamco của Mỹ do đại diện độc quyền tại Việt Nam TECIN cung cấp.
6.2.3 Công nghệ Cool Plasma Adaptive ARC và các bon hóa của Mỹ do Công ty CP môi trường Tiến Thịnh độc quyền tại Việt Nam cung cấp:
Phương án dự án sử dụng công nghệ Cool Plasma Adaptive ARC và Carbon hóa hoạt động theo dây chuyền khép kín. Theo đó, rác thải sau khi được thu gom về sẽ qua hệ thống băng tải để phun chế phẩm, khử mùi, sơ chọn, nghiền, sấy rác và đưa vào lò đốt. Tiếp đó, rác thải sẽ được đưa vào lò đốt plasma, với nhiệt độ trên 1.3000C có thể nung chảy các chất vô cơ trong rác thải ở đáy lò đốt, đồng thời có thể giảm độ ẩm của rác đầu vào, chất thải là xỉ đầu ra chỉ chiếm 8,3-16,7%. Dự án cần diện tích khoảng 7ha, với công suất xử lý từ 500 - 2.000 tấn/ngày.
Plasma là quá trình tạo khí ở dạng ion hóa nhờ sự phóng điện trong khí. Tia chớp hình thành khi có sét là ví dụ về plasma trong tự nhiên. Đầu đốt plasma và hồ quang điện (là plasma nhân tạo) có thể chuyển một lượng lớn điện năng thành nhiệt năng.
Đầu đốt plasma và hồ quang điện có thể tạo nhiệt độ lên tới 10.000 ºF (khoảng 5.500 ºC). Khi sử dụng trong nhà máy khí hóa, đầu đốt plasma và hồ quang điện tạo ra lượng nhiệt cực lớn, khơi mào, duy trì và tăng tốc các phản ứng khí hóa khiến quá trình khí hóa trở nên hiệu quả hơn.
Trong lò phản ứng khí hóa rác thải (rác thải rắn đô thị, rác thải phá dỡ ô tô, rác thải y tế, sinh khối hoặc phế thải độc hại), khí nóng từ đầu đốt plasma hoặc hồ quang tiếp
(hơn 1.650 ºC). Lượng nhiệt rất lớn này có tác dụng duy trì các phản ứng khí hóa bằng cách phá vỡ các liên kết hóa học của rác và chuyển chúng thành khí tổng hợp. Thành phần chủ yếu của khí tổng hợp này là khí carbon monoxide và khí hydrogen (CO và H2) – những khí nguyên liệu cơ bản để sản xuất hóa chất, phân bón, khí cháy. Khí tổng hợp cũng được dẫn đến turbin khí, đốt tạo hơi nước để chạy turbin hơi trong quá trình sản xuất điện.
Do rác trong lò khí hóa được chuyển thành các thành phần cháy cơ bản (CO và H2), nên các loại rác độc hại cũng trở thành nhiên liệu khí hữu ích. Các vật liệu vô cơ trong rác được nung chảy và chuyển thành xỉ dạng pha thủy tinh, không độc hại và có thể sử dụng làm cốt liệu trong xây dựng.
Hình 2.3: Lò khí hóa plasma
Công nghệ plasma đã được sử dụng hơn 30 năm trong một số ngành công nghiệp như: hóa chất và luyện kim. Tuy vậy, thời kỳ đầu, công nghệ này đã được sử dụng để phân hủy các phế thải độc hại cũng như để thiêu chảy tro của các lò đốt sinh khối nhằm tạo ra loại xỉ an toàn, không bị chiết tách (chất độc hại). Việc sử dụng công nghệ plasma thiêu kết rác và sinh ra năng lượng là hướng phát triển mới đây.
Hiện nay, một số nhà máy khí hóa rác bằng plasma đang hoạt động tại Nhật, Mỹ, Canada, Nga, Ấn Độ,... Trong đó, nhà máy khí hóa rác thải, khi phá dỡ ô tô, để phát điện đã hoạt động tại Utashinai (Nhật Bản) từ năm 2001.
6.2.4
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ- TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ “XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
THÀNH ĐIỆN” TẠI HẢI PHÒNG
1 Các thông số đầu vào cần thiết để phân tích dự án: