VÀ CÁC KẾT QUẢ
2.4. Các kỹ thuật sử dụng
2.4.1. Thu thập tài liệu, thông tin
Luận văn được xây dựng trên cơ sở tham khảo hệ thống các tài liệu kết hợp khảo sát thực địa bao gồm:
+ Các đề tài nghiên cứu, bài báo đăng trong các tạp chí trong và ngoài nước về địa nhiệt, các thông tin tìm hiểu thông qua các website của các tổ chức nghiên cứu về địa nhiệt ở Việt Nam và thế giới.
+ Các bản đồ địa hình khu vực tỉ lệ 1/10.000, bản đồ địa chất, địa chất thủy văn khu vực (tỉ lệ 1/200.000)…
+ Các kết quả thu thập từ việc khảo sát thực địa.
2.4.2. Thu thập mẫu ngoài thực địa
Dung dịch địa nhiệt được lấy mẫu (Hình 2.6, 2.7) theo các chai đựng khác nhau để phân tích thành phần cation, anion, silic… Ứng với mỗi mục tiêu phân tích, mẫu được bảo quản và xử lý riêng theo Bảng 2.2 dựa theo nghiên cứu của Ármannsson, H and Ólafsson, (2006) [2]. Để kiểm chứng độ chính xác của các kết quả phân tích, học viên tiến hành phân tích lặp lại 3 lần trên một mẫu để đối sánh.
a; b;
Hình 2.6. Vị trí lấy mẫu nước khoáng nóng (dung dịch địa nhiệt) tại Lỗ khoan 13 ở điểm địa nhiệt Mỹ Lâm, Tuyên Quang: a-Khảo sát tại Lỗ khoan 13, b- Bảo quản mẫu sau khi thu thập lấy mẫu.
Bảng 2.2. Mô tả mẫu và xử lý mẫu tại thực địa [2]
Mẫu Phân tích Xử lý mẫu
ML-01a, ML-01b, ML-01c
SiO2 Lọc (0,45μm). Pha loãng; cho 10-50 ml mẫu vào 50-90 ml nước cất hai lần
Anions Lọc (0,45μm)
Cations Lọc (0,45μm); Cho 0.8 ml HNO3 đậm đặc vào mỗi 200ml mẫu
Hình 2.7. Thu thập mẫu tại khu vực Lỗ khoan 13
2.4.3. Tiến hành khoan khảo sát, đo địa vật lý và các thông số vật lý tại khu vực nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn của mình, học viên còn có cơ hội được tham gia thực hiện một số nội dung khảo sát liên quan đến đo các thông số vật lý của bồn nhiệt, các phương pháp đo địa vật lý và tiến hành khoan khảo sát tại khu vực bồn địa nhiệt Mỹ Lâm cụ thể:
a) Tiến hành đo và phân tích mẫu khí địa nhiệt ngoài hiện trường trên hệ thống thiết bị Quintox KM9106
- Vị trí khảo sát: Đã đo kết quả thử nghiệm ngoài hiện trường tại khu vực Lỗ khoan 13 và một số khu vực xuất lộ của bồn.
- Mục đích: Đo một số thông số về hơi và khí địa nhiệt tại điểm xuất lộ.
- Thiết kế định hướng cho nghiên cứu chuyên sâu sau luận văn: Đang trong quá trình thiết kế hệ thống thu thập mẫu hơi địa nhiệt phục vụ nghiên cứu nguồn gốc, đặc điểm hoá học và các thông số của bồn địa nhiệt theo quy chuẩn quốc tế.
Hình 2.8. Tiến hành đo khí địa nhiệt tại khu vực nghiên cứu b) Tiến hành đo điện trở suất trên hệ thống Ohmmapper TR1
Tiến hành đo trên 6 tuyến, trên mỗi tuyến có 12 điểm đo, mỗi điểm đo cách nhau 3m và mỗi tuyến đo cách nhau 3m.
Hình 2.9. Đo điện trở suất tại khu vực nghiên cứu
Hình 2.10. Hiệu chỉnh thiết bị đo trước khi thực hiện
Hình 2.11. Kết quả đo điện trở suất mô tả trên phần mềm sử dụng
c) Đo địa chấn đa kênh trên hệ thống thiết bị ES-3000
Thực hiện đo trên 2 tuyến ngắn, mỗi tuyến dài 36m với 12 đầu thu, mỗi đầu thu cách nhau 3m.
Hình 2.12a. Kết quả đo địa chấn đa kênh
Hình 2.12b. Kết quả đo địa chấn đa kênh
d) Khoan địa nhiệt khảo sát và tiến hành đo lưu lượng nước lỗ khoan Hệ thống thiết bị triển khai bao gồm:
+ Khoan địa nhiệt, model: XY-1
+ Thiết bị đo lưu lượng nước lỗ khoan, model: 1 Series + FM1009 + Thiết bị đo nhiệt độ - điện trở nước trong lỗ khoan, model: FT9504 - Khoan địa nhiệt: Độ sâu khoan khi gặp nước nóng là 30 m. Từ 0-18m là đất, từ 30m gặp tầng đá phong hóa dập vỡ và đã gặp nước nóng, tiến hành lấy mẫu lõi khoan phục vụ nghiên cứu.
Hình 2.13. Khoan khảo sát tại thực địa
Hình 2.14. Đo lưu lượng và các thông số lỗ khoan
Hình 2.15. Kết quả đo nhiệt độ, độ dẫn điện, điện trở suất lỗ khoan
Hình 2.16. Kết quả đo lưu lượng
Các nội dung công việc trên là cơ sở để đánh giá chi tiết và khách quan nhất về bồn địa nhiệt Mỹ Lâm. Tuy nhiên, trong phần trình bày kết quả nghiên cứu đề tài của mình, học viên chỉ sử dụng các kết quả liên quan đến thành phần hoá học dung dịch nhiệt để luận giải nhiệt độ và nguồn gốc thành tạo của bồn địa nhiệt Mỹ Lâm. Phần kết quả còn lại, học viên sẽ sử dụng làm cơ sở phục vụ nghiên cứu chuyên sâu cho nghiên cứu sinh về sau.