Đánh giá kết quả của công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện đăk hà, tỉnh kon tum (Trang 53 - 76)

Thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 916/QĐ-UBND ngày 08/9/2010 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020; Xây dựng Kế hoạch số 2339/KH- UBND ngày 10/12/2010 về việc triển khai Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Công văn số 548/UBND-VX ngày 26/3/2013 về việc đào tạo nghề công tác xã hội; Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Kon Tum về việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ công tác xã hội trẻ em cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh; Công văn số 1518/LN:LĐTBXH-NV ngày 19/11/2014 của Liên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội - Nội vụ về việc đề nghị đăng ký

danh sách cán bộ, công chức cấp xã tham gia đào tạo hệ Cao đẳng công tác xã hội; Kết quả bước đầu đã đạt được như: Đã phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nghề công tác xã hội.

Song, công tác xã hội đối với người nghèo chưa có một chính sách cụ thể, chủ yếu lồng ghép vào các hoạt động của ngành LĐ – TB&XH; Mặt trận và các đoàn thể; các dịch vụ cung cấp cho người nghèo còn bỏ ngõ dẫn đến các chính sách được thực hiện song hiệu quả mang lại chưa cao, người nghèo DTTS thoát nghèo chưa thật sự bền vững. Do đó vấn đề đặt ra là: Cần có những chính sách cụ thể nhằm phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn huyện Đăk Hà, trong đó có chính sách nhằm phát triển công tác xã hội đối với người nghèo DTTS, nhằm giúp họ tăng năng lực, chủ động tự tin thụ hưởng các chính sách của nhà nước một cách tốt nhất; làm cho chính sách của Đảng và nhà nước đến với người nghèo DTTS tốt nhất. Mặt khác, cần phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ cho người nghèo DTTS; xây dựng đội ngũ nhân viên công tác xã hội tâm huyết với người nghèo và có cơ chế chính sách đãi ngộ phù hợp với nhân viên công tác xã hội;

2.5. Thực trạng các yếu tố tác động đến công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum

2.5.1. Thực trạng yếu tố chính sách

Qua khảo sát có thể thấy, yếu tố chính sách có tính chất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hỗ trợ cho người nghèo DTTS. Một số chính sách cơ bản sau:

Nhóm các chính sách tạo việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo đã hỗ trợ người dân nâng cao cơ hội tạo việc làm, tham gia thị trường lao động, chuyển đổi cơ cấu việc làm theo hướng đa dạng hóa sinh kế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống, góp phần ổn định xã hội.

Chính sách trợ giúp xã hội nhằm bảo đảm thu nhập và các điều kiện sinh sống ở mức tối thiểu (bằng các hình thức và biện pháp khác nhau) cho người nghèo DTTS gặp rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, thiệt thòi trong cuộc sống không đủ khả năng tự lo được cuộc sống của bản thân và gia đình.

Các chính sách hỗ trợ tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: Giáo dục ở vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa có tiến bộ rõ rệt. Mạng lưới giáo dục mầm non, tiểu học đã bao phủ đến tận các thôn bản vùng sâu, vùng xa. Hệ thống trường dân tộc nội trú và bán trú ngày càng củng cố. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi người DTTS được đi học mầm non, tỷ lệ đi học tiểu học, trung học cơ sở đúng độ tuổi ngày càng tăng. Thành công nhất trong chính sách đảm bảo y tế cho đồng bào DTTS là việc cung cấp rộng rãi bảo hiểm y tế cho người dân, gần như 100% người nghèo, người nghèo DTTS đã được cấp thẻ BHYT.

Mạng lưới cơ sở y tế ngày càng phát triển, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng tăng; Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, góp phần cải thiện điều kiện sống, nâng cao nhận thức của người dân nông thôn nói chung người nghèo DTTS nói riêng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là đối với người nghèo DTTS, vùng sâu, vùng xa; Người nghèo DTTS được thông tin kịp thời về các chính sách của Đảng và Nhà nước; nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, rút ngắn khoảng cách về thông tin giữa các vùng, miền.

Song thực tiễn còn nhiều tồn tại, bất cập, là: Chính sách quá nhiều, chồng chéo về nội dung, trùng lặp về địa bàn và đối tượng thụ hưởng dẫn đến cùng địa bàn và đối tượng thụ hưởng nhưng mức hỗ trợ một số chính sách khác nhau gây khó khăn trong thực hiện và đánh giá hiệu quả (như chính sách vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giáo dục…).

Các chính sách thường chỉ là hỗ trợ, giải quyết tình thế, chưa phải là đầu tư phát triển để khai thác các thế mạnh vùng DTTS, miền núi. Chưa có chính sách khuyến khích đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững, còn một số chính sách nặng về cho không. Các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo mới chỉ tính đến việc hỗ trợ ngắn hạn như: hỗ

trợ cấp đất ở và đất sản xuất, hỗ trợ cấp kinh phí xây dựng và sửa chữa nhà cửa, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng… mà chưa tính đến những hỗ trợ lâu dài để người dân có thể ổn định đời sống như: khuyến nông, thông tin thị trường.

Chính sách hỗ trợ giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và phát triển rừng sản xuất đã bước đầu tạo ra những chuyển biến nhất định về thu nhập và đời sống cho đồng bào nhưng chưa khai thác hết tài nguyên từ đất và rừng và hưởng lợi thích đáng từ sinh kế lâm nghiệp. Trong khi đó, hiệu quả sử dụng vốn vay của người nghèo DTTS chưa hiệu quả một phần do chưa có sự gắn kết, đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư…

Các can thiệp hỗ trợ an sinh cho người nghèo DTTS chưa thể hiện sự khác biệt giữa các nhóm DTTS, nhiều chính sách chưa phù hợp với đặc điểm của từng DTTS. Chính sách về hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS không phát huy được hiệu quả do chưa xem xét đầy đủ trình độ phát triển, đặc điểm sinh kế, cư trú, quản lý đất đai giữa các nhóm dân tộc cũng như giữa các dân tộc sống ở các vùng miền khác nhau. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn một số quy định, định mức về hỗ trợ (tiền ăn, đi lại…) chưa phù hợp vớ vùng miền núi địa bàn rộng, xa xôi, đi lại khó khăn, nội dung, chương trình đào tạo nghề còn nặng về lý thuyết, chưa thực sự phù hợp với trình độ nhận thức của lao động là người nghèo DTTS; Chính sách hỗ trợ sản xuất từ khâu tập huấn, đến xây dựng mô hình, hỗ trợ giống, phân bón, thuốc trừ sâu nhưng đa số chưa phù hợp với trình độ dân trí và điều kiện tự nhiên vùng DTTS; Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng đối với người nghèo DTTS chưa được người dân hưởng ứng, một phần do tâm lý sợ xa nhà, mặc cảm, tự ty vì trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, tác phong công nghiệp kém nên nhiều lao động là con em hộ nghèo DTTS chưa đáp ứng được các thị trường lao động nước ngoài.

Chính sách tài chính đống vị trí quan trọng trong hệ thống các chính sách. Là một địa phương nghèo, nguồn thu ngân sách hạn hẹp nên nguồn hỗ trợ của ngân sách trung ương, Ngân hàng chính sách xã hội là chủ yếu và có

tính chất quyết định đối với công tác giảm nghèo của huyện Đăk Hà. Hỗ trợ từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng còn hết sức manh mún, nhỏ lẻ. Đa số người nghèo DTTS đều thấy tầm quan trọng của nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, tài chính khác tuy nhiên khả năng tiếp cận các nguồn vốn này còn hạn chế do các quy định khắt khe về vay vốn của các tổ chức này. Hơn nữa đời sống kinh tế của người nghèo DTTS vẫn ở mức thấp so với bình quân chung của huyện vì vậy việc chủ động trong lĩnh vực huy động nguồn lực tại chỗ cho người nghèo DTTS vay trong phát triển sản xuất để thoát nghèo luôn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, mức hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn Trung ương còn thấp, chậm được sửa đổi, còn mang tính manh mún, nhỏ lẻ, dàn trải và chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương là một trở ngại lớn cho hoạt động hỗ trợ người nghèo DTTS thoát nghèo bền vững.

2.5.2. Thực trạng các yếu tố thuộc về truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán của người dân tộc thiểu số

Người nghèo DTTS nói riêng, đồng bào DTTS nói chung có Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cần bảo tồn, phát huy, đó là: các giá trị văn hóa truyền thống, bao gồm văn hóa vật thể (nhà rông, nhà sàn dài, nhà mồ, trang phục…) và văn hóa phi vật thể (luật tục, thiết chế dòng họ, hôn nhân, lễ bỏ mã, không gian âm nhạc cồng chiêng, trường ca- sử thi…) của các DTTS được hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, do tác động của các yếu tố môi trường, kinh tế, xã hội, tôn giáo, văn hóa ngoại lai… nên đã làm biến đổi văn hóa cổ truyền của đồng bào DTTS, trong đó có người nghèo DTTS.

Trong ứng xử xã hội truyền thống, người dân bản địa có sự cố kết cộng đồng rất cao. Nhà rông (một số dân tộc gọi là nhà sàn, nhà dài, nhà trò) và công năng của nó phản ánh khá rõ nét về đặc điểm tâm lý này. Xưa kia nhà rông là ngôi nhà chung, là nơi quần tụ họp làng, nơi nam thanh thiếu niên đến ngủ vào mỗi tối; là nơi già làng, cụ lão giáo dục đạo đức, văn hóa, khí phách nam nhi cho thế hệ trẻ… Ngày nay, vai trò của nhà rông đang dần thay đổi, nó

không còn là nơi sinh hoạt cộng đồng duy nhất của dân làng. Về trang phục, trừ các ngày diễn ra nghi lễ, lễ hội có một số ít người già mặc trang phục truyền thống, còn lại gần như sử dụng sản phẩm may mặc công nghiệp. Về ẩm thực, trừ việc uống rượu cần, món ăn trong các nghi lễ, lễ hội là theo cổ truyền, còn lại đã có thay đổi về cách chế biến món ăn, đồ uống, cách thức ăn uống cũng thay đổi theo hướng sử dụng đồ dùng công nghiệp. Xu hướng này ngày càng gia tăng.

Tính cộng đồng còn thể hiện ở việc phân phối lợi ích, khi một gia đình nào đó tổ chức cúng tế, giết thịt trâu, bò, heo hay săn bắt được thú rừng thì mọi thành viên trong làng (buôn, bản) đều được chia phần như nhau…“sướng khổ có nhau, vui buồn có nhau” là một trong những nét ứng xử văn hóa nổi bật của cộng đồng dân tộc bản địa. Không chỉ ở việc phân chia đồng đều lợi ích, gắn với đó là đòi hỏi trách nhiệm tham gia công việc chung cũng khá bình đẳng và rõ rệt. Một cá nhân thiếu tinh thần cộng đồng, lười nhác lao động sẽ bị dân làng phê phán, chế diễu dẫn đến tự cô lập. Do đó tâm lý trông chờ, ỷ lại là điều khá xa lạ đối với người dân tộc bản địa xưa kia. Ngày nay, tại các làng tinh thần cộng đồng đang bị giảm sút và dần hình thành kiểu ứng xử thực dụng đề cao đồng tiền, bon chen, đố kỵ làm rạn nứt tình nghĩa xóm làng, thân thích. Tâm lý cào bằng, cùng chung lợi ích, trông chờ ỷ lại đang hình thành ở một bộ phận nhân dân là không phù hợp với nhu cầu phát triển năng động hiện nay, là nhân tố cản trở tiến trình giảm nghèo, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân.

Trước đây đồng bào bản địa hầu như tin tưởng hoàn toàn và các đấng siêu nhiên, phó thác và hiến dâng mọi thứ cho thần linh. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của không gian sống, phương thức sản xuất, sự giao lưu hội nhập từ nhiều luồng văn hóa đã làm cho các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán của đồng bào có sự thay đổi. Các lễ hội được tổ chức bây giờ thiêng về phần hội hơn phần lễ. các lễ hội nhân tạo được tổ chức rầm rộ, đông mà không vui;

Người đến xem là chính.

Cồng chiêng, loại nhạc cụ phổ biến trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân bản địa. Trong xã hội truyền thống cồng chiêng vừa là nhạc cụ, vừa là tài sản thể hiện địa vị xã hội của chủ nhân. Cồng chiêng gắn bó mật thiết với nghi lễ, lễ hội, với cuộc sống của cộng đồng. Ngày nay, so với các hình thức văn hóa cổ truyền khác thì cồng chiêng có điều kiện duy trì hơn, bởi vì hình thức văn hóa này có những đặc thù riêng, nhất là nó được các cấp chính quyền, ngành văn hóa các cấp từ trung ương đến địa phương cùng góp sức bảo tồn.

Sử thi của một số dân tộc đã được các nhà chuyên môn nghiên cứu đánh giá là một trong những đặc sắc của văn hóa dân tộc bản địa. Sử thi được hình thành từ lâu đời với những bài anh hùng ca, trường ca, một thời là món ăn tinh thần không thể thiếu vào dịp lễ hội hay nông nhàn.

Luật tục so với các di sản phi vật thể khác ít bị mai một hơn. Nó có một số biến đổi để phù hợp với cuộc sống mới. Xu hướng biến đổi của luật tục là đơn giản, gọn nhẹ hơn so với tập tục cổ truyền. Hệ thống chuẩn mực ứng xử gắn với những luật tục hà khắc, tín ngưỡng đa thần khiến ai cũng sợ vi phạm điều cấm kị đã làm cho con người ta ít dám ăn trộm, ít lừa mị, ít cãi nhau, ít vi phạm chế độ hôn nhân… thì nay những hiện tượng ấy dường như ngày càng tăng; tiêm nhiễm lối sống tiêu cực, thị hiếu văn hóa kém lành mạnh, xa rời văn hóa truyền thống đang dần rõ nét. Trong nhiều trường hợp, việc xét xử nhằm mục đích răn đe, giáo dục hơn là áp dụng hình phạt. Trước đây ai gây ra mâu thuẫn, xích mích sẽ bị phạt bằng của cải, hiện nay chỉ làm cúng và có chén rượu cùng uống để hòa giải là sự việc xong xuôi.

Tín ngưỡng truyền thống của DTTS là tín ngưỡng dân gian, đa thần.

Thần linh - giàng (yang) là khái niệm chung, cao nhất, giàng là trời, là đấng tối cao trong đời sống xã hội. Tín ngưỡng đa thần được hiện thực hóa, hòa quyện trong hệ thống lễ hội hàng năm trải dài từ khi khai khẩn đất đai đến ngày thu hoạch nông sản; lễ nghi cúng thần cầu an cho gia đình và cộng đồng;

lễ nghi liên quan đến vòng đời. Sự thưa thớt, vơi cạn các hoạt động lễ hội cũng là một dấu hiệu sa sút của tín ngưỡng đa thần.

Ngôn ngữ của các DTTS bản địa đã được chú trọng trong việc nghiên cứu, biên soạn sách và giảng dạy song ngữ tại các trường học và cho cán bộ công chức, viên chức. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người DTTS bản địa chỉ sử dụng ngôn ngữ tiếng kinh mà không sử dụng được hoặc chỉ biết rất ít về tiếng của dân tộc mình. Đó là một thực trạng đáng buồn.

Tóm lại, những phong tục tập quán nêu trên của đồng bào DTTS nói chung và người nghèo DTTS nói riêng, đó chính là những thuận lợi, thách thức và là các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người nghèo DTTS trong giai đoạn hiện nay.

2.5.3. Thực trạng yếu tố thuộc về cán bộ làm công tác xã hội

Khảo sát cho thấy, hầu hết cán bộ làm CTXH với người nghèo đều quan tâm đến người nghèo DTTS, không ngại khó khăn, nắm vững các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến người nghèo DTTS. Tuy nhiên, đa phần có trình độ trung bình và yếu, thiếu kỹ năng, phương pháp hỗ trợ.

Điều này là do hầu hết cán bộ làm công tác giảm nghèo của địa phương không được đào tạo chuyên nghiệp, ít được trang bị các kiến thức, kỹ năng về CTXH, chủ yếu làm công tác kiêm nhiệm. Thiếu đội ngũ cộng tác viên phát triển cộng đồng về thực hiện các chính sách cho người nghèo DTTS nên thiếu người tổ chức vận động và hướng dẫn người dân xây dựng, triển khai các kế hoạch thực hiện các chính sách, chương trình, dự án cho người nghèo DTTS.

Do vậy, việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách cho người nghèo DTTS còn chưa mang lại hiệu quả cao; kết quả xây dựng, tổ chức thực hiện cũng như chuyển giao các dự án, mô hình cho người nghèo DTTS tại địa phương còn hạn chế; kết quả giảm nghèo và thực hiện các chính sách khác thiếu bền vững, nguy cơ cũng như tỷ lệ tái nghèo cao.

2.5.4. Thực trạng các yếu tố thuộc về lãnh đạo địa phương

Có thể nói những kết quả giảm nghèo trong giai đoạn vừa qua đạt được kết quả đáng khích lệ ngoài sự cố gắng của bản thân người nghèo DTTS, sự trợ giúp từ nhà nước và cộng đồng thì sự tham gia một cách tích cực, chủ

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện đăk hà, tỉnh kon tum (Trang 53 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w