14. Kết luận chương 1
2.1.1. Mode thích nghi kiểu truyền dẫn
Hệ thống thực hiện ghép lối vào, đồng bộ luồng tín hiệu vào, bỏ đi gói rỗng (chỉ cho trường hợp luồng truyền tải và ACM), mã hoá CRC-8 để dò. Tìm lỗi (dành cho luồng lối vào là các gói), kết hợp luồng lối vào (trường hợp đa luồng vào) và luồng vào gắn trong trường dữ liệu. Cuối cùng, báo hiệu băng gốc được chèn vào để cho thiết bị nơi thu biết định dạng mode thích nghi.
Đầu vào của hệ thống lần lượt là:
- Đơn hoặc đa dòng truyền tải (TS) MPEG - TS
- Các dòng truyền tải chung đơn hoặc đa dòng có thể là dòng bit liên tục hoặc là dạng gói.
Trình tự đầu ra là một BBHEADER (80 bit) theo sau là một lĩnh vực dữ liệu DATA FIELD. .
2.1.1.1. Giao diện lối vào
Bảng 2.1 Giao diện hệ thống
Vị trí Giao diện Kiểu giao diện Kết nối Dòng truyền Trạm
phát
Lối vào MPEC [1, 4] luồng truyền tải (note 1)
Từ bộ trộn MPEG
Đơn hoặc đa Trạm
phát
Lối vào (note 2)
Luồng chung Từ nguồn dữ liệu
Đơn hoặc đa Trạm phát Lối vào (note 3) ACM Từ tốc độ điều khiển cơ sở Đơn Trạm phát Lối ra 70/140 MHz Ì, L- band IF, RE (note4)
Tới thiết bị RF Đơn hoặc đa Note 1: Vì lý do khả năng tương tác được khuyến nghị dùng, các giao diện nối tiếp không đồng bộ (ASI) với 188 bytes định dạng, chế độ truyền dữ liệu (byte thường xuyên lây lan qua thời gian)
Note 2: Cho dịch vụ dữ liệu
Note 3: Chỉ dành cho ACM cho phép cài đặt phía ngoài của mode truyền dẫn ACM
Note 4: Nếu tốc độ kí tự cao gấp đôi
Khối giao diện lối vào ánh xạ tín hiệu điện lối vào trong khung bit-logic. Bit nhận đầu tiên được xác định là bit có trọng số lớn nhất (MSB).
Luồng truyền tải mô tả bởi gói khách hàng ( UP) chiều dài không đổi UPL = 188
x 8 bits ( một gói MPEG), với byte đầu tiên để đồng bộ.
Luồng chung mô tả bởi luồng bit liên tục hay một gói khách hàng có chiều dài không đổi ,với chiều dài các bits UPL (lớn nhất là 64k, UPL = 0D đề cập tới luồng liên tục ). Luồng gói chiều dài thay đổi hay có chiều dài không đổi nhưng vượt quá 64 Kbit sẽ được xem như là một luồng liên tục.
Với luồng chung đóng gói, nếu một byte đầu tiên của UP để đồng bộ , nó là không thay đổi , nói cách khác byte đồng bộ = 0D được chèn trước mỗi gói , và UPL tăng thêm 8 bit . Thông tin UPL có thể nhận được bởi bộ điều chế cài đặt cứng.
“ACM command” phát báo hiệu lối vào cho phép cài đặt thông số bên ngoài “mode điều khiển truyền dẫn cơ sở” thông số truyền dẫn được nhận bởi bộ điều chế DVB-S2 xác định điểm dữ liệu vào.
2.1.1.2 Đồng bộ luồng tín hiệu vào
Quá trình xử lí dữ liệu trong bộ điều chế DVB-S2 có thể gây ra trễ trong truyền dẫn thông tin . Khối đồng bộ luồng tín hiệu lối vào (tùy chọn) sẽ cung cấp nhiều phương pháp phù hợp đảm bảo tốc độ bit ổn định (Constant-Bit-Rate CBR ) và trễ đầu cuối ổn định cho đóng gói luồng vào.
2.1.1.3. Loại bỏ gói rỗng (cho ACM và luồng truyền tải )
Với mode ACM và định dạng luồng truyền tải lối vào , các gói MPEG rỗng đươc xác định (PID = 8191D ) và bị gỡ bỏ . Nhờ vậy giảm tốc độ tin đồng thời tăng việc bảo vệ lỗi trong bộ điều chế . Quá trình thực hiện theo cách mà gói rỗng được gỡ bỏ lại được chèn lại chính xác tại phía thiết bị thu đúng như nguyên bản trước đó.
2.1.1.4. Mã hóa CRC-8 ( cho luồng gói)
Nếu UPL = 0D (luồng chung liên tục ) khối này cho luồng tín hiệu vào qua luôn và hướng tới khối tiếp mà không cần sửa đổi.
Nếu UPL ≠ 0D, luồng vào là chuỗi gói người dùng có chiều dài trường bit UPL, đi đầu là một byte đồng bộ (byte đồng bộ bằng 0 khi luồng gốc không có byte đồng bộ)
Phần hữu ích của UP ( không gồm byte đồng bộ ) được xử lí có hệ thống bởi mã hóa CRC – 8 bit. Đa thức sinh là:
g (X)=(X5 + X4+X3+X2+1) (X2+X+1) (X+1) =X8+X7+X6+X4+X2+1 (2.1) Lối ra mã hóa CRC được ước tính là:
CRC= Phần dư { X8 u (X): g (X)}
Với u (X) là chuỗi lối vào (UPL-8 bits ) được mã hóa có hệ thống . Hình 2.2. đưa ra khả năng bổ sung thêm mã CRC bằng phương pháp dịch thanh ghi
( chú ý: thanh ghi được đặt khởi đầu tất cả bằng 0 trước khi bit đầu tiên của mỗi chuỗi đi vào mạch .Việc ước lượng CRC-8 sẽ thay thế các byte đồng bộ ở các gói tiếp theo
Hình 2.2. Sự bổ sung mã hóa CRC8
2.1.1.5. Kết hợp/tách
Hình 2.3. Định dạng luồng ở lối ra bộ chuyển đổi
Theo hình 2.3. việc kết hợp/tách luồng vào được thiết lập như luồng chung liên tục hay việc đóng gói luồng vào. Chiều dài UP là UPL bits (khi UPL = 0 nghĩa là chuỗi liên tục). Luồng vào ở bộ đệm cho tới khi thiết bị kết hợp/tách đọc chúng, nơi mà: Kbch - (l0x8) ≥ DFL ≥ 0 ( Kbch như trong bảng 6,80 bit là trường BBHEADER).
Thiết bị ghép sẽ móc nối trong một luồng đơn lối ra, đọc các trường dữ liệu khác nhau và được tách từ một lối vào. Trong trường hợp chỉ có một luồng đơn thì cũng chỉ áp dụng một kiểu tách.
Trường dữ liệu bao gồm những bits lấy từ một cổng vào và được phát ở một chế độ truyền dẫn đồng nhất (mã hoá và điều chế FEC). Thiết bị kết hợp/tách có cách sắp xếp ưu tiên tuỳ thuộc ứng dụng và theo chiến lược mô tả trong bảng 2.2
(dịch vụ quảng bá đơn luồng truyền tải) hoặc theo ứng dụng của từng khu vực khác nhau.
Phụ thuộc theo ứng dụng, phần kết hợp/tách sẽ chỉ định lượng bit lối vào bằng với mức tối đa dung lượng của trường dữ liệu (DFL = Kbch - 80), bởi vậy sẽ cắt UPS trong chuỗi dữ liệu, hoặc là chỉ định số UPS trong trường dữ liệu tạo ra chiều dài trường dữ liệu thay đổi trong khoảng giới hạn.
Khi trường dữ liệu không tồn tại ở thiết bị kết hợp/tách, nó yêu cầu bất cứ cổng vào, hệ thống khung vật lý sẽ tạo ra và phát một khung giả.
Sau byte đồng bộ thay thế bởi CRC-8, nó cần thiết phải cung cấp cho thiết bị thu thuật toán, cách thức để có thể khôi phục lại trường đồng bộ UP (khi thiết bị thu đã đồng bộ với trường dữ liệu). Bởi thế số lượng bit bắt đầu trường dữ liệu và bắt đầu của trường UP hoàn chỉnh (bit đầu tiên của CRC-8) sẽ được phát hiện bởi khối kết hợp/tách và dự trữ ở trường đồng bộ của trường mào đầu băng cơ sở: Ví dụ như SYNCD = 0D, có nghĩa gói người dùng đầu tiên được sắp tới trường dữ liệu.
2.1.1.6. Chèn trường mào đầu dải băng cơ sở
Cố định độ dài trường mào đầu băng cơ sở (BBHEADER) là l0 bytes và được chèn vào phía trước trường dữ liệu, mô tả khuôn dạng của nó (trường BBHEADER chiếm lớn nhất là 0.25% với nldpc = 64800bits, và 1% với nldpc = 16200 bits giả định tỉ lệ mã trong là 1/2)
Trường MATYPE (2 bytes): mô tả định dạng luồng dữ liệu vào, kiểu mode thích nghi và hệ số roll-off như trong bảng 2. 1 .
Byte đầu tiên (MATYPE-1) :
• Trường TS/GS (2 bits): luồng truyền tải lối vào hoặc luồng chung lối vào (gói hay liên tục).
• Trường SIS/MIS (l bit): đơn hay đa luồng vào.
• Trường CCM/ACM (l bit): mã hoá điều chế thay đổi hay mã hoá điều chế thích nghi.
• ISSYI (l bit) (chỉ thị đồng bộ tín hiệu vào): nếu ISSYI = l = hoạt động, trường này được chèn sau Ups.
• NPD (l bit): có bỏ gói trống hay không.
Byte thứ hai (MATYPE-2):
•Nếu SIS/MIS = đa luồng vào, thì byte thứ 2 = xác định luồng vào (ISI), hay byte thứ hai được dự trữ.
Trường UPL (2 bytes): dùng gói có độ dài là bits, trong khoảng khoảng [0, 65 5351].
Trường DFL (2 bytes): Chiều dài trường dữ liệu đơn vị là bit, trong khoảng từ [0, 58 112].
SYNCD (2 bytes): Khoảng cách bit từ đầu trường dữ liệu và bit đầu của trường UP trong khung (bit đầu của CRC-8). SYNCD = 65535D nghĩa là không có UP bắt đầu trong trường dữ liệu.
CRC-8 (l byte): mã dò tìm lỗi áp dụng cho 9 bytes đầu của trường BBHEADER. CRC-8 sẽ tính toán sử dụng mạch mã hoá như hình 2 (chuyển vào A cho 72 bits, vào B cho 8 bits).
Yêu cầu truyền phát trường BBHEADER là từ bít có trọng số lớn nhất MSB của trường TS/GS.
Bảng 2.2 thể hiện trường BBHEADER và cách chia tách cho dịch vụ quảng bá luồng truyền tải đơn.
Bảng 2.2. Bảng trường MATYPE-1
TS/GS SIS/MIS CCM/ACM ISSYI NPD RO 11 = truyền
tải
1 = đơn 1=CCM 1 = hoạt động 1= hoạt động
00 = 0.35 00 = gói
chung 0 = đa 0 = ACM
0 = không hoạt động 0 = không hoạt động 01 = 0.25 01= liên tục 10 = 0.20 10 = dự trữ 11 = dự trữ
Bảng 2.3. Bbheader cho dịch vụ quảng bá đơn luồng truyền tải Vùng ứng dụng/cấu hình MATYPE- 1 MATYPE-
2 UPL DFL SYNC SYNCD CRC- 8 Chính sách tách Dịch vụ quảng bá/CCM, đơn TS 11-1-1-0- 0-Y Xxxxx xxx 18Dx8 Kbch- 80D 47HE x Y Y Ngắt không timeout Không đệm Không khung X = không định nghĩa; Y = theo cấu hình/tính toán.
Ngắt = ngắt gói phía sau trường dữ liệu; timeout: trễ lớn nhất trong kết hợp/tách