VỀ VĂN BẢN VĂN HỌC

Một phần của tài liệu SKKN rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11 (Trang 23 - 27)

3.1. Về thơ

a.Về thể thơ: 3 Nhóm chính:

a.1. Các thể thơ dân tộc:

* Thể thơ lục Bát:

- Số tiếng: Mỗi cặp lục bát gồm hai dòng: dòng lục (6 tiếng), dòng bát (8 tiếng). Bài thơ lục bát là sự kế tiếp của các cặp thơ như thế.

- Vần: Vần lưng hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.

- Nhịp: Nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đổi (tức các tiếng 2, 4 6): 2-2-2.

- Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ và đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 dòng bát.

Thơ lục bát thường có giọng điệu êm đềm nhẹ nhàng.

* Thơ song thất lục bát:

VD: Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai (Đoàn Thị Điểm - Chinh phụ ngâm) - Là một thể thơ kết hợp giữa hai câu thơ bảy tiếng (song thất) Và hai câu lục bát thành một khổ luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài; có sự gắn bó chặt chẽ với nhau về ý và về âm thanh.

- Vần: gieo vần lưng ở mỗi cặp (thấy – mấy, màu – sầu); cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền (dâu – sầu).

- Nhịp: hai câu thất ngắt nhịp lẻ chẵn (3/4); ở cặp lục bát ngắt nhịp chẵn.

- Hài thanh: cặp song thất lấy tiếng thứ ba làm chuẩn mực, có thể có thanh bằng (câu thất – bằng) hoặc trắc (câu thất – trắc) nhưng không bắt buộc. Còn cặp lục bát thì sự đối xứng bằng – trắc chặt chẽ hơn (giống như ở thể lục bát).

* Hát nói: là lời thơ trong bài hát nói (bài hát nói bao gồm phần thơ và nhạc) - Một bài hát nói gồm 2 phần: mưỡu và lời thơ.

+ Mưỡu: gồm có mưỡu đầu, mưỡu hậu.

+ Phần lời thơ trong bài hát nói thường gồm có 11 câu thơ, chia làm ba khổ theo kết cấu: 2 khổ đầu mỗi khổ gồm 4 câu, khổ 3 gồm 3 câu; thanh điệu của các tiếng cuối cùng của các câu lần lượt là: trắc – bằng – bằng – trắc.

- Ngoài ra có bài hát nói dôi khổ: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ), Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)

a.2. Các thể thơ Đường luật: Có niêm luật rất chặt chẽ.

* Thơ ngũ ngôn Đường luật

- Ngũ ngôn tứ tuyệt: Tụng giá hòa kinh sư (Trần Quang Khải), … - Ngũ ngôn bát cú: Dục Thúy Sơn (Nguyễn Trãi)

+ Cấu tạo: mỗi dòng 5 tiếng, mỗi bài 8 dòng

+ Vần: 1 vần (độc vận), gieo vần cách (tiếng cuối cùng của các câu 2,4,6,8) + Nhịp chẵn - lẻ: 2 – 3

+ Hài thanh: có sự luân phiên B – T hoặc niêm B – B, T – T ở tiếng thứ 2 và thứ 4.

* Thơ thất ngôn Đường luật:

Gồm có hai thể chính: thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú. Mỗi thể lại chia ra thất ngôn luật bằng (thể bằng) và thất ngôn luật trắc (thể trắc). Đây là hai thể thơ có kết cấu, niêm luật rất chặt chẽ

- Thất ngôn tứ tuyệt (còn gọi là tuyệt cú):

VD: Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão)

+ Cấu tạo: mỗi dòng 7 tiếng, mỗi bài 4 dòng ( Chia 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợp) + Vần: 1 vần.

+ Cách hiệp vần: vần chân, gieo vần cách.

+ Nhịp: 4 – 3

+ Hài thanh: Theo luật “nhị tứ lục phân minh”, “nhất tam ngũ bất luật”.

- Thất ngôn bát cú:

+ Cấu tạo: mỗi dòng 7 tiếng, mỗi bài 8 dòng (chia thành 4 phần: Đề, thực, luận, kết).

+ Vần: gieo vần chân, độc vần.

+ Nhịp: 4 – 3

+ Hài thanh: theo luật hài thanh rất nghiêm ngặt chặt chẽ, phải đối xứng giữa các tiếng 2, 4, 6 (nhị tứ lục phân minh), phải niêm (dính) giữa các dòng 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7 và 1-8.

Như vậy, thơ Đường luật có niêm luật hết sức chặt chẽ, vì thế mà rất gò bó và khó diễn đạt được những cảm xúc phóng khoáng, nhịp điệu rộng mở.

a.3. Thơ tự do.

* Đặc điểm: chủ yếu nói đến cấu trúc hình dáng của nó. Số chữ trong một câu thơ không hạn định, có thể từ một đến mười chữ, thậm chí nhiều hơn. Số câu trong một khổ thơ cũng không hạn định, có thể là một hoặc có thể là nhiều. Gieo vần cũng rất linh động, rất tự do, có khi không có vần, chỉ có nhịp điệu.

* Các thể thơ tự do:

- Thơ hai tiếng - Thơ ba tiếng - Thơ bốn tiếng

- Thơ năm tiếng - Thơ sáu tiếng - Thơ bảy tiếng - Thơ tám, chín, mười tiếng

- Thơ hỗn hợp: trong bài thơ có nhiều đoạn, mỗi đoạn lại sáng tác theo một thể khác nhau. (Vội vàng – Xuân Diệu)

- Thơ văn xuôi: về mặt hình thức có cấu trúc câu giống văn xuôi, câu nọ tiếp câu kia không xuống dòng, gần như không vần, không bị ràng buộc bởi niêm luật nào cả. Nhịp điệu nhịp nhàng, hình ảnh, hình tượng phong phú, gợi cảm, giàu liên tưởng. Ngôn ngữ hàm súc, biểu cảm. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, hạn chế đến mức tối đa những hư từ, liên từ.

VD: Bài thơ 28 – Ta Go…

- Truyện thơ, thơ dài, trường ca: Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm) b. Cách gieo vần.

* Vần chân và vần lưng.

* Vần liền và vần cách.

3.2. Các tầng cấu trúc của văn bản a. Tầng ngôn từ: từ ngữ, ngữ âm...

b. Tầng hình tượng.

- Chi tiết, sự việc, cốt truyện, diễn biến, tình huống...

- Nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng, cảm xúc, tâm lý...

VD: câu hỏi tìm hoặc phân tích ý nghĩa chi tiết, hình ảnh, hình tượng … trong tác phẩm:

+ Ý nghĩa hình ảnh ngọn đèn con nơi chõng hàng chị Tí trong truyện ngắn ‘hai đứa trẻ’ của Thạch Lam?

+ Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành của thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.

c. Tầng hàm ý.

3.3. Nội dung và hình thức của văn bản văn học.

a. Nội dung.

* Đề tài: là các vấn đề của đời sống được phản ánh trong văn học. (được phản ánh trong nhiều tác phẩm)

* Chủ đề: là vấn đề chính được phản ánh trong một tác phẩm văn học. Nó thể hiện được sự quan tâm và nhận thức của nhà văn về cuộc sống

* Tư tưởng nghệ thuật: điều mà tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc.

* Cảm hứng nghệ thuật: thái độ tình cảm được thể hiện nhuần nhuyễn qua tác phẩm và truyền đến cho người đọc.

VD: Chí Phèo:

+ Đề tài: viết về người nông dân + Chủ đề: người nông dân bị tha hóa.

+ Tư tưởng nghệ thuật: lên án xã hội thực dân nửa phong kiến, cảm thông với số phân người nông dân bị tha hóa...

+ Cảm hứng nghệ thuật: xót thương, căm phẫn giai cấp thống trị; yêu mến trân trọng ước mơ làm người lương thiện....

b. Hình thức nghệ thuật

* Ngôn ngữ: thường mang dấu ấn cá nhân

VD: Thạch Lam: nhẹ nhàng, tinh tế; Hàn Mặc Tử: trong sáng, siêu thực; Nam Cao:

góc cạnh đời thường; Nguyễn Tuân: tài hoa uyên bác...

* Kết cấu: cách sắp xếp các chi tiết từ ngữ hình ảnh trong một văn bản.

- Kết cấu lặp: đầu cuối tương ứng; lặp vòng.

- Kết cấu đảo ngược trình tự thời gian.

- Kết cấu sử thi.

- Kết cấu đối đáp.

* Thể loại:

- Tự sự: truyện, tiểu thuyết, kí, tùy bút, phóng sự...

- Trữ tình: thơ...

- Kịch: bi kịch, hài kịch, chính kịch.

3.5. Giá trị nội dung văn bản 3.6. Giá trị nghệ thuật văn bản

3.7. Đặc điểm phong cách của tác giả.

Một phần của tài liệu SKKN rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11 (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w