Thực trạng và nhu cầu của người nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện đăk hà, tỉnh kon tum (Trang 41 - 53)

2.1.1. Tình hình người nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum

Đầu năm 2016, toàn huyện có 3.921 hộ, chiếm tỷ lệ 24,76% so với dân số toàn huyện; trong đó DTTS là 3.710 hộ, chiếm tỷ lệ 94,6% tổng số hộ nghèo toàn huyện. Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện vào cuối năm 2016 có 3.644 hộ nghèo, chiếm 22,49%; 1.042 hộ cận nghèo chiếm 6,43%. Trong đó, hộ nghèo DTTS là 3.443 hộ, chiếm 47,75% hộ DTTS và chiếm 94,48% hộ nghèo toàn huyệnh; hộ cận nghèo DTTS là 913 hộ, chiếm 12,66% hộ DTTS và chiếm 87,62 % hộ cận nghèo toàn huyện.

Mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:

- Tiếp cận các dịch vụ y tế: 9 hộ, chiếm tỷ lệ 0,25%

- Bảo hiểm y tế: 152 hộ, chiếm tỷ lệ 4,17%

- Trình độ giáo dục người lớn: 1.476 hộ, chiếm tỷ lệ 40,50%

- Tình trạng đi học của trẻ em: 229 hộ, chiếm tỷ lệ 6,28%

- Chất lượng nhà ở: 1.247 hộ, chiếm tỷ lệ 34,22%

- Diện tích nhà ở: 2.364 hộ, chiếm tỷ lệ 64,87%

- Nguồn nước sinh hoạt: 309 hộ, chiếm tỷ lệ 8,48%

- Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh: 3.471 hộ, chiếm tỷ lệ 95,25%

- Sử dụng dịch vụ viễn thông: 1.361 hộ, chiếm tỷ lệ 37,35%

- Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin: 359 hộ, chiếm tỷ lệ 9,85%

(Nguồn: Quyết định số: 1603/QĐ-UBND, ngày 07 tháng 12 năm 2016 của UBND huyện Đăk Hà về phê duyệt hộ nghèo, hộ cận nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều năm 2016 trên địa bàn huyện Đăk Hà) .

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 22 dân tộc cùng sinh sống xen kẽ nhau, trong đó có 4 dân tộc tại chỗ: Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ -Triêng.

Ngoài ra, còn có các dân tộc từ miền Bắc di cư vào như: Tày, Nùng, Thái, Mường, Thổ, Sán Dìu, Sán Chay, MNông, Dao, Lào, Giáy; từ miền Trung có các dân tộc như: Cơ Tu, Cor, Vân Kiều, Hre, Ra Giai, Co Ho, Ê Đê.

Về mặt văn hoá : từ trong lịch sử, cư dân các dân tộc ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã tự hình thành nên một phong cách văn hoá đặc trưng đó là:

ngôn ngữ, sinh hoạt văn hoá và ý thức tự tôn dân tộc. Song những nét đặc trưng ấy đều nằm trong những yếu tố mang tính chất thống nhất, đậm đà văn hoá bản địa, biểu hiện bản sắc - sắc thái - phong cách chung của văn hoá núi rừng Tây Nguyên.

Tính thống nhất đó không hề kìm hãm, cản trở tính ưu việt của mỗi dân tộc, cộng đồng cư dân trong tỉnh. Ngược lại, càng làm phong phú thêm bởi những sắc thái đa dạng của từng thành phần dân tộc, từng địa phương đã tự sáng tạo hoặc thu nhận qua giao tiếp văn hoá với các cư dân khác, nói đến văn hoá Tây nguyên nói chung và Đăk Hà, Kon Tum nói riêng là nói đến các bản trường ca, kiến trúc nhà mồ, nói đến mái nhà rông cao vút cùng với ché rượu cần vì thế: văn hóa cồng chiêng, kiến trúc nhà sàn, nhà rông... kết tinh thành bản sắc văn hóa dân tộc bản địa ở Đăk Hà, Kon Tum.

Đặc điểm văn hóa tâm lý truyền thống của các dân tộc huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum là: truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, có ý chí độc lập tự cường cao.

Do vị trí địa lý quan trọng cùng với núi non hiểm trở, Đăk Hà là địa bàn chiến lược về an ninh quốc phòng có nhiều kẻ thù nhòm ngó, để bảo vệ dân tộc mình tồn tại và phát triển từ bao đời nay các dân tộc sinh sống ở Đăk Hà đã đoàn kết cùng nhau chống lại kẻ thù xâm lược, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đăk Hà tự hào vì có những địa danh đã đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam như: Điểm cao 601; du kích Đăk Ui anh hùng...

Yêu thích cuộc sống công bằng chân thực, căm ghét áp bức bất công, các dân tộc huyện Đắk Hà luôn luôn gắn bó đoàn kết chặt chẽ một lòng hướng theo Đảng, theo cách mạng, nêu cao tấm gương là những chiến sỹ kiên trung trong kháng chiến chống ngoại xâm, chính truyền thống đó hun đúc cho đồng bào các dân tộc huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum tinh thần thượng võ, ý chí ngoan cường không khuất phục trước khó khăn thử thách.

Đề cao vai trò "già làng" trong thiết chế xã hội truyền thống. Vì cơ cấu xã hội cổ truyền ở Đăk Hà là làng, về mặt thiết chế xã hội “làng” là một tổ chức xã hội nhỏ nhất và cũng là duy nhất, già làng được chọn là những người già lớn tuổi có đạo đức và uy tín cao trong làng, có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, nên già làng được chọn để đảm nhiệm chính những vấn đề quan trọng cả về đối nội lẫn đối ngoại, cả trong sinh hoạt kinh tế lẫn sinh hoạt văn hóa tinh thần. Trong phạm vi từng làng mọi thành viên chịu sự “điều khiển”

của già làng, từ đó già làng chính là trung tâm đoàn kết, giữ gìn truyền thống của làng, là tấm gương sáng cho các thế hệ kế tiếp giá trị truyền thống. Các dân tộc có số lượng người đông như Xê Đăng, Ba Na, Giẻ-Triêng, bên cạnh già làng còn có “hội đồng già làng” nhưng đứng đầu vẫn là già làng.

Tóm lại, với những đặc điểm cơ bản của huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum nêu trên, đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến công tác xã hội đối với người nghèo DTTS trong việc hỗ trợ nhằm thay đổi hành vi, phát huy tính ưu việt của các phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp, hạn chế những hủ tục, lạc hậu, giúp người nghèo DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững.

2.1.2. Nhu cầu của người nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum

Có thể nói người nghèo DTTS ở huyện Đăk Hà cũng có những nhu cầu giống như những người bình thường khác, tuy nhiên do điều kiện kinh tế và

đặc điểm tâm lý xã hội của mình, người nghèo DTTS thường có một số nhu cầu cơ bản sau:

- Nhu cầu có việc làm, thu nhập ổn định: Người nghèo DTTS sống ở vùng sâu, vùng xa có công việc không ổn định, thu nhập thấp. Do vậy, họ luôn mong muốn có được công việc, thu nhập ổn. Có công việc, có thu nhập họ mới có thể trang trải cuộc sống, mới đảm bảo các nhu cầu của cuộc sống như ăn, ở, mặc, học tập, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình… Vì vậy họ rất cần có sự hỗ trợ từ Nhà nước, chính quyền địa phương, xã hội…

giúp họ có được công việc, thu nhập phù hợp.

- Nhu cầu được học tập: Đây là một trong những nhu cầu quan trọng của người nghèo DTTS. Ngoài nhu cầu về học tập phổ thông, người nghèo DTTS còn có nhu cầu được đào tạo nghề, trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

- Nhu cầu được tiếp cận thông tin: Do những hạn chế về thu nhập thấp, thường sống ở vùng sâu, vùng xa nên người nghèo DTTS thường thiếu thông tin, chính vì vậy, họ cũng có nhu cầu được tiếp cận các thông tin như: Thông tin cơ bản về các loại thiên tai, hiểm họa tự nhiên, thảm họa, biến đổi khí hậu; Thông tin, kiến thức và kỹ năng tăng gia sản xuất, làm giàu chính đáng;

Thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội; Thông tin về chính sách, pháp luật, thủ

tục hành chính và các loại hồ sơ giấy tờ cần thiết để được nhận hỗ trợ, bảo trợ từ Nhà nước và các tổ chức xã hội…; Nhu cầu hỗ trợ các phương tiện thông tin như sách, báo, đài radio, điện thoại…

- Nhu cầu được chăm sóc y tế: Đây là nhu cầu có thể nói là rất cần thiết và được đa số người nghèo DTTS quan tâm. Bởi đa số họ, do sống trong điều kiện thiếu thốn nên dễ ốm đau, bệnh tật, hơn nữa lại thu nhập thấp nên khi mắc bệnh lại không có tiền để chi trả chi phí khám chữa bệnh. Chính vì vậy họ rất cần sự trợ giúp của Nhà nước, các tổ chức xã hội… để giúp họ được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, bệnh tật.

Đảm bảo sinh hoạt trong môi trường an toàn, vệ sinh: phần lớn người nghèo DTTS sống trong tình trạng thiếu thốn mọi mặt cơ sở vật chất thiết yếu

cho cuộc sống. Chính vì vậy họ đều mong muốn được sống, sinh hoạt và sản xuất trong một môi trường an toàn, đảm bảo những nhu cầu căn bản như nhà ở, điện, nước sạch và thức ăn hợp vệ sinh để có thể đảm bảo cho sức khỏe, có khả năng tái sản xuất sức lao động, tránh bị bệnh tật.

2.2. Thực trạng công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum

2.2.1. Hỗ trợ người nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum tiếp cận các dịch vụ y tế

Đã thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 100% người nghèo DTTS.

Thực hiện tốt việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh, miễn giảm viện phí dưới hình thức cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Hàng năm, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức rà soát, lập danh sách đề nghị cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng. Giai đoạn từ 2011-2015, đã triển khai cấp thẻ BHYT cho các nhóm đối tượng là 143.858 thẻ (trong đó: hộ nghèo: 51.481 thẻ, người DTTS: 91.263 thẻ, hộ cận nghèo: 1.114 thẻ). Thực hiện khám, chữa bệnh 6.171 lượt điều trị nội trú và 135.767 lượt điều trị ngoại trú cho hộ nghèo với tổng số tiền là 277.266.460 đồng.

(Nguồn: Báo cáo số: 23/BC-UBND, ngày 14 tháng 01 năm 2016 của UBND huyện Đăk Hà về việc báo cáo tổng kết công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Hà giai đoạn 2011-2015).

Chính sách hỗ trợ cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em con hộ nghèo được quan tâm, mạng lưới hoạt động của tiểu dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dược duy trì và củng cố. Trên 96% trẻ em trong độ tuổi được uống Vitamin A và theo dõi cân nặng hàng tháng. Mô hình điều trị nội trú trẻ suy dinh dưỡng cấp tính nặng là con hộ nghèo tại khoa Nhi được duy trì và có 80 trường hợp được điều trị nội trú, 929 trường hợp điều trị ngoại trú tại các Trạm Y tế xã, thị trấn.

Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được đầu tư, nâng cấp; nhiều công trình đã được đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đội ngũ cán bộ y tế không ngừng lớn mạnh, tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ được chấn chỉnh và cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người nghèo DTTS. Công tác y tế dự phòng được triển khai tích cực,

đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong người nghèo DTTS được quan tâm thực hiện và đạt kết quả tốt. Việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người nghèo DTTS được duy trì. Các dịch bệnh được khống chế và đẩy lùi, không để xảy ra trên diện rộng. Đã tổ chức thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo DTTS.

Song công tác xã hội chưa thực sự rõ nét trong quá trình cung cấp các dịch vụ y tế cho người nghèo DTTS, mà chủ yếu lồng ghép vào quá trình thực hiện chính sách y tế cho người nghèo nói chung, người nghèo DTTS nói riêng.

2.2.2. Hỗ trợ người nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum tiếp cận các dịch vụ giáo dục

Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn trẻ em 5 tuổi, hỗ trợ học sinh bán trú, hỗ trợ vở, sách cho đối tượng học sinh con hộ nghèo DTTS:

Từ năm 2011-2015 đã thực hiện các chính sách hỗ trợ cho 380.778 lượt học sinh, sinh viên con hộ nghèo DTTS, trong đó: Miễn, giảm học phí : 6.817 lượt học; Hỗ trợ chi phí học tập: 43.950 lượt học sinh; Hỗ trợ tiền ăn trẻ em mầm non: 19.135 lượt học sinh; Hỗ trợ học sinh bán trú và trường Phổ thông dân tộc bán trú theo Quyết định 85/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho 3.399 lượt học sinh; Hỗ trợ 3.015 bộ sách giáo khoa, 168.850 bản sách, 135.511 cuốn vở cho học sinh người DTTS thuộc hộ nghèo. Thực hiện Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng chính phủ, trong giai đoạn 2013 - 2015 toàn huyện đã hỗ trợ cho 3.500 học sinh ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện với 336.100 kg gạo.

(Nguồn: Báo cáo số: 23/BC-UBND, ngày 14 tháng 01 năm 2016 của UBND huyện Đăk Hà về việc báo cáo tổng kết công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Hà giai đoạn 2011-2015).

Thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn cho học sinh, sinh viên: Qua 5 năm (2011- 2015) đã giải quyết cho 1.368 lượt học sinh, sinh viên là con em

hộ nghèo DTTS vay vốn. Chính sách cho vay vốn đối với học sinh, sinh viên hộ nghèo DTTS đã tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên là con em gia đình nghèo DTTS khó khăn về tài chính tiếp tục theo học đại học, cao đẳng, trung cấp và học nghề, hạn chế tình trạng bỏ học do gia đình khó khăn về kinh tế, tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.

Quy mô, hệ thống trường lớp học tiếp tục được củng cố, mở rộng và chuẩn hóa; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục không ngừng được tăng cường và kiện toàn; chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục học sinh DTTS nói riêng có sự chuyển biến tích cực; tỷ lệ huy động học sinh ra lớp ngày càng tăng; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và giáo dục trung học cơ sở; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Song công tác xã hội cũng chưa thực sự rõ nét trong qua trình thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo DTTS. Các dịch vụ công tác xã hội trong trường học chưa được quan tâm, đặc biệt là trường học ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều con em hộ nghèo DTTS học tập.

2.2.3. Hỗ trợ người nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum tiếp cận các dịch vụ về nhà ở

Thực hiện hỗ trợ xây nhà ở cho 1.394 hộ nghèo DTTS, trong đó: Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” do Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện là cơ quan thường trực hỗ trợ xây dựng mới nhà ở cho 408 hộ nghèo; Hỗ trợ làm nhà ở cho người nghèo theo Quyết định số 167/QĐ-TTg cho 988 hộ nghèo.

Công tác hỗ trợ người nghèo DTTS về nhà ở chủ yếu thực hiện theo chính sách, các dịch vụ của công tác xã hội chưa được vận dụng khi thực hiện chính sách về nhà ở cho người nghèo DTTS.

(Nguồn: Báo cáo số: 23/BC-UBND, ngày 14 tháng 01 năm 2016 của UBND huyện Đăk Hà về việc báo cáo tổng kết công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Hà giai đoạn 2011-2015).

2.2.4. Hỗ trợ người nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum tiếp cận các dịch vụ về nước sạch và vệ sinh môi trường

Trong 5 năm (2011-2015) thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường. Đến nay, số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 12.892 hộ, đạt 87,14%; tỷ lệ người nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 5.588 người, đạt 63,5%. Hỗ trợ nước phân tán bằng hình thức hỗ trợ dụng cụ đựng nước và nạo vét giếng cho 675 hộ; Số hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh 11.472 hộ, đạt 77,54%, trong đó: tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh 7.112 hộ, đạt 58,54% và tỷ lệ hộ nghèo có nhà tiêu hợp vệ sinh 447 hộ, đạt 28,4%.

(Nguồn: Báo cáo số: 23/BC-UBND, ngày 14 tháng 01 năm 2016 của UBND huyện Đăk Hà về việc báo cáo tổng kết công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Hà giai đoạn 2011-2015).

Nhìn chung, phần lớn các công trình sau khi hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đều đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của cộng đồng dân cư vùng DTTS. Khi chưa có Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nhân dân khu vực nông thôn, đa số là người DTTS chủ yếu sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ các khe suối, nước giọt,... Các nguồn nước này không qua xử lý nên chất lượng nguồn nước phần lớn chưa đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Từ khi có chương trình, chất lượng nguồn nước được đảm bảo, tình hình sức khoẻ, dịch bệnh trong nhân dân được cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao, vệ sinh môi trường được đảm bảo.

Song người nghèo DTTS chưa được thụ hưởng đầy đủ về chính sách này vì nhiều lý do: hệ thống nược hợp vệ sinh còn thiếu, không bền vững;

người DTTS có tập quán uống “nước giọt”; Môi trường sống của người nghèo còn nhiều hạn chế do phong tục chăn dắt, thả rông gia súc, gia cầm và nuôi nhốt dưới gầm nhà… nhu cầu công tác xã hội trong công tác này chủ yếu thông qua vận động của chính quyền và các đoàn thể. Vai trò của nhân viên xã hội chưa thực sự rõ nét.

2.2.5. Hỗ trợ người nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum tiếp cận các dịch vụ về thông tin liên lạc, văn hóa, TDTT

Thực hiện cấp sách các loại cho thư viện huyện, hỗ trợ trang thiết bị âm thanh, ánh sáng cho Đội tuyên truyền lưu động huyện, hỗ trợ 01 bộ trang thiết bị âm thanh cho Nhà văn hóa- khu thể thao thôn; hỗ trọ 01 tủ sách pháp luật cho tất cả các thôn trên địa bàn huyện. Đã thực hiện biên tập thu thanh 22 đĩa CD cấp cho các xã, thị trấn; tổ chức 20 buổi tuyên truyền bằng xe loa lưu động. Cơ quan Văn hoá- Thông tin huyện hướng dẫn các đội chiếu bóng lưu

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện đăk hà, tỉnh kon tum (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w