Hồ sơ dự thầu xây lắp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động quản lý dự án tại Công ty TNHH MTV xây lắp điện IEC.1 (Trang 47 - 65)

CHƯƠNG III: Quản lý dự án đầu tư tại Công ty TNHH MTV xây lắp điện IEC.1

1.2.1 Hồ sơ dự thầu xây lắp

Hình 13. Hình ảnh một bộ hồ sơ dự thầu

1.2.2 Hợp đồng xây dựng

Sau khi tham gia dự thầu hai bên sẽ kí kết hợp đồng xây dựng :

Hìn h 14. Hợp đồng xây dựng

1.2.3 Vị trí đặc điểm của công trình

- Vị trí của công trình: Công trình được xây dựng tại xã Chế tạo - Mù Căng Chải- Yên Bái

- Những đặc điểm chính:

• Xây lăp lưới điện huyện Mù Căng Chải – tỉnh Yên Bái là công trình mang nhiều ý nghĩa và tính chất rất quan trọng trong việc phát triển lưới điện vùng sâu, vùng xa, đảm bảo chất lượng điện cung cấp cho toàn khu vực xã Chế Tạo.Quy mô công việc của gói thầu:

 Xây dựng mới đường dây 35kV dài: 27,748m

 Xây dựng 04 trạm biến áp với dung lượng 225kVA

 Xây dựng 1 trạm đo đếm 35Kv

• Một số tuyến đường dây đi theo các tuyến đường của xã

• Một số tuyến đường dây đi dọc trên các sườn đồi, dọc theo thung lũng sâu có điều kiện địa chất, nền móng chủ yếu là lớp á sét. Không có các hiện tượng sạt lở, song trong quá trình thi công cần chú ý đến đặc điểm địa chất thủy văn.

1.3 Các bước tiến hành trình tự thi công

- Trình tự thi công xây lắp đường dây 35kv

• Nhận đề án thiết kế kỹ thuật thi công được phê duyệt của Chủ đầu tư

• Đọc và kiểm tra hồ sơ thiết kế

• Lập tiên lượng của công trình

• Thí nghiệm cấp khối bê tông, thí nghiệm thép

• Giao nhiệm vụ cho các đội xây lắp điện thi công

• Lập kế hoạch và hợp đồng mua vật tư vật liệu

• Gia công cốt thép, xà giá, tiếp địa, dây néo, cốt thép móng néo.

• Tổ chức đoàn đi giao nhận tuyến, vị trí móng cùng với chủ đầu tư và cơ quan tư vấn thiết kế.

• Tổ chức đoàn kiểm tra lại tuyến, khoảng cách các vị trí, góc lái và định vị tim móng, cọc hướng tuyến, cọc bảo vệ cho các móng góc và móng cột trung gian, hoàn công tuyến và so sánh với đề án thiết kế

• Xây dựng trụ sở ban chỉ huy kho, bãi để vật tư, vật liệu

• Lập biện pháp tổ chức thi công chi tiết cho từng hạng mục công việc

• GPMB các vị trí móng và đường tạm thi công, bãi tập kết vật tư, vật liệu

• Thi công móng (chi tiết trong sổ hồ sơ dự thầu)

• Thi công dựng cột và lắp xà, sứ, móng néo, dây néo

• Kéo, rải căng dây, lấy độ võng

- Trình tự thi công xây lắp trạm biến áp 35kv, 01 trạm đo đếm

• Thi công đào đúc móng

• Thi công lắp dựng cột

• Lắp đặt xà, giá, ghế

• Lắp đặt máy biến áp và thiết bị trạm

• Thi công lắp đặt hệ thống tiếp địa trạm

• Nghiệm thu và hoàn công trạm

2 Công tác quản lý dự án tại công trình xây lắp lưới điện trung áp huyện Mù Căng Chải – tỉnh Yên Bái

2.1Quản lý chất lượng

2.1.1 Lập kế hoạch chất lượng

- Xác định sai sót: Giám đốc điều hành công trình phải kiểm tra đánh giá chất lượng công việc của nhà thầu và thông báo cho nhà thầu về bất kỳ sai sót nào được tìm thấy. Việc kiểm tra như vậy không ảnh hưởng đến trách nhiệm của nhà thầu. Giám đốc điều hành công trình có thể chỉ thị nhà thầu tìm kiếm sai sót và kiểm tra bất kỳ công việc nào mà giám độc điều hành công trình có thể cho là sai sót.

- Kiểm tra: Giám đốc điều hành công trình chỉ thị nhà thầu tiến hành một thí nghiệm không quy định trong tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm tra bất kỳ công việc nào xem có sai sót không và việc kiểm tra cho thấy có sai sót, thì nhà thầu phải thanh toán chi phí về thí nghiệm. Nếu không có sai sót, thí nghiệm đó phải là sự kiện bồi thường theo điều khoản

- Sửa chữa sai sót: Giám đốc điều hành công trình phải thông báo cho nhà thầu về bất kỳ khoản sai sót nào trước khi kết thúc thời gian chịu trách nhiệm pháp lý về sai sót (thời gian bảo hành công trình) được bắt đầu vào ngày hoàn thành và được xác định trong dữ liệu hợp đồng.Thời gian chịu trách nhiệm pháp lý về sai sót tồn tại được chỉnh sửa xong.Mỗi lần có thông báo nhà thầu phải sửa chữa các sai sót đã được thông báo trong khoảng thời gian được giám đốc điều hành công trình quy định trong thông báo.

- Sai sót không sửa được: Nếu nhà thầu không sửa chữa sai sót trong thời gian được giám đốc điều hành công trình quy định trong thông báo, giám đốc điều

hành sẽ định giá chi phí sửa chữa sai sót và nhà thầu sẽ phải thanh toán khoản tiền này.

2.1.2 Đảm bảo chất lượng

- Cam kết sử dụng vật tư cho công trình: tất cả các loại vật tư, thiết bị và nguyên vật liệu do nhà thầu cấp cho công trình đều tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo đúng chủng loại, quy cách, đủ số lượng, có nguồn gốc xuất sứ, có nhãn mác rõ ràng, có chứng chỉ xuất xưởng, kiểm định chất lượng, mới 100% và trước khi đưa vào sử dụng được sự chấp thuận của chủ đầu tư, có bảng kê chi tiết kèm theo.

- Yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn dung trong quá trình thi công và nghiệm thu: Trong suốt quá trình thi công luôn tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ mời thầu. Bảo đảm thực hiện việc kiểm tra chất lượng theo quyết định quản lý chất lượng công trình xây dựng số 18/2003/QĐ- BXD ngày 27/06/2003 của bộ Xây Dựng, NĐ 209/2004/NĐ – CP ngày 16/12/2004 dưới dự giám sát của chủ đầu tư.

- Cách thức quản lý chất lượng: biện pháp quản lý chất lượng là công việc quan trọng nhằm đảm bảo công trình đạt yêu cầu kỹ thuật và chất lượng cao nhât, bảo đảm đạt tiến độ thi công.

• Vật tư, thiết bị: được tiếp nhận, bốc dỡ, bảo quản, vận chuyển chu đáo, an toàn, phục vụ tốt nhất cho các công trình

• Máy móc thiết bị phục vụ thi công kiểm tra được đảm bảo đủ số lượng và quy cách phù hợp với công việc, trong tình trạng hoạt động tốt nhất phục vụ công tác thi công

• Nhân lực phục vụ dự án: cán bộ chỉ huy, cán bộ giám sát công trường nhiều năm kinh nghiệm có đủ năng lượng chỉ huy công tác công trình lớn, đội ngũ công nhân lành nghề đã từng thi công xây lắp các trạm biến áp điện từ 0.4 kv đến 500kv, sắp xếp người đúng việc. Trong trường hợp cần thiết sẽ sử dụng lực lượng lao động tại chỗ cho các công việc đơn giản như đào đất, vận chuyển cốt liệu…phục vụ thi công nhưng không được vượt quá 10%

tổng nhân lực của dự án.

• Tổ chức hiện trường thi công: bố trí mặt bằng thi công, điện nước thi công, lán trại, kho bãi hợp lý không gây cản trở cho công tác giao thông hết mỗi ngày cho dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ công trường.

• Liên hệ và phối hợp với các đợn vị liên quan: phối hợp các đơn vị liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong từng ngày. Thường xuyên liên hệ các cơ quan chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề có liên quan đến công tác vận chuyển vật tư thiết bị thi công.

• Tổ chức thực hiện quản lý, kiểm tra, nghiệm thu chất lượng công trình một cách nghiêm ngặt dưới sự giám sát của đại diện chủ đầu tư. Thực hiện đầy đủ các quy định về nghiệm thu các hạng mục công trình, các lần chuyển bước thi công, các bước thí nghiệm, thử nghiệm…theo yêu cầu.

- Trang thiết bị phục vụ kiểm tra chất lượng tại chỗ

• Đo khoảng cách, cao độ, kịch thước: Máy kinh vĩ, thước 5m, 8m, 20m, 30m, 50m, thước cặp, quả rọi.

• Đo điện trở, điện trở tiếp địa, điện áp: Megommet, Terromet, Vạn năng kế, Biến áp tạo điện áp cao.

• Kiểm tra độ xiết chặt: Dùng cờ lê lực

• Kiểm tra bê tông, vật liệu xây dựng: Phiễu đo độ sụt, Cân, hộc đo vật liệu, khuôn đúc mẫu.

2.1.3 Quản lý chất lượng sau thi công

- Trong quá trình và sau quá trình thi công luôn có các báo cáo kiểm tra chất lượng thi công và sản phẩm đã đủ đạt tiêu chuẩn đưa ra chưa. Sau quá trình thi công sẽ có hồ sơ hoàn công

Hình 15. Hồ sơ chất lượng dự án năng lượng nông thôn II

Trong báo cáo hồ sơ bao gồm các nội dung đó là

- Biên bản nghiệm thu công trình và sản phẩm

- Chứng chỉ vật liệu thép

- Kết quả thí nghiệm

- Chứng chỉ mối hàn, lớp mạ

- Khối lượng hoàn công

- Bảng kê đóng điện

2.2Quản lý thời gian

2.2.1 Xác định công việc và dự tính thời gian

- Bảng tiến độ công trình dự kiến được thể hiện trong bảng sau trong đó toàn bộ công việc bao gồm:

1 Nhận tuyến và chuẩn bị công trình

2 Sản xuất kết cấu thép

Hình 17. Kết quả nghiệm thu công trình TBA Háng Giàng Hình 16. Biên bản nghiệm thu công trình

TBA Háng Giàng

3 Phần trạm biến áp và trạm đo đếm bao gồm + Đào, đúc móng

+ Dựng cột lắp đặt xà giá + Lắp đặt thiết bị trạm

4 Phần đường dây 35kv + Đào, đúc móng

+ Dựng cột lắp đặt xà giá + Rải căng dây

5 Phần thí nghiệm hiệu chỉnh

6 Cắt điện đấu nối

7 Nghiệm thu hạng mục công việc

8 Nghiệm thu bàn giao

- Tổng thời gian dự kiến 145 – 150 ngày.

Hình 18. Tổng tiến độ thực hiện công trình

2.2.2 Quản lý thời gian

- Ngày khởi công là sau 15 ngày ký kết hợp đồng: tức ngày 01 tháng 12 năm 2011(hợp đồng được ký kết vào ngày 14 tháng 11 năm 2011)

- Ngày hoàn thành dự án: căn cứ vào các biên bản nghiệm thu thì biên bản nghiệm thu cuối cùng được hoàn thành vào ngày 29 tháng 05 năm 2013

2.3 Quản lý chi phí

2.3.1 Lập kế hoạch nguồn nhân lực

Hình 19. Số lượng nhân lực tham gia dự án

- Ngoài ra số lượng ciông nhân tham gia xây lắp bao gồm có 46 người trong đó là 3 tổ xây lắp điện I, II, III

- Bảng lương và bảng chấm công được lưu trong Bảng danh sách nhân sự chủ chốt và bảng chấm công (không mượn được)

2.3.2Tính toán chi phí và lập dự toán

Ngay trong hồ sơ dự thầu mọi tính toán chi phí ban đầu đều được trình bày rõ ràng bao gồm có:

- Chi phí phần lắp đặt (Do bên A cấp): 991.025.343 VNĐ

- Phần mua sắm và xây lắp (Do bên B cấp): 9.462.453.948 VNĐ

- Phần thí nghiệm: 2.137.546.052 VNĐ

- Tổng giá dự thầu là: 11.600.000 VNĐ (Mười một tỷ,sáu trăm triệu đồng chẵn)

Hình 20. Bảng tổng hợp giá hợp đồng xây dựng gói thầu dự án nông thôn II

2.3.3 Quản lý chi phí

- Bảng kê khối lượng phải bao gồm các hạng mục về thi công, lắp đặt và thử nghiệm và đưa vào sử dụng do hà thầu thực hiện

- Bảng kê khối lượng dung để tính toán giá trị hợp đồng. Nhà thầu chỉ được thanh toán khối lượng công việc đã thực hiện được giám đốc điều hành công trình xác nhận theo đơn giá trong bảng kê khối lượng cho mỗi hạng mục

- Thay đổi khối lượng: Nếu khối lượng cuối cùng của hạng mục có sự thay đổi cần thiết làm thay đổi giá trị ban đầu thì giám đốc điều hành công trình khi có sự phê chuẩn của chủ đầu tư phải chứng nhận và điều chỉnh giá trị hợp đồng ban đầu.

- Các thay đổi: phải được đính kèm trong kế hoạch thi công đã cập nhật do nhà thầu công trình

- Chứng nhận thanh toán

• Giám đốc điều hành công ty kiểm tra báo cáo hàng tháng của nhà thầu công trình và xác nhận số tiền nhà thầu sẽ được trả

• Giám đốc điều hành phải xác định giá trị công việc đã thực hiện

- Thanh toán: Chủ đầu tư phải thanh toán cho nhà thầu tổng số tiền được giám đốc điều hành công trình chứng nhận trong vòng 30 ngày kể từ ngày có chứng nhận. Nếu chủ đầu tư thanh toán chậm nhà thầu phải được trả khoản lãi trên khoản thanh toán chậm trong lần thanh toán sau. Lãi suất phải được tính từ ngày mà đúng ra phải thực hiện việc thanh toán cho đến ngày thanh toán khoản thanh toán chậm theo tỷ lệ lãi suất đang hiện hành đối với các khoản lãi vay do ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định.

- Thuế: Giám đốc điều hành công trình phải điều chỉnh giá trị hợp đồng nếu các loại thuế bị thay đổi trong khoảng thời gian bắt đầu từ 28 ngày trước ngày nộp hồ sơ dự thầu (ngày mở thầu) đến ngày cấp chứng nhận hoàn thành sau cùng.

Việc điều chỉnh là thay đổi trong tổng số tiền thuế mà nhà thầu phải trả, nếu thay đổi chưa được phản ánh trong giá trị hợp đồng.

- Ngày công: Giá ngày công trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Mọi công việc thanh toán theo ngày công được giám đốc điều hành công trình phê chuẩn, được kiểm tra và ký trong vòng hai ngày sau khi công việc thực hiện.

- Ngoài ra một số quy định khác được ghi trong hợp đồng xây dựng.

2.4Quản lý rủi ro

- Rủi ro của chủ đầu tư: Rủi ro về bị thương, tử vong, hoặc mất mát hay hư hỏng tài sản (không kể công trình, máy móc, vật liệu và thiết bị)

• Sử dụng công trường để thi công công trình hoặc cho mục đích của công trình.

• Việc chủ đầu tư hay bất kỳ người nào khác được chủ đầu tư sử dụng hoặc thuê hợp đồng, trừ nhà thầu có sơ suất, vi phạm chức năng nhiệm vụ quy định

- Kể từ ngày hoàn thành cho đến khi chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ bảo hành được phát hành, các rủi ro về tổn thất hay hư hại công trình, máy móc, vật liệu là rủi ro của chủ đầu tư ngoại trừ khi tổn thất hay hư hại do:

• Một sai sót vào ngày hoàn thành

• Một sự việc xảy ra trước ngày hoàn thành mà tự nó không phải là rủi ro của chủ đầu tư

• Các hoạt động của nhà thầu trên công trường sau ngày hoàn thành

- Rủi ro của nhà thầu: nhà thầu phải chịu mọi rủi ro từ ngày khởi công cho đến khi chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ bảo hành được phát hành, các rủi ro bị thương hoặc tử vong và mất mát hư hỏng tài sản (kể cả công trình, máy móc, vật liệu và thiết bị) không phải rủi ro của chủ đầu tư thì là rủi ro của nhà thầu

- Đánh giá mức độ rủi ro: Khi lập kế hoạch chi tiết những rủi ro có thể xảy ra, ta sẽ hạn chế được mức độ rủi ro có thể xảy ra hoặc mức độ nghiêm trọng mà rủi ro khi đã xảy ra.

2.5 Quản lý hợp đồng và các hoạt động mua sắm

2.5.1 Kế hoạch cung ứng

Hình 21. Nguồn nguyên vật liệu đưa vào công trình sử dụng

2.5.2 Lựa chọn nhà cung cấp

- Xi măng PC 30 TCVN 2682-92, TCVN 4029 – 1995 do công ty CP XM Yên Bình, Yên Bái …Sx và cung cấp

- Cát Vàng, đá 1x2, 2x4, 4x6 … các loại hạt to, không lẫn tạp chất đạt TCVN 1770 – 86, TCVN 1771-87 mua tại địa phương

- Thép sử dụng cho công trình là thép Thái Nguyên, thép Việt hàn, thép Việt ý hoặc tương đương do cty thép Hoàng Việt, cty CP ĐT XD & TM An Lợi cung cấp có chứng chỉ chất lượng theo TCVN

- Các kết cấu thép được gia công tại xưởng GCCK của công ty CP ĐTXD & TM An Lợi theo đúng thiết kế

- Sản phẩm mạ kẽm nhúng nóng tại công ty CP Thép Việt Tiến đ/c Tam Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội théo TCVN hoặc cty Cp An Việt với chiều dày > = *0 micro mét

- Cột bê tông ly tâm các loại do công ty CP ĐTXD & TM Lâm Bình, cty Cp cơ khí hóa chất 13 – Bộ quốc phòng sx và cung cấp

- Phụ kiện ĐZ & TBA các loại được sản xuất trong nước hoặc TQ chế tạo theo TCVN phù hợp với quy định kỹ thuật DNT/QĐKT tháng 9/2000 do cty Cp sứ thủy tinh cách điện Bắc Ninh, cty TNHH Ngân Giang SX, cty TNHH TBĐ Thành Hà, cty CPĐT & TM TBĐ cung cấp đảm bảo TCVN

- Nước phục vụ thi công được lấy từ nguồn nước sạch dọc tuyến đường dây đi qua

- Vật liệu khác: Gỗ, tre, phên…mua tai địa phương khu vực ĐZ đi qua

2.5.3 Quản lý hợp đồng tiến độ cung ứng

- Để đảm bảo tiến độ cung ứng cũng như chất lượng vật liệu được cung cấp thì hai bên chủ đầu tư hoặc nhà thầu và bên bán nguyên vật liệu sẽ ký các bản cam kết, để đảm bảo vật tư được nhập theo đúng dự kiến và tiến độ của công trình.

Một số hình ảnh về bản cam kết, ngoài ra sẽ có sổ theo dõi thời gian nhập nguyên vật liệu tới kho:

Hình 22. Hình ảnh bản cam kết và giấy chứng nhận của cty CP ĐTXD & TM Lâm Bình

Hình 23: Hình ảnh bản cam kết và giấy chứng nhận của công ty TNHH Hoa Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động quản lý dự án tại Công ty TNHH MTV xây lắp điện IEC.1 (Trang 47 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w