CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG DỰ ÁN “CẢI TẠO, CHỈNH TRANG ĐỒNG BỘ HẠ TẦNG TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN
2.1. MỘT SÔ THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
Tên công trình: “Cải tao, chỉnh trang đồng bộ hạ tầng tuyến đường Nguyễn Sơn .Hạng mục : Xây dựng tuyến cáp 24kV – Hạ ngầm hệ thống điện lực”
Chủ đầu tư:
- Tên chủ đầu tư : Ủy ban nhân dân quận Long Biên
- Bên giao thầu : Ban quản lý dự án quận Long Biên
- Địa chỉ : Số 12 – đường Nguyễn Sơn – Long Biên – Hà Nội
Nhà thầu:
- Tên nhà thầu: Công ty Cổ Phần Sản Xuất Xây Dựng và Lắp Máy Điện Hà Nội
- Địa chỉ: Số 684 – Nguyễn Văn Cừ - Quận Long Biên – Hà Nội
- Điện thoại: 043.8775422 Fax: 043.6526346
- Tài khoản: 012.100.152.8008
- Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội
- Mã số thuế: 0101244796
Giấy phép đăng ký kinh doanh cấp lần đầu ngày 09 tháng 5 năm 2002 và đã được đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 26 tháng 12 năm 2008 do sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
- Đại diện là ông: Nguyễn Nhật Linh Chức vụ: Giám đốc
Nguồn vốn đầu tư:
Dự án có tổng mức đầu tư là 1.218.000.000đ. Thi công cho 1 phần chính là phần cáp ngầm trung thế 24kV. Dự kiến hoàn thành trong 50 ngày.
2.1.2. Thuyết minh kỹ thuật
Phần cáp ngầm trung thế:
Để hạ ngầm tuyến điện cao thế ta làm như sau:
- Đặt 01 tủ RMU 24kV 3 ngăn để cấp trả lại nguồn cho TBA Nước Sân bay đến và đi.
- Trồng mới 01 vị trí cột để đấu trả lại nguồn (cột 3). Cột trồng mới trên vỉa hè của tuyến đường quy hoạch, cách mép bó vỉa 1,5m. Sử dụng cột 2BTLT 12B, móng cột sử dụng móng MV3 đổ bê tông tại chỗ M200, lót móng bằng bê tông M100.
- Tận dụng lại các vị trí cột 1, cột 2.
SVTH: Nguyễn Đức Trung 33
Lớp: D7 - QLNL1
• Tại cột 1 lộ 475E2 nhánh sân bay, trên cột gồm có:
+ 01 bộ xà cầu dao cột kép dọc.
+ 01 bộ cầu dao phụ tải 22kV-630A-16kA/s.
+ 02 bộ đầu cáp 24kV.
+ 01 bộ xà nánh 3 pha cột kép dọc sứ chuỗi.
+ 01 bộ xà trung gian 3 pha cột kép.
+ 01 bộ côliê đỡ 2 cáp lên cột.
+ 01 bộ thang, ghế thao tác, tay thao tác và ống nối tay thao tác.
+ 01 bộ chống sét van 22kV.
+ 03 sứ chuỗi 22kV.
+ 08 sứ đứng 22kV.
+ Lắp mới 02 bộ tiếp địa RC2 làm vịêc cho cầu dao phụ tải và đầu cáp 24kV.
• Tại cột 2 lộ 475E2 nhánh sân bay, trên cột gồm có:
+ 01 bộ xà cầu dao cột kép ngang.
+ 01 bộ cầu dao phụ tải 22kV-630A-16kA/s.
+ 02 bộ đầu cáp 24kV.
+ 01 bộ xà CN số 2 cột kép ngang sứ chuỗi.
+ 01 bộ xà trung gian 3 pha cột kép.
+ 01 bộ côliê đỡ 2 cáp lên cột.
+ 01 bộ thang, ghế thao tác, tay thao tác và ống nối tay thao tác.
+ 01 bộ chống sét van 22kV.
+ 03 sứ chuỗi 22kV.
+ 08 sứ đứng 22kV.
+ Lắp mới 02 bộ tiếp địa RC2 làm vịêc cho cầu dao phụ tải và đầu cáp 24kV.
• Tại cột 3 lộ 475E2 nhánh sân bay, trên cột gồm có:
+ 01 bộ xà cầu dao cột kép dọc.
+ 01 bộ cầu dao phụ tải 22kV-630A-16kA/s.
+ 02 bộ đầu cáp 24kV.
+ 01 bộ xà nánh 3 pha cột kép dọc sứ chuỗi.
+ 01 bộ xà trung gian 3 pha cột kép.
+ 01 bộ côliê đỡ 2 cáp lên cột.
+ 01 bộ thang, ghế thao tác, tay thao tác và ống nối tay thao tác.
+ 01 bộ chống sét van 22kV.
+ 03 sứ chuỗi 22kV.
+ 08 sứ đứng 22kV.
+ Lắp mới 02 bộ tiếp địa RC2 làm vịêc cho cầu dao phụ tải và đầu cáp 24kV.
Cáp được đặt trong ống nhựa xoắn d160/125 và đi trực tiếp trong đất.
Tuyến cáp ngầm được xây dựng như sau:
* Lộ 475E2
+ Xây dựng mới tuyến cáp ngầm trung thế từ tủ RMU NVC5 đến cột số 1, sử dụng cáp Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 3x240mm2 ruột đồng có đăc tính chống thấm dọc, tiết diện màn đồng 25mm2/3 pha. Chiều dài tuyến 136m.
SVTH: Nguyễn Đức Trung 34
Lớp: D7 - QLNL1
+ Xây dựng mới tuyến cáp ngầm trung thế từ cột 1 đến tủ RMU-NS1, sử dụng cáp Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 3x240mm2 ruột đồng có đăc tính chống thấm dọc, tiết diện màn đồng 25mm2/3 pha. Chiều dài tuyến 61m.
+ Xây dựng mới tuyến cáp ngầm trung thế từ tủ RMU-NS1 đến cột số 2, sử dụng cáp Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 3x240mm2 ruột đồng có đăc tính chống thấm dọc, tiết diện màn đồng 25mm2/3 pha. Chiều dài tuyến 45m.
+ Xây dựng mới tuyến cáp ngầm trung thế từ cột số 2 đến cột số 3, sử dụng cáp Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 3x240mm2 ruột đồng có đăc tính chống thấm dọc, tiết diện màn đồng 25mm2/3 pha. Chiều dài tuyến 26m.
* Lộ 472E2
+ Xây dựng mới tuyến cáp ngầm trung thế từ hộp nối A đến TBA Ngọc Lâm 3, sử dụng cáp Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 3x240mm2 ruột đồng có đăc tính chống thấm dọc, tiết diện màn đồng - 25mm2/3 pha. Chiều dài tuyến 21m.
* Quy cách rải cáp ngầm 22kV
Cáp được luồn trong ống nhựa xoắn d160/125 đi trong đất ở độ sâu 0,7m.
Rãnh rải cáp đào sâu 0,8m.
Trình tự từ đáy hố trở lên là:
+ Cát mịn 100mm
+ Cáp điện lực 24kV
+ Cát mịn đầm chặt 200mm.
+ ống nhựa xoắn d160/125.
+ Đất mịn đầm chặt 300mm.
+ Băng báo hiệu cáp
+ Đất thường đầm chặt 200m
2.2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN: “CẢI TẠO, CHỈNH TRANG ĐỒNG BỘ HẠ TẦNG TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN SƠN. HẠNG MỤC: XÂY DỰNG TUYẾN CÁP 24KV HẠ NGẦM HỆ THỐNG ĐIỆN LỰC”
Trên cơ sở lý thuyết thì các lĩnh vực của quản lý dự án gồm 9 lĩnh vực là: Lập kế hoạch tổng quan, quản lý phạm vi, quản lý thời gian, quản lý chi phí, quản lý chất lượng, quản lý nhân lực, quản lý thông tin, quản lý hoạt động cung ứng, mua bán, quản lý rủi ro dự án. Trong thời gian thực hiện đồ án tôt nghiệp tập trung tới 3 lĩnh vực chủ yếu là: Quản lý thời gian tiến độ, quản lý chi phí, quản lý chất lượng.
SVTH: Nguyễn Đức Trung 35
Lớp: D7 - QLNL1
2.2.1. Quản lý thời gian dự án
2.2.1.1. Lập kế hoạch thời gian dự án
Công cụ để quản lý thời gian là sử dụng sơ đồ mạng hoặc biểu đồ Gantt. Nhưng Công ty đã sử dụng biểu đồ Gantt trong công tác quản lý thời gian của dự án. Các bước lập kế hoạch quản lý thời gian như sau:
• Xác định các hoạt động, công việc cần thực hiện của dự án:
- Xác định tim mốc, đào hố móng, đào rãnh cáp, đúc móng
- Dựng cột, kéo rãi ống nhựa, đào chôn tiếp địa, đắp đất
- Lắp xà, dây neo, bắt sứ, lắp đặt thang ghế
- Kéo rải cáp ngầm, lắp đặt thiết bị
- Thí nghiệm và nghiệm thu công trình trả lại mặt bằng hè đường
• Ước tính thời gian thực hiện hoạt động dự án:
- Thời gian hoàn thành dự án dự kiến: 50 ngày
- Thời gian bắt đầu thi công dự án là ngày 08/02/2015
- Thời gian kết thúc hoàn thành dự án là 28/03/2015
• Sắp xếp và xây dựng lịch làm việc của dự án:
Biểu đồ Gantt thể hiện các công việc của dự án như sau:
Hình 2.1: Biểu đồ Gantt biểu thị tiến độ thi công dự án
Thuyết minh công việc:
a. Xác định tim mốc, đào đúc móng trụ, móng néo:
• Công tác xác định vị trí cột:
Trước khi mở móng, cán bộ trắc địa cần kiểm tra lại cọc mốc các G đã được nhận của thiết kế và chủ đầu tư. Xác định các vị trí trung gian bằng máy kinh vĩ theo đúng đề án chia cột trung gian của thiết kế.
Trường hợp các vị trí có khoảng cột sai lệch quá giới hạn so với thiết kế hoặc vị trí cột trên cắt dọc không phù hợp địa hình, địa chất thực tế trên tuyến cần báo ngay bằng văn bản cho cơ quan thiết kế và chủ đầu tư xem xét và chỉ khi có ý kiến của chỉ đầu tư mới được phép thi công.
Đối với các vị trí móng bị mất tim cọc, cần tiến hành khôi phục lại tim cọc theo cắt dọc và báo cho cơ quan chủ đầu tư biết.
• Công tác đào móng:
Chỉ sau khi xác định chính xác vị trí móng cột theo đúng đề án thiết kế và đảm bảo kỹ thuật thi công, đơn vị thi công mới tiến hành cho đóng cọc xác định các vị trí đào hố móng (giác móng).
- Đào hố móng:
Trong quá trình đào hố móng, căn cứ vào các mốc ngoài hố móng để xác định đúng tâm hố đào, đánh dấu phạm vi đào.
SVTH: Nguyễn Đức Trung 36
Lớp: D7 - QLNL1
Trước khi đào móng làm hệ thống tiêu nước, các vị trí móng ở cao chúng tôi cho đào rãnh và hố bơm thoát nước mưa. Các vị trí móng ở ruộng nước chúng tôi cho đắp bờ con trạch ngăn không cho nước chảy vào hố móng và đào hố bơm thoát nước.
Căn cứ vào cấp đất, loại móng chúng tôi xác định kích thước hố đào đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế, đảm bảo an toàn lao động. Xung quanh hố móng chúng tôi dọn dẹp sạch sẽ, đất đào lên được hất xa khỏi miệng hố móng từ 0,5m - 1m đảm bảo trong quá trình đúc móng không rơi xuống hố móng.
Đất thừa không đảm bảo chất lượng chúng tôi đổ ra ngoài bãi thải theo qui định, tránh đổ bừa bãi làm ngập úng các khu vực và công trình lân cận, ảnh hưởng đến việc tổ chức thi công.
Nếu vị trí móng cột nào vướng chướng ngại vật hoặc móng có nền đất yếu, không đảm bảo cường độ chịu nén mà chúng tôi không thể tự xử lý được thì chúng tôi đề nghị BQLDA và thiết kế bàn biện pháp xử lý.
Móng cột sau khi đào xong được nghiệm thu nội bộ đơn vị thi công, sau đó mới nghiệm thu với giám sát kỹ thuật bên A.
Trên mặt nền đất san, trải phên tre nứa để đổ cát, đá đúc móng, xi măng được kê trên sàn gỗ cách mặt đất 20cm và có bạt che đậy.
- Đúc bê tông móng:
Cốt liệu đổ bê tông phù hợp với TCVN 1770-86, TCVN 1771-86 và BS 882- 1983. Đối với cát hàm lượng bùn, bùn sét trong cát tinh tính theo % không vượt quá 3% theo khối lượng, hàm lượng muối không quá 1%, hàm lượng mi ca không quá 1%, trong cát không được có sét, đất pha cát hay tạp chất dạng hòn, cục. Xi măng đạt tiêu chuẩn đang trong hạn sử dụng, không được vón cục, nước trộn bê tông sạch, chất phụ gia đạt các yêu cầu chất lượng. Các loại vật liệu sử dụng đúc móng đều đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu thiết kế. Trước khi đúc móng chúng tôi mời giám sát kỹ thuật A kiểm tra các loại vật liệu đúc móng như cát, sỏi, xi măng, cốt thép. Nếu được chấp thuận thì chúng tôi mới cho tiến hành trộn và đổ bê tông.
Xi măng sử dụng đạt tiêu chuẩn hợp chuẩn Quốc gia và thử nghiệm theo TCVN, thời hạn lưu kho không quá 3 tháng.
Cát, sỏi, đá: mua tại địa phương, đảm bảo chất lượng theo TCVN.
- Ghép cốp pha móng:
Sau khi đổ bê tông lót móng đạt cường độ cho phép, chúng tôi tiến hành ghép cốp pha móng cột.
SVTH: Nguyễn Đức Trung 37
Lớp: D7 - QLNL1
Khi ghép chúng tôi dùng cốp pha định hình phù hợp với từng loại móng.
Cốp pha định hình cho từng loại móng được gia công trước tại nơi đóng quân.
Đối với cốp pha lỗ chân cột dùng tôn dầy 1,5 - 2mm, lốc tròn, côn theo kích thước gốc cột (có tính thêm khe hở để chèn bê tông); bên trong cần hàn các gân tăng cường cho chắc chắn và có quai xách.
Mặt ván cốp pha tiếp xúc với bê tông được bào nhẵn, ghép kín các mối ghép, các khe hở và được bôi dầu nhớt chống dính trước khi đổ bê tông.
- Thi công bê tông móng :
Trước khi tiến hành đổ bê tông cán bộ giám sát công trường cùng với giám sát A sẽ tiến hành kiểm tra kỹ các công tác chuẩn bị như: tim hố móng, kích thước chiều rộng, chiều sâu, vật liệu, thiết bị, nước, nhân lực,vị trí cốp pha, định vị cốt thép nếu thấy đảm bảo yêu cầu mới cho tiến hành đổ bê tông. Bê tông được trộn bằng máy trộn bê tông (chạy dầu) di động loại 500L hoặc thủ công đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Đong cốt liệu theo đúng tỷ lệ qui định: xi măng, chất phụ gia được cân chính xác khối lượng; cát, đá dăm dùng hộc đong; nước trộn bê tông đong theo đúng tỷ lệ qui định.
Những vị trí không sử dụng được máy trộn trộn bằng thủ công thì yêu cầu trộn thật kỹ hỗn hợp khô: cát, đá dăm, xi măng, chất phụ gia, sau đó mới tưới nước theo tỷ lệ và trộn hỗn hợp ướt cho thật đều rồi mới đổ bê tông.
b. Vận chuyển cột, lên - xuống cột:
Vận chuyển cột rải tuyến : dùng xe Kamaz để chở cột từ nơi sản xuất đến công trình (trường hợp có đường giao thông thuận lợi), rải cột theo tuyến, nếu ở những vị trí khó khăn xe ôtô không thể đến được, thì sẽ dùng biện pháp vận chuyển cột thủ công, chung chuyển đến các vị trí thi công, trước đó chúng tôi tiến hành khảo sát những điểm hạ cột cho hợp lý sao cho quãng đường vận chuyển thủ công (vận chuyển nội tuyến) là nhỏ nhất.
Đối với những vị trí bằng phẳng thì ta chỉ cần dùng riêng sức người, tuỳ theo địa hình bằng phẳng hay gồ gề mà huy động nhiều hay ít người. Khi vận chuyển ta dùng dây chão Φ20 ÷ Φ30 buộc vào thân cột và khung xe, kéo dây dọc theo thân cột. Người kéo được xếp lần lượt từ cao xuống thấp, ai cao thì đi đầu ai thấp thì đi sau, dây chão được đặt lên vai và dùng hai tay vít dây cố định vào vai và kéo đi. Để lái cột đi theo đúng hướng thì một người đi sau xe bánh lốp (phần cuối cột) để lái cột. Nếu trong trường hợp xuống dốc thì người lái cột gìm gốc cột xuống để hãm, không cho cột chạy quá nhanh làm mất phương hướng. Khi cột đưa đến được vị trí ta dùng tó và palăng đưa xuống (nếu cột quá nặng), nếu là cột nhẹ thì dùng xà beng khênh đặt xuống.
SVTH: Nguyễn Đức Trung 38
Lớp: D7 - QLNL1
c. Biện pháp thi công dựng cột:
Có hai biện pháp dựng cột (Dựng cột thủ công và dựng bằng cẩu)
Căn cứ vào điều kiện địa hình thi công của từng vị trí cột mà chúng tôi sẽ cho lắp dựng bằng phương pháp dùng cần cẩu hay dựng bằng thủ công.
Tại các vị trí cột gần sát đường ô tô có địa hình thuận lợi thì chúng tôi cho lắp dựng bằng cần cẩu.
Tại các vị trí cột ở xa đường ô tô, địa hình khó khăn thì chúng tôi cho lắp dựng bằng phương pháp thủ công (dùng tời + tó).
Các vị trí có địa hình dựng tương đối bằng phẳng, có vị trí lắp tó 3 chân chúng tôi dùng phương pháp dựng cột bằng chạc 3 chân + Pa lăng kéo tay loại 5 tấn.
Các vị trí có địa hình dựng cột phức tạp, chúng tôi dùng phương pháp dựng cột bằng chạc 2 chân + tời xoay.
Các yêu cầu chính trong quá trình dựng cột:
Trong thi công dựng cột cần tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật, đặc biệt là công tác an toàn. Cụ thể như sau:
Công tác chuẩn bị dựng cột được chuẩn bị kỹ: các mối buộc, các mối nối, các chốt, hố thế, hãm tời, hãm tó và các thiết bị dựng (tời, tó, palăng, puli, múp...) được kiểm tra thật kỹ, đặc biệt là cáp kéo nếu đủ tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn mới được sử dụng.
• Lắp dựng cột bằng phương pháp dùng cần cẩu:
Tại các vị trí cột có địa hình thuận lợi, chúng tôi tiến hành dựng cột bằng cần cẩu.
Trình tự và phương pháp tiến hành lắp dựng cột theo bản vẽ biện pháp thi công.
• Lắp dựng cột bằng phương pháp thủ công:
- Phương pháp thi công dựng cột bằng tó 3 chân:
Dụng cụ dựng: tó 3 chân, Palăng 5 tấn, puly, cáp treo, cáp buộc cột, cáp + tăng đơ giằng các chân tó, cáp hãm cố định ghim đỉnh tó đường kính 12mm, thừng nilông, xà beng....
Trình tự thi công:
+ Đưa cột vào vị trí.
+ Chọn điểm đặt tó địa chất tốt, không được đặt chân tó nơi đất xấu, đất mượn. Nơi đặt chân tó được tạo hố, rãnh chống trượt chân tó tạo với nhau thành tam giác đều (kể cả khi ta dịch chuyển chân tó). Tránh đổ nước vào khu vực chân tó, néo hãm đầu cột chắc chắn khi dựng cột.
+ Lắp dựng tó 3 chân: Tó được để trên mặt bằng móng cột, nằm trên 3 đỉnh của tam giác đều, đỉnh tó được liên kết với nhau bằng chốt khoá chuyên dùng. Trước tiên định vị 2 chân ngoài của tó và nâng dần đỉnh tó lên, đẩy chân tó giữa thu dần về phía tâm hố móng cột cho đến khi tó được dựng thăng bằng.
SVTH: Nguyễn Đức Trung 39
Lớp: D7 - QLNL1
Chú ý: Không để chân tó có góc nghiêng quá nhỏ có thể gây trượt chân tó và đổ cột.
+ Dùng Puly treo Palăng lên sát đỉnh tó bằng cáp lụa có φ10 - 20mm.
+ Buộc chặt dây cáp treo vào cột tại vị trí cao hơn trọng tâm cột 0,8 - 1m để khi kéo cột lên thì ngọn cột được nâng lên trước.
+ Kéo Palăng để nâng dần cột lên và khi gốc cột đã nâng lên khỏi mặt đất một độ cao hợp lý thì điều chỉnh cho chân cột vào đúng hố móng rồi hạ dần cột xuống.
+ Căn chỉnh cột cho đúng tâm móng, cột thẳng đứng (bằng dây dọi).
+ Chèn 3 điểm cố định gốc cột (góc 1200), cố định các dây chằng cột (được buộc trên đỉnh cột trước khi dựng) vào các cọc thép đóng chắc chắn.
+ Chèn móng bằng bê tông đá cỡ 0,5 × 5 mác bê tông M200.
+ Đắp đất móng cột và đầm chặt theo kích thước thiết kế.
- Biện pháp dựng cột bằng tời tó 2 chân: (Bản vẽ TC: 20, 21) Trình tự thi công theo các bước sau:
+ Chọn hướng dựng cột để khi thi công được thuận tiện nhất, sau đó tiến hành đào rãnh (mà) hướng cột.
+ Sau khi công việc chuẩn bị xong, người chỉ huy dựng cột kiểm tra lại lần cuối cùng, nếu thấy đảm bảo thì cho dựng cột.
+ Khi dựng cột, người chỉ huy đứng ở vị trí trên đường thẳng theo hướng cột điện, hố móng và vị trí đặt tời.
+ Tiếp theo người chỉ huy phát hiệu lệnh cho quay tời từ từ để dựng cột.
Trong quá trình dựng cột người chỉ huy luôn dùng dây dọi để kiểm tra và điều chỉnh độ sai lệch của cột.
d. Thi công tiếp địa và lấp móng:
Bê tông sau khi đúc, được bảo dưỡng đủ thời gian quy định, tháo dỡ cốp pha hoàn chỉnh sẽ báo chủ đầu tư để tổ chức kiểm tra, nghiệm thu bê tông móng giữa nhà thầu, chủ đầu tư và cơ quan thiết kế.
Khi được cơ quan thiết kế đồng ý cho lấp đất móng cột thì tiến hành đào rải tiếp địa theo bản vẽ thiết kế.
- Thi công tiếp địa
+ Đào rãnh tiếp địa bằng thủ công, đúng hướng theo yêu cầu kỹ thuật (rãnh tiếp địa tránh trùng hướng tuyến đường dây).
+ Đào đất theo đúng chiều sâu, chiều dài của thiết kế kỹ thuật. Rãnh tiếp địa được đào đủ kích thước để đóng cọc tiếp địa.
+ Cọc tiếp địa được gia công tại xưởng cơ khí, đảm bảo chất lượng kỹ thuật theo yêu cầu thiết kế. Trước khi lắp đặt chúng tôi mời giám sát A nghiệm thu, nếu đảm bảo chất lượng mới cho thi công.
+ Sau khi gia công cọc và dây tiếp địa, đào rãnh tiếp địa đạt yêu cầu được bên A chấp thuận chúng tôi mới cho đóng cọc và hàn lắp dây tiếp địa.
+ Đóng cọc tiếp địa bằng thủ công và hàn nối dây tiếp địa bằng máy hàn tự phát tại hiện trường.
SVTH: Nguyễn Đức Trung 40
Lớp: D7 - QLNL1