4.4.1. Lưu lượng dòng tiểu tối đa trước và sau phẫu thuật:
Shoukry I và cộng sự đã chứng minh lưu lượng dòng tiểu tối đa (Qmax) là thông số duy nhất của niệu dòng đồ có tính đặc hiệu để xác định tình trạng bế tắc đường tiểu dưới [34]. Lưu lượng dòng tiểu như thế nào được coi là bình thường. Abrams, Griffiths cho rằng Qmax < 10ml/s là có tình trạng bế tắc dưới cổ bàng quang. Nếu Qmax > 15ml/s là không có bế tắc. Còn các trường hợp Qmax trong mức từ 10- 14 ml/giây thì khó xác định được có tắc nghẽn hay không [31].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trước phẫu thuật Qmax <10 ml/giây chiếm tỷ lệ cao nhất (73,53%), có 2 bệnh nhân Qmax > 14 ml/giây (5,88%). Sau phẫu thuật Qmax >14 ml/giây và 10-14 ml/ giây chiếm tỷ lệ cao, Qmax <10 ml/giây giảm còn 20,59%. Xét về trị số trung bình thì Qmax của bệnh nhân trước phẫu thuật là 7,58 ± 3,25ml/giây, sau phẫu thuật là 15,67 ± 6,14 ml/giây. Sự khác biệt về trị trung bình có ý nghĩa thống kê p< 0,01. Kết quả này của Nguyễn Ngọc Hiền, Tôn Thất Minh Thuyết là 8,5 ± 2,3 ml/giây trước phẫu thuật, 10,7 ± 2,9 ml/giây sau phẫu thuật [10]. Nguyễn Hoàng Đức và cộng sự là 7,67 ± 3,7 ml/giây trước phẫu thuật [8].
4.4.2. Lưu lượng dòng tiểu trung bình trước và sau phẫu thuật:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% có lưu lượng dòng tiểu trung bình trước mổ dưới 8 ml/giây. Sau mổ tỷ lệ này giảm còn 50%. Lưu lượng dòng tiểu
trung bình của bệnh nhân trước PT là 3,81±1,65 ml/giây; lưu lượng dòng tiểu trung bình của bệnh nhân sau PT là 11,35±7,6 ml/giây. Sự khác biệt về trị trung bình có ý nghĩa thống kê p < 0,01. Điều này chứng tỏ bệnh nhân vào viện trong tình trạng tắc nghẽn nặng. Theo Nguyễn Ngọc Hiền và Tôn Tất Minh Thuyết thì Qave là 6,9 ±1,7 ml/giây trước phẫu thuật, 8,4 ± 2,4 ml/giây sau phẫu thuật [10]. Nguyễn Hoàng Đức và cộng sự là 6,04 ± 3,7 ml/ giây trước phẫu thuật [8].
4.4.3. Thể tích mỗi lần đi tiểu trước và sau phẫu thuật:
Thể tích nước tiểu trước phẫu thuật trung bình là 178,09 ± 57,28ml; sau phẫu thuật trung bình là 211,56 ± 68,55ml. Sự khác biệt về trị trung bình có ý nghĩa thống kê p< 0,01. So với nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Đức và cộng sự, thể tích mỗi lần đi tiểu là 126,8 ± 142,4 ml [8], Nguyễn Ngọc Hiền và Tôn Thất Minh Thuyết là 131 ± 18 ml trước phẫu thuật, 149 ± 37 ml sau phẫu thuật [10].
4.4.4. Tổng thời gian đi tiểu trung bình, thời gian dòng tiểu trung bình và thời gian đạt lưu lượng tối đa trước và sau phẫu thuật.
Thời gian đi tiểu là thời gian dòng tiểu thật sự chảy vào máy; thời gian đạt lưu lượng tối đa: thông thường thời gian này xấp xỉ bằng 1/3 tổng thời gian đi tiểu [8].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổng thời gian đi tiểu trung bình trước phẫu thuật là 55,68 ± 17,17 giây; sau phẫu thuật là 27,68 ± 9,82 giây. Sự khác biệt về trị trung bình có ý nghĩa thống kê p< 0,01. So với nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Đức và cộng sự, tổng thời gian đi tiểu là 55,04 ± 36,15 giây [8], Nguyễn Ngọc Hiền và Tôn Thất Minh Thuyết là 26 ± 5 giây trước phẫu thuật, 27 ± 5,5 giây sau phẫu thuật [10].
Thời gian dòng tiểu trung bình trước phẫu thuật là 48,24 ± 18,52giây; sau phẫu thuật thời gian dòng tiểu trung bình là 24,56 ± 9,77 giây. Sự khác biệt về trị trung bình có ý nghĩa thống kê p< 0,01. So với nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Đức và cộng sự, thời gian dòng tiểu trung bình là 36,95 ± 22 giây [8], Nguyễn Ngọc Hiền và Tôn Thất Minh Thuyết là 20 ± 5 giây trước phẫu thuật, 19 ± 4,5 giây sau phẫu thuật [10].
Thời gian đạt lưu lượng tối đa trước phẫu thuật trung bình là 12,5 ± 6,307 giây, sau phẫu thuật trung bình là 5,14 ± 3,922 giây. Sự khác biệt về trị trung bình có ý nghĩa thống kê p< 0,01. So với nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Đức và cộng sự, thời gian đạt lưu lượng tối đa là 17,22 ± 24,44 giây [8].
4.4.5. Giá trị của các chỉ số niệu động học ở bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến trước và sau phẫu thuật.
Trước đây, khi chưa có máy đo niệu dòng đồ, các phẫu thuật viên chỉ có thể đánh giá kết quả phẫu thuật u xơ tiền liệt tuyến qua thông số lưu lượng dòng tiểu trung bình bằng cách đo thủ công. Cách này ít chính xác và không cho biết các thông số khác của niệu dòng đồ.
Qua kết quả thu được trên 34 bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến được đo niệu dòng đồ bằng máy đo niệu dòng đồ hiệu Medtronic tại bệnh viện trung ương Huế chúng tôi thấy thể tích mỗi lần đi tiểu, lưu lượng dòng tiểu tối đa, lưu lượng dòng tiểu trung bình sau phẫu thuật tăng lên so với trước phẫu thuật.
Tổng thời gian đi tiểu trung bình, thời gian dòng tiểu trung bình và thời gian đạt lưu lượng tối đa sau phẫu thuật giảm đi so với trước phẫu thuật. Sự khác biệt đối với kết quả trước phẫu thuật và sau phẫu thuật là có ý nghĩa thống kê. Qua đó có thể nói rằng phẫu thuật điều trị u xơ tiền liệt tuyến nói chung vào thời điểm cho bệnh nhân ra viện là trong tình trạng cải thiện khá tốt.
Tóm lại, những nhận xét trên đã cho thấy rằng việc sử dụng các chỉ số niệu động học rất có ý nghĩa trong việc chẩn đoán và theo dõi đáp ứng điều trị bệnh lý tắc nghẽn đường tiểu dưới. Do đó việc phổ biến các phương pháp đánh giá niệu động học đơn giản cũng như trang bị các phương tiện hiện đại ở các cơ sở nghiên cứu y học, ứng dụng lâm sàng là rất cần thiết.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 34 bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến tại Khoa Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trên 50, tỷ lệ mắc tập trung cao nhất vào độ tuổi trên 70 tuổi, tuổi trung bình là 71,91 ± 9,73 tuổi. Đa số bệnh nhân vào viện là muộn, khi đã có rối loạn tiểu tiện nặng hoặc có biến chứng kèm theo là bí tiểu cấp (91,18%). Các bệnh lý kèm theo chiếm tỷ lệ khá cao, trong đó tăng huyết áp (11,76%), viêm bàng quang (17,65%) và sỏi bàng quang (11,76%) là bệnh kèm theo thường gặp. Trước phẫu thuật, trong các triệu chứng rối loạn tiểu tiện được đánh giá thì nổi bật lên các triệu chứng như tiểu nhiều lần về đêm, tiểu rắt, tiểu khó, đi tiểu phải rặn, tia tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, cảm giác chưa tiểu hết chiếm tỷ lệ rất cao lần lượt là 91,19%; 91,18%; 100%; 94,12%; 94,12%; 85,29%. Sau phẫu thuật, các triệu chứng trên đều giảm với tỷ lệ lần lượt là 14,71%; 8,82%; 14,71%;
20,59%; 5,58%; 32,35%. Tương ứng với điểm IPSS và QoL thì trước phẫu thuật tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (100%
đối với IPSS, 88,24% đối với QoL) , sau mổ hầu hết bệnh nhân cải thiện rối loạn tiểu tiện điểm số chủ yếu là rối loạn tiểu tiện ở mức độ trung bình và nhẹ (100% đối với IPSS và QoL).
2. Trước phẫu thuật thể tích nước tiểu tồn dư đa số ở mức trung bình và nặng trị số trung bình là 121,38 ± 26,03 ml, sau phẫu thuật tập trung chủ yếu ở mức tắc nghẽn nhẹ và không có tắc nghẽn, trị số trung bình là 27,71 ± 18,47 ml. Lưu lượng dòng tiểu tối đa, lưu lượng dòng tiểu trung bình trước phẫu thuật và sau phẫu thuật lần lượt là 7,58 ± 3,25 ml/giây, 15,67 ± 6,14 ml/giây; 3,81±1,65 ml/giây, 11,35±7,6 ml/giây. Thể tích mỗi lần đi tiểu trước phẫu thuật là 178,09 ± 57,28ml, sau phẫu thuật là 211,56 ± 68,55ml.
Tổng thời gian đi tiểu trung bình, thời gian dòng tiểu trung bình và thời gian đạt lưu lượng tối đa trước và sau phẫu thuật lần lượt là 55,68 ± 17,17 giây, 27,68 ± 9,82 giây; 48,24 ± 18,52giây, 26,56 ± 9,77 giây; 12,5 ± 6,307 giây, 5,14 ± 3,922 giây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Trường An (2008), “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt u lành tính tiền liệt tuyến bằng nội soi qua niệu đạo”, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập12, (4), tr. 187-192.
2. Nguyễn Thị Mỹ Anh, Nguyễn Thị Phương Ngọc, “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học trong u tuyến tiền liệt tại huyện Vĩnh Bảo và quận Ngô Quyền Hải Phòng năm 2005”, Báo cáo toàn văn Hội nghị khoa học tuổi trẻ các trường đại học Y Dược Việt Nam lần thứ 13, tr. 89-94.
3. Nguyễn Văn Ân (2003), “Đại cương về các phép đo niệu động học”, nieukhoa.com.
4. Nguyễn Văn Ân, Đào Quang Oánh (2002), “Niệu học-Thần kinh và xét nghiệm niệu động học”, Niệu học lân sàng, Nxb Y học Tp Hồ Chí Minh, tr. 308-322.
5. Bộ môn ngoại (2005), “U xơ tiền liệt tuyến”, Giáo trình ngoại bệnh lý đại học y khoa Huế, tr. 37-45.
6. Nguyễn Đức Dũng (2005), “Đánh giá kết quả phẫu thuật hở u xơ tiền liệt tuyến theo thang điểm IPSS”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Khoa Huế - Đại học Huế, Huế.
7. Hà Quang Dũng (1998), “Góp phần đánh giá kết quả phẫu thuật bóc u xơ tiền liệt tuyến qua bàng quang tại bệnh viện Trung ương Huế”, Luận văn thạc sĩ khoa học y – dược, Trường Đại học Y Khoa Huế - Đại học Huế
8. Nguyễn Hoàng Đức, Dương Quang Trí, Đào Quang Oanh, Phan Thanh Hải (2001), “Khảo sát niệu dòng đồ của bệnh nhân cắt bướu tiền liệt tuyến nội soi tại Bệnh Viện Bình Dân”, Y học Việt Nam, (4,5,6), tr. 138-142.
9. Trần Đức, Trần Đức Hòe (2000), “Sử dụng IPSS, QoL, và đo lưu lượng
nước tiểu trong đánh giá kết quả phẫu thuất u xơ tiền liệt tuyến”, Y học thực hành, (7), tr. 32-36.
10. Nguyễn Ngọc Hiền, Tôn Thất Minh Thuyết (2003), “Sử dụng niệu dòng đồ trong chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuất u tiền liệt tuyến”, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập7, (1), tr. 44-49.
11. Nguyễn Đình Hóa (2008), “Khảo sát một số chỉ số niệu động học ở bệnh nhân có rối loạn tiểu tiện”, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế - Đại học Huế, Huế.
12. Lê Văn Hùng, Hà Thị Như Loan (2001), “Lượng giá thang điểm I-PSS và các biến chứng sau phẫu thuật bóc u xơ tiền liệt tuyến có cải tiến cầm máu chữ U tại khoa tiết niệu bệnh viện trung ương Huế”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y Khoa, Trường Đại học Y Khoa Huế - Đại học Huế, Huế.
13. Dương Đăng Hỷ, Hoàng Văn Tùng, Nguyễn Khoa Hùng, Lý Văn Quảng (1999), “Nhận xét kết quả điều trị u xơ tiền liệt tuyến bằng phương pháp cắt đốt nội soi tại bệnh viện trung ương Huế từ 1994-1999”, Tạp chí Y học thực hành, (368), tr. 75-76.
14. Trần Ngọc Khánh, Lê Đình Khánh,Hoàng Văn Tùng, Trương Văn Cẩn (2007), “Bước đầu ứng dụng phép đo niệu động đồ trong chẩn đoán bệnh lý đường tiểu dưới”, Tạp chí Y học thực hành, (568), tr. 471- 474.
15. Lý Văn Quảng (1999), “Đánh giá kết quả điều trị u xơ tiền liệt tuyến bằng phẫu thuật nội soi qua niệu đạo tại bệnh viện trung ương Huế”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Huế.
16. Trương Thị Hoàng Quyên, Nguyễn Thị Minh Triều (2001), “Bước đầu đánh giá một số chỉ tiêu niệu động học ở bệnh nhân tắc nghẽn đường tiểu dưới”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y Khoa, Trường Đại học Y Khoa Huế - Đại học Huế, Huế.
17. Nguyễn Quang Quyền (2005), “Hệ niệu sinh dục”, Bài giảng giải phẫu học, tập2, Nxb Y học, tr. 244 - 245.
18. Trần Văn Sáng (1998), “Bướu lành tiền liệt tuyến”, Bài Giảng bệnh học
niệu khoa, NXB Mũi Cà Mau, tr 235-243.
19. Nguyễn Bửu Triều, Lê Ngọc Từ (1998), “U xơ tiền liệt tuyến”, Bệnh học tiết niệu, Nxb Y học Hà Nội, tr. 490-499.
20. Nguyễn Ngọc Tiến, Dương Quang Trí, Trần Quang Sáng, Vũ Văn Ty (1999), “Nhận xét về kết quả điều trị bướu lành tiền liệt tuyến bằng phương pháp cắt đốt nội soi”, Tạp chí Y học thực hành, (368), tr. 77-78.
21. Nguyễn Minh Tuấn (2005), “Nghiên cứu đặc điểm hình thái của u xơ tiền liệt tuyến và đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt u xơ tiền liệt tuyến nội soi qua niệu đạo tại bệnh viện trung ương Huế”, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế - Đại học Huế, Huế.
22. Hoàng Văn Tùng, Lê Đình Khánh, Hồ Vũ Sang (2007), “Điều trị u xơ tiền liệt tuyến khối lượng lớn bằng cắt đốt nội soi qua niệu đạo tại Bệnh Viện Trung ương Huế”, Tạp chí Y học thực hành, (568), tr. 458 - 463.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
23. Abrams P.(2005), Urodynamics, Springer-Verlag, London, vol3, pp.
129-134.
24. Abram s PH , Griffiths DJ. (1979), “The assessment of prostatic obstruction from urodynamic measurements and from residual urine”. Br J Urol., vol51, (2), pp. 129-134.
25. Arrighi HM, Guess HA, Metter E, Fozard JI (1990), “Symptoms and signs of prostatism as risk factors for prostatectomy”, Prostate, vol 16, pp. 253-261.
26. Barry MJ., Girman CT., O`leary MP. (1995), “Using repeated measures of symptom score,uroflowmetry and prostate specific antigen in the clinical management of prostate disease”, J. Urol., vol 153, pp. 99-103.
27. Barry M J. (2001), “Evaluation of symptoms and quality of life in men with benign prostatic hyperplasia”, Urology, 58, pp. 25-32.
28. Barry MJ, Williford WO, Chang Y et al, (1995), “Benign prostatic hyperplasia specific health status measure in clinical research: how much
change in the USA symptom index and the BPH impact index is perceptible to patient”, J Urol,vol 154, pp. 1770-1774.
29. Berry SJ , Coffey DS, Walsh PC, Ewing LL. (1984), “The development of human benign prostatic hyperplasia with age”, J Urol . , vol132, 474-479.
30. Blandy J. (1996), Lecture Notes on Urology, PG Publishing bte Ltd, Singapore-Hongkong-New Delhi, pp. 220-222.
31. Grayhack JT., Kozlowski JM. (1996), “Benign prostatic Hyperplasia”, Adult and pediatric urology, vol3, pp. 1531-1535.
32. Kirby RS. (2003), An Atlas of Prostatic Diseases, The Parthenon Publishing Group, LONDON, pp. 77-79.
33. Macfarlane MT. (2000), Urology, Lippincott William & Wilkins, A Wolters Kluwer Company, vol 2, pp. 161-166
34. Walter MD., Karram MM. (2007), “Urodynamics”, Urogynecology and Reconstructive Pelvic Surgery, Mosby Inc., America, vol3, pp. 102-113.
35. Wei JT., Calhoun EA., Jacobsen SJ. (2002), “Benign prostatic
Hyperplasia”, Urologic
Diseases in
America, US Government Publishing Office, pp. 43-66.