Những vấn đề đặt ra hiện nay đối với hoạt động và thu hút các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia (Trang 26 - 33)

III. Hoạt động của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia ở Việt Nam

3. Những vấn đề đặt ra hiện nay đối với hoạt động và thu hút các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia ở Việt Nam

Các mối quan hệ kinh tế chỉ có thể thiết lập trên cơ sở các lợi thế tơng đối và tuyệt đối của mỗi quốc gia. Khi thu hút các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia Việt Nam có rất nhiều lợi thế.

Về vị trí địa lí: Việt Nam nằm trong trung tâm của vùng Đông Nam á, vì

thế Việt Nam rất thuận lợi để trở thành trung tâm giao nhận vận tải biển quốc tế. Nằm trên tuyến đờng giao lu hàng hải quốc tế từ các nớc thuộc Liên Xô cũ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên sang các nớc Nam á, Trung Đông và Châu Phi. Ven biển Việt Nam, nhất là từ Phan Thiết trở vào có nhiều cảng sâu, khí hậu tốt, không có bão, sơng mù điều này cho phép tàu bè nớc ngoài thực hiện chuyển tải hàng hoá, sửa chữa, tiếp nguyên nhiên vật liệu an toàn quanh năm.

Nằm trên trục đờng bộ và đờng sắt từ Châu Âu sang Trung Quốc qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Mianma, Pakistan, ấn độ, đặc biệt còn đờng bộ

xuyên á đợc đa vào sử dụng từ năm 2003 đã nối thuận lợi thị trờng Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan góp phần thúc đẩy thơng mại, du lịch, vận tải giữa các thành viên ASEAN.

Về vận tải hàng không ta có nhiều sân bay đặc biệt là sân bay Tân Sơn Nhất nằm ở vị trí rất lí tởng, đều cách thủ đô các thành phố quan trọng trong vùng( Băng Cốc, Giacácta, Manila, Singapor...) với vị trí thuận lợi nh vậy cho phép ta mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút vốn đầu t nớc ngoài

để phát triển ngoại thơng, các dịch vụ hàng không, hàng hải, và du lịch quèc tÕ.

Tài nguyên thiên nhiên. So với các nớc khác thì nớc ta thuộc loại có tài nguyên phong phú.

- Về đất đai: Diện tích đất đai cả nớc khoảng 330.363 km trong đó có tới 50% là vùng đất nông nghiệp và ng nghiệp. Cộng thêm khí hậu nhiệt

đới ma nắng điều hoà cho phép chúng ta phát triển nông sản và lâm sản xuất khẩu có hiệu quả kinh tế cao nh: gạo, cao su và các nông sản nhiệt

đới. Thêm vào đó chúng ta còn có chiều dài bờ biển 3.260 km trên mặt

đất có 2.860 sông ngòi, với diện tích 63.566 ha, 394.000 ha hồ, 56000 ha ao... Với tài nguyên này cho phép chúng ta phát triển ngành thuỷ sản xuất khẩu và phát triển thuỷ lợi, vận tải biển và du lịch.

- Về khoáng sản: Tuy cha có số liệu công bố chính thức nhng dầu mỏ hiện nay là nguồn tài nguyên mang lại cho chúng ta nhiều hi vọng nhất. Năm 2002 Việt Nam xếp hạng thứ 31 trong tổng số các nớc xuất khẩu nhiều dầu khí nhất thế giới với tổng sản lợng lên tới 17 triệu tấn dầu thô, 2 tỉ mét khối khí mang lại doanh thu ngoại tệ lớn nhất cho quốc gia. Tài nguyên khoáng sản đứng hàng thứ hai là than đá với trữ l- ợng khoảng 3,6 tỉ tấn, với mức xuất khẩu hàng năm hiện nay xấp xỉ 1 triệu tấn/năm thì với nguồn tài nguyên đó cho phép chúng ta khai thác hàng thế kỉ mới hết. Ngoài ra còn có nguồn than bùn ở đồng bằng sông cửu long ớc chừng trữ lợng 500 triệu tấn, than nâu ở đồng bằng sông hồng khoảng 1,28 tỉ tấn. Khoáng sản kim loại chúng ta có mỏ sắt với trữ lợng vài trăm triệu tấn ở vùng Thái Nguyên, Cao Bằng, Thạch Khuê( Hà Tĩnh), quặng bôxít ở vùng Tây Nguyên trữ lợng 6 tỉ tấn.

Ngoài ra đất nớc ta còn hàng chục khoáng sản kim loại quý tuy với trữ

lợng không nhiều nh đồng, chì, kẽm, thiếc... Với nguồn tài nguyên khoáng sản trên là lực hấp dẫn các nhà đầu t trong và ngoài nớc bỏ vốn phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

- Khoáng sản vật liệu: ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều có nguồn Clanh-ke để sản xuất xi măng tơng đối dồi dào. Ngoài ra cát ở miền Trung cho phép xuất khẩu, các bạn hàng nớc ngoài a chuộng nh mỏ cát Nha Trang.

Nguồn lao động: Đây cũng là một lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế của Việt Nam tính đến hết năm 2001 Việt Nam có 78,69 triệu ngời, trong

đó có gần 40 triệu ngời đang trong độ tuổi lao động. Hàng năm tốc độ tăng dân số trung bình là 1,5%, dự báo đến năm 2010 Việt Nam có 100 triệu ngời. Với nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, ngời lao động cần cù khéo tay, trình độ văn hoá và tay nghề ngời lao động ngày càng đợc nâng lên đã tạo ra lợi thế để phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế nh hoạt động xuất khẩu những mặt hàng có hàm lợng lao động cao nh: dệt, may, sản xuất giày dép, sản phẩm thủ công mĩ nghệ, lắp ráp hàng điện tử, ...; Ngoài ra về lợi thế lao động cũng tạo ra khả năng xuất khẩu lao động, thu hút đầu t nớc ngoài vào các ngành sử dụng nhiều nhân công.

Những cơ sở kinh tế- xã hội khác phục vụ cho việc thu hút các nhà đầu t nớc ngoài đặc biệt là các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia:

Sau hơn mời năm thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã

có những bớc phát triển vợt bậc tạo tiền đề để phát triển hoạt động kinh tế quốc tế ; Tốc độ tăng trởng kinh tế cao trong điều kiện kinh tế khu vực và thế giới đang suy thoái, gặp nhiều yếu tố bất trắc và rủi ro, tốc độ lạm phát ở Việt Nam ở mức tốt, đồng tiền ổn định góp phần thúc đẩy hoạt động đầu t và nâng cao mức sống, Hành lang pháp lí và cơ chế quản lí kinh tế ngày càng hoàn thiện và đầy đủ mang tính hội nhập; cơ sở hạ tầng đợc mở rộng:

Sản lợng điện năm 2003 ớc tính đạt 39,3 tỉ kwh; hàng vạn km đờng đợc xây dựng và cải tạo... góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển ... Và dới sự lãnh đạo của Đảng và Chính Phủ Việt Nam đã phát triển nhanh các mối quan hệ kinh tế quốc tế : Quan hệ thơng mại với 130 n- ớc, kí kết hơn 100 hiệp định thơng mại song phơng và đa phơng trong đó có các hiệp định quan trọng nh: các hiệp định của ASEAN nhằm thực hiện AFTA; Hiệp định APEC; Hiệp định thơng mại Việt- Mĩ ; đang chuẩn bị tích cực để kí kết hiệp định thơng mại của WTO...Những cơ sở kinh tế- xã hội của Việt Nam nh đã kể trên đã tạo ra môi trờng kinh doanh thuận lợi và bình đẳng hơn, mang tính hội nhập hơn góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế phát triển.

Tuy nhiên khi phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế chúng ta cần lu ý những hạn chế của chúng ta bao gồm:

- Nền kinh tế thị trờng của chúng ta mới ở trình độ sơ khai: Hơn 10 năm qua, nớc ta đã thành công trong việc chuyển nhợng sang nền kinh tế thị trờng có sự quản lí của nhà nớc, nhng kinh tế thị trờng còn ở trình độ sơ

khai cha đủ đảm bảo một môi trờng đầu t thuận lợi, cha thực sự có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia. Sự yếu kém này đang đặt ra những thử thách lớn đối với chính sách thu hút các tổ chức xuyên quốc gia vào đầu t kinh doanh ở nớc ta.

- Đối tác Việt Nam còn ở trình độ thấp: Các đối tác Việt Nam hiện nay vẫn còn chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp nhà nớc, song trình độ năng lực của các doanh nghiệp này còn ở trình độ kém. Với quy mô còn nhỏ bé, lại yếu kém về năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam cha trở thành các đối tác đủ tầm để các tổ chức xuyên quốc gia trông cậy vào. Đây cũng là khó khăn trở ngại không nhỏ mà chúng ta cần phải phấn đấu để nhanh chóng vợt qua.

- Cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lí còn nhiều bất cập: Cơ cấu kinh tế và cơ

chế quản lí kinh tế thích hợp với phân công lao động quốc tế, phù hợp với quy tắc, quy định và thông lệ chung cũng là điều kiện để tăng sức hấp dẫn đối với các tổ chức xuyên quốc gia. Nhng đối với nớc ta cả về cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lí và bộ máy quản lí kinh tế vĩ mô của nhà nớc còn nhiều hạn chế cha tạo đợc những điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia. Vì cơ chế quản lí còn lỏng lẻo còn nhiều bất cập, luật pháp vừa thừa vừa thiếu nên những kẻ xấu còn dựa vào những chỗ cha đầy đủ đó để phá hoại nền kinh tế lành mạnh của chúng ta, hệ thống hành chính còn quá cồng kềnh làm khó khăn cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nớc ngoài.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế kĩ thuật còn yếu kém: cơ sở hạ tầng của nớc ta vẫn còn quá nghèo nàn, đơn sơ so với các nớc trong khu vực và trên thế giới nhất là hệ thống điện, đờng ... gây khó khăn rất nhiều cho việc các doanh nghiệp nớc ngoài muốn đầu t nhng chỉ vì không có hệ thống thuận lợi nên các phơng án đầu t của họ trở thành bất khả thi buộc họ phải chuyển hớng đầu t sang các quốc gia khác thuận lợi hơn.

Để tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các tổ chức độc quyền đầu t vào nớc ta, chúng ta cần có một số phơng hớng giải quyết nh sau:

- Sự ổn định chính trị-xã hội là yếu tố sống còn, là điều kiện tiền đề đảm bảo cho sự phát triển của một quốc gia. Với tầm quan trọng nh vậy nó là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn đầu t của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia. Một chính phủ mạnh là chính phủ đủ năng lực để thực thi các chính sách đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển, các chính sách đó phải nhất quán và bền vững. Chính sách đó phải đạt tới độ chuẩn xác tới mức không gây những biến động lớn ngay cả khi có sự thay đổi chính sách cuả chính phủ. Các nhà đầu t nớc ngoài đặc biệt là các tổ chức, tập đoàn lớn thờng lấy mức độ ổn định chính trị, tính nhất quán và bền vững trong chính sách của nớc nhận đầu t để xác định hệ số an toàn, cũng nh khả năng sinh lời của đồng vốn mà họ bỏ ra đầu t.

Và họ cũng sẵn sàng rút vốn đầu t khi tình hình chính trị không ổn

định, chính sách hay biến động và thiếu nhất quán.

- Rà soát, xem xét lại thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa qua, làm rõ những điểm hợp lí và cha hợp lí trong cơ cấu kinh tế hiện nay. Xác

định một cách khoa học các yếu tố cần thiết để có đợc một cơ cấu kinh tế CNH-HĐH thích hợp với yêu cầu phát triển của đất nớc trong tơng lai. Trên cơ sở đó xây dựng những chiến lợc và quy hoạch tổng thể về thu hút các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.

- Xây dựng hệ thống luật pháp và các chính sách có liên quan đến hoạt

động đầu t trực tiếp của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia tại Việt Nam một cách đồng bộ, đảm bảo tính rõ ràng, nhất quán, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với tất cả các nhà đầu t.

- Đối với việc lựa chọn các đối tác nớc ngoài: Cần phải xác định chiến l- ợc lâu dài là dành u tiên hơn cho việc thu hút các nhà đầu t thuộc các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia lớn, thực thụ, tiến tới xoá bỏ tình trạng thu hút các nhà đầu t thiếu năng lực hoặc làm trung gian, môi giới đầu t.

- Tăng cờng công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lí doanh nghiệp, công chức nhà nớc, và công nhân kĩ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phơng pháp hoạt động kinh tế đối ngoại, trình độ ngoại ngữ và tay nghề kĩ thuật cao, đủ khả năng để đáp ứng tốt yêu cầu thu hút và quản lí hoạt động của đầu t trực tiếp độc quyền xuyên quốc gia.

- Sớm hình thành một thị trờng vốn đồng bộ, tạo ra khả năng đa dạng hoá

trong huy động vốn cho đầu t. Trớc mắt, xúc tiến hoạt động có hiệu quả

với quy mô rộng hơn trên thị trờng chứng khoán. Thực hiện mô hình cổ

phần hoá các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài tham gia rộng rãi hoạt

động của thị trờng trong nớc cũng nh thị trờng chứng khoán.

- Nghiên cứu, xây dựng để sớm ban hành, áp dụng Bộ Luật Đầu T chung cho cả doanh nghiệp trong nớc và doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài.

Thực hiện tốt và tiếp tục triển khai thực hiện lộ trình rút ngắn khoảng cách, sớm tiến tới giai đoạn xoá bỏ sự chênh lệch về giá, phí hàng hoá, dịch vụ, giá cớc... giữa doanh nghiệp trong nớc và doanh nghiệp có vốn

đầu t nớc ngoài.

kÕt luËn

Cùng với sự phát triển của LLSX, sự thay thế nhau của các phơng thức sản xuất xã hội, tổ chức độc quyền cũng có sự chuyển biến, thay đổi cả về phơng thức, quy mô, cũng nh xu hớng vận động. Hoạt động của các tổ chức

độc quyền xuyên quốc gia ngày càng phổ biến trên thế giới, nó đang ngày càng thâm nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế các nớc,trở thành bộ phận chủ yếu trong quan hệ kinh tế thế giới và là nhân tố quan trọng hàng đầu của nhiều nớc nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế của mỗi quốc gia để phát triển.

Nhu cầu đầu t ngày càng trở nên bức thiết trong điều kiện xu hớng quốc tế hoá đời sống kinh tế, cuộc cách mạng khoa học công nghệ và phân công lao động ngày càng tăng. Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia mở rộng hoạt động của mình ra khỏi biên giới một quốc gia với nhiều hình thức. Sản xuất ở nớc ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lợc của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia cố gắng duy trì địa vị độc quyền của họ về kĩ thuật cũng nh tiếp cận thị trờng nớc ngoài thông qua FDI. Đối với các nớc đang phát triển, đầu t nớc ngoài của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia là một nhân tố chủ yếu cho sự tăng trởng kinh tế và là một chỉ số cơ bản để đánh giá khả năng phát triển.

Trong quá trình triển khai hoạt động tại các nớc mặc dù còn nhiều vấn đề nảy sinh cha khắc phục đợc vì động thái của mọi hoạt động đầu t trực tiếp bao giờ cũng chịu sự chi phối, quyết định bởi cơ chế lợi ích, lợi nhuận, thị phần..., nhng các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia đã có những đóng góp

đáng kể cho việc phát triển kinh tế và có ảnh hởng quan trọng tới quốc tế hoá đời sống kinh tế tại các nớc này.

Việt Nam đang trong quá trình phát triển, thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH đất nớc, đầu t trực tiếp FDI của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia

đóng vai trò nh một lực khởi động cho CNH-HĐH ở Việt Nam, nó giúp chúng ta giải quyết hai vấn đề ( vốn và kĩ thuật ) đợc coi là hai vấn đề cơ

bản nhất, quyết định khả năng tiến hành và sự thành công của thời kì đầu thực hiện CNH-HĐH.

Nó góp phần thúc đẩy tăng trởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng CNH-HĐH; Góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, công nghệ mới, phơng thức sản xuất kinh doanh mới; Hoạt động của các dự án đầu t trực tiếp của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia còn tạo ra một số lợng lớn chỗ làm việc trực tiếp và gián tiếp có thu nhập cao,

đồng thời hình thành cơ chế thúc đẩy việc nâng cao năng lực cho ngời lao

động Việt Nam; Thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế thế giới.

Sau khi nghiên cứu và hoàn thành đề án em cảm thấy có nhiều vấn đề em còn băn khăn, thắc mắc và tò mò muốn biết thì bây giờ em cảm thấy nó rất rõ ràng, sáng tỏ. Kinh tế học mặc dù là những môn khoa học xã hội, nh- ng để t duy đợc nó là cả một quá trình học hỏi và tìm tòi sáng tạo. Đúng nh

ông cha ta đã dặn: “có công mài sắc, có ngày nên kim”.

Em xin trân trọng cám ơn thầy giáo Mai Hữu Thực đã giúp đỡ chúng em rÊt nhiÒu trong suèt thêi gian qua.

Em xin chân thành cám ơn.

Một phần của tài liệu Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w