Đặc điểm lâm sàng

Một phần của tài liệu Luận văn TN BS Y khoa - Khảo sát sự thay đổi một số chỉ số niệu động học ở bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến trước và sau phẫu thuật (Trang 24 - 32)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm lâm sàng

Bảng 3.4: Triệu chứng cơ năng của bệnh nhân trước và sau phẫu thuật Kết quả

Các triệu chứng

Trước PT Sau PT

N % N % P

Hội chứng kích thích

Tiểu nhiều lần về đêm 31 91,19 5 14,71 < 0,01

Tiểu rắt 31 91,18 3 8,82 < 0,01

Tiểu không tự chủ 20 58,82 7 20,59 < 0,05 Tiểu khó, đi tiểu phải rặn 34 100 5 14,71 < 0,01

Tia tiểu yếu 32 94,12 7 20,59 < 0,01 Tiểu ngắt quãng 32 94,12 2 5,58 < 0,01 Cảm giác chưa tiểu hết 29 85,29 11 32,35 < 0,01 Triệu chứng

khi có biến

Bí tiểu Hoàn toàn 5 14,71 0 0 > 0,05 Không hoàn toàn 3 8,82 0 0 > 0,05

Không 26 76,47 34 100 < 0,05

Tiểu máu 2 5,88 3 8,82 > 0,05

Biểu đồ 3.3. So sánh triệu chứng lâm sàng trước và sau phẫu thuật

Qua bảng và biểu đồ cho thấy các triệu chứng như tiểu nhiều lần về đêm, tiểu rắt, tiểu khó, đi tiểu phải rặn, tia tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, cảm giác chưa tiểu hết trước mổ chiếm tỷ lệ cao (91,19%; 91,18%; 100%; 94,12%; 94,12%;

85,29%). Sau mổ các triệu chứng trên đều giảm với tỷ lệ lần lượt là 14,71%;

8,82%; 14,71%; 20,59%; 5,58%; 32,35%.

Triệu chứng bí tiểu hoàn toàn và không hoàn toàn trước mổ lần lượt là 14,71%; 8,82%. Sau mổ không có ai bị bí tiểu.

Triệu chứng tiểu máu trước mổ là 5,88%; sau mổ tăng lên 8,82%.

3.2.2. Thăm khám trực tràng

Tiền liệt tuyến lớn, nhẵn, chắc, ranh giới rõ và mất rãnh giữa hiện diện ở 100% bệnh nhân. Không có trường hợp nào có nhân rắn. Có 2 bệnh nhân đau khi thăm trực tràng chiếm tỷ lệ 5,88%.

3.2.3. Bệnh lý kèm theo

Bảng 3.5: Các bệnh lý kèm theo

Bệnh kèm N=34 Tỷ lệ(%)

Tăng huyết áp 4 11,76

Trĩ 1 2,94

Thoát vị thành bụng 1 2,94

Viêm đa khớp 1 2,94

Suy thận mạn 1 2,94

Sỏi thận 2 5,88

Nang thận 2 5,88

Sỏi niệu quản 1 2,94

Viêm bàng quang 6 17,65

Sỏi bàng quang 4 11,76

Tỷ lệ bệnh kèm theo thường gặp là tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 11,76%. Viêm bàng quang, sỏi bàng quang là bệnh lý tiết niệu chiếm tỷ lệ lần lượt là 17,65%;

11,76%.

3.2.4. Thang điểm IPSS trước phẫu thuật và sau phẫu thuật

Bảng 3.6: Thang điểm IPSS trước phẫu thuật và sau phẫu thuật IPSS(điểm) Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật P

N=34 Tỷ lệ(%) N=34 Tỷ lệ(%)

0-7 0 0 21 61,76 < 0,01

8-19 0 0 13 38,24

20-35 34 100 0 0

Tổng cộng 34 100 34 100

Trung bình 29,38 ± 4,75 7,38 ± 2,97

Qua bảng, trước mổ điểm IPSS từ 20-35 là 100%. Sau mổ điểm IPSS chủ yếu là từ 0-7 (61,76%). Điểm trung bình trước mổ là 29,38 ± 4,75; sau mổ là 7,38 ± 2,97. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.

3.2.5. Điểm chất lượng cuộc sống (CLCS) trước và sau phẫu thuật Bảng 3.7: Điểm chất lượng cuộc sống trước và sau phẫu thuật QoL(điểm) Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật P

N=34 Tỷ lệ(%) N=34 Tỷ lệ(%) < 0,01

1-2 0 0 31 91,18

3-4 4 11,76 3 8,82

5-6 30 88,24 0 0

Tổng cộng 34 100 34 100

Trung bình 5,47 ± 0,71 1,38 ± 0,65

Qua bảng, trước phẫu thuật, điểm CLCS chủ yếu từ 5-6 điểm (88,24%). Sau mổ chủ yếu từ 1-2 điểm (91,18%). Điểm trung bình trước mổ là 5,47 ± 0,71; sau mổ là 1,38 ± 0,65. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.

3.3 XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG

3.3.1 Nồng độ urê, creatinin máu trước phẫu thuật

Bảng 3.8: Nồng độ urê, creatinin máu trước phẫu thuật

Nồng độ Ure (mmol/l) Creatinin (àmol/l) N=34 Tỷ lệ(%) N=34 Tỷ lệ(%)

Bình thường 31 91,18 32 94,12

Tăng 3 8,82 2 5,88

Tổng cộng 34 100 34 100

Qua bảng, có 3/34 trường hợp tăng ure máu, chiếm 8,82%; 2/34 trường hợp tăng creatinin máu, chiếm 5,88%.

3.3.2 Bạch cầu niệu, Nitrit niệu trước phẫu thuật

Bảng 3.9: Bạch cầu niệu, Nitrit niệu trước phẫu thuật Kết quả xét nghiệm Bạch cầu niệu Nitrit niệu

N=34 Tỷ lệ(%) N=34 Tỷ lệ(%)

Âm tính 27 79,41 29 85,29

Dương tính 7 20,59 5 14,71

Tổng cộng 34 100 34 100

Qua bảng, có 7/34 trường hợp bạch cầu niệu (+), chiếm 20,59%; 5/34 trường hợp Nitrit niệu (+), chiếm 14,71%.

3.3.3 Kết quả cấy nước tiểu trước phẫu thuật

Bảng 3.10: Kết quả cấy nước tiểu trước phẫu thuật

Kết quả xét nghiệm N=34 Tỷ lệ(%)

Âm tính 32 94,12

Dương tính 2 5,88

Tổng cộng 34 100

Qua bảng, có 2/34 trường hợp cấy nước tiểu (+), chiếm 5,88%; trong đó có 1 trường hợp là do Pseudomonas, 1 trường hợp là vi khuẩn vô định.

3.3.4 Nồng độ PSA trước phẫu thuật

Bảng 3.11: Nồng độ PSA trước phẫu thuật

Nồng độ PSA (ng/ml) N=25 Tỷ lệ(%)

≤ 4 15 60

4-10 9 36

> 10 1 4

Tổng cộng 25 100

Qua bảng, kết quả xét nghiệm PSA qua 25 trường hợp tập trung chủ yếu ở mức ≤ 4. Trung bình 4,58 ± 2,7 ng/ml.

3.3.5 Kết quả siêu âm tiền liệt tuyến qua đường bụng

Bảng 3.12: Khối lượng u xơ tiền liệt tuyến qua siêu âm đường bụng

Khối lượng TLT(g) N=34 Tỷ lệ(%)

< 20 1 2,94

20 - 50 19 55,88

> 50 14 41,18

Qua bảng, khối lượng u xơ tính phân bố chủ yếu ở mức 20-50g (55,88%); sau đó là ở mức >50g (41,18%). Khối lượng u lớn nhất là 89,3g; nhỏ nhất là 19,1g.

Trung bình là 45,54 ± 16,38g.

3.3.6. Thể tích nước tiểu tồn dư

Bảng 3.13: Thể tích nước tiểu tồn dư trước và sau phẫu thuật Thể tích

cặn (ml)

<30 30-49 50-99 >=100 Trung bình

N (%) N (%) N (%) N (%)

Trước PT 0 0 0 0 7 20,59 27 79,41 121,38 ± 26,03

Sau PT 21 61,76 8 23,53 5 14,71 0 0 27,71 ± 18,47

P < 0,01

Qua bảng ta thấy: Trước phẫu thuật tỷ lệ tắc nghẽn nặng là 79,41%, tỷ lệ tắc nghẽn trung bình là 20,59%, không có tắc nghẽn nhẹ. Sau phẫu thuật tỷ lệ tắc nghẽn nhẹ chiếm nhẹ 23,53%; mức được cho là không tắc nghẽn chiếm 61,76%; mức tắc nghẽn trung bình và nặng không có. Trị số trung bình của bệnh nhân trước phẫu thuật là 121,38 ± 26,03 ml, sau phẫu thuật là 27,71 ± 18,47. Sự khác biệt về trị trung bình thể tích nước tiểu tồn dư trước và sau phẫu thuật có ý nghĩa thống kê (p< 0,01).

3.4. KẾT QUẢ CÁC CHỈ SỐ NIỆU DÒNG ĐỒ

3.4.1. Lưu lượng dòng tiểu tối đa trước và sau phẫu thuật (Qmax) Bảng 3.14: Lưu lượng dòng tiểu tối đa trước và sau PT (Qmax) Qmax (ml/ giây) < 10 10-14 >14 Trung bình

n % n % n %

Trước PT 25 73,53 7 20,59 2 5,88 7,58±3,25

Sau PT 7 20,59 9 26,47 18 52,49 15,67±6,14

P < 0,01

Biểu đồ 3.4. So sánh Qmax trước và sau phẫu thuật

Qua bảng và biểu đồ ta thấy: Trước phẫu thuật Qmax <10 ml/s chiếm tỷ lệ cao nhất (73,53%), có 2 bệnh nhân Qmax > 14 ml/s (5,88%). Sau phẫu thuật Qmax >14 ml/s và 10-14 ml /s chiếm tỷ lệ cao, Qmax <10 ml/s giảm còn 20,59%. Trị số trung bình là của bệnh nhân trước phẫu thuật là 7,58 ± 3,25 ml/s, sau phẫu thuật là 15,67 ± 6,14 ml/s. Sự khác biệt về trị trung bình Qmax trước và sau phẫu thuật có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.

3.4.2. Lưu lượng dòng tiểu trung bình trước và sau phẫu thuật (Qave).

Bảng 3.15: So sánh lưu lượng dòng tiểu trung bình trước và sau PT Qave

(ml/s)

<8 8-12 >12 Trung bình P

n % n % n %

Trước PT 34 100 0 0 0 0 3,81±1,65 < 0,01

Sau PT 17 50 8 23,53 9 26,47 11,35±7,6

Biểu đồ 3.5. So sánh Qave trước và sau phẫu thuật

Qua bảng 3.16 ta thấy: 100% có lưu lượng nước tiểu trung bình trước mổ dưới 8 ml/giây. Sau mổ tỷ lệ này giảm còn 50%. Lưu lượng dòng tiểu trung bình của bệnh nhân trước PT là 3,81±1,65 ml/giây; lưu lượng dòng tiểu trung bình của bệnh nhân sau PT là 11,35±7,6 ml/giây. Sự khác biệt về trị trung bình Qave trước và sau phẫu thuật có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.

3.4.3. Thể tích mỗi lần đi tiểu trước và sau phẫu thuật

Bảng 3.16: Thể tích mỗi lần đi tiểu trước và sau PT

Thể tích mỗi lần đi tiểu Trị số trung bình (ml) P

Trước PT 178,09 ± 57,28 < 0,01

Sau PT 211,56 ± 68,55

Thể tích nước tiểu trước phẫu thuật trung bình là 178,09 ± 57,28ml; sau phẫu thuật trung bình là 211,56 ± 68,55ml. Sự khác biệt về trị trung bình thể tích mỗi lần đi tiểu trước và sau phẫu thuật có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.

3.4.4. Tổng thời gian đi tiểu trung bình, thời gian dòng tiểu trung bình và thời gian đạt lưu lượng tối đa trước và sau phẫu thuật

Bảng 3.17. Thời gian đi tiểu trung bình, thời gian dòng tiểu trung bình và thời gian đạt lưu lượng tối đa trước và sau phẫu thuật

Trị số trung bình (giây)

Tổng thời gian đi tiểu

Thời gian dòng tiểu

Thời gian đạt Qmax Trước PT 55,68 ± 17,17 48,24 ± 18,52 14,47 ± 7,22

Sau PT 27,68 ± 9,82 24,56 ± 9,77 8,71 ± 3,15

P < 0,01 < 0,01 < 0,01

Biểu đồ 3.6. So sánh tổng thời gian đi tiểu trung bình, thời gian dòng tiểu trung bình và thời gian đạt lưu lượng tối đa trước và sau phẫu thuật

Qua bảng và biểu đồ ta thấy:

- Tổng thời gian đi tiểu trung bình trước phẫu thuật là 55,68 ± 17,17 giây; sau phẫu thuật là 27,68 ± 9,82 giây. Tổng thời gian đi tiểu trước phẫu thuật cao nhất là 89 giây, thấp nhất là 18 giây. Sau phẫu thuật thời gian đi tiểu cao nhất là 50 giây, thấp nhất là 15 giây. Sự khác biệt về trị trung bình có ý nghĩa thống kê p<

0,01.

- Thời gian dòng tiểu trung bình trước phẫu thuật là 48,24 ± 18,52giây; sau phẫu thuật thời gian đi tiểu trung bình là 26,56 ± 9,77 giây. Sự khác biệt về trị trung bình có ý nghĩa thống kê p< 0,01.

- Thời gian đạt lưu lượng tối đa trước phẫu thuật trung bình là 12,5 ± 6,307, sau phẫu thuật trung bình là 5,14 ± 3,922. Sự khác biệt về trị trung bình có ý nghĩa thống kê p< 0,01.

Một phần của tài liệu Luận văn TN BS Y khoa - Khảo sát sự thay đổi một số chỉ số niệu động học ở bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến trước và sau phẫu thuật (Trang 24 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w