Những nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội trong bệnh viện với chăm sóc sức khỏe sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu Quan hệ xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân tại bệnh viện công hiện nay (Nghiên cứu trường hợp một bệnh viện công Hà Nội) (Trang 33 - 47)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Những nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội trong bệnh viện với chăm sóc sức khỏe sóc sức khỏe

1.3.1. Những nghiên cứu về các quan hệ xã hội trong bệnh viện

Xem xét quan hệ xã hội trong bệnh viện là đề cập đến khía cạnh xã hội của một chủ thể. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), Bệnh viện là một bộ phận không thể tách rời của tổ chức xã hội y tế, chức năng của nó là chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân, cả phòng bệnh, chữa bệnh và dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và môi trường cư trú.

Ngày nay, các loại hình tổ chức bệnh viện ngày càng đa dạng, phong phú, đặc biệt là các dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ngày càng mở rộng nhằm đáp ứng yêu cầu của dân cư. Các mối quan hệ xã hội trong bệnh viện cũng phát triển tương ứng theo những thay đổi này. Các loại hình bệnh viện khác nhau dẫn đến sự xuất hiện và tình trạng mối quan hệ xã hội có khác nhau tùy từng mức độ, nhưng chung quy lại khi đề cập đến quan hệ xã hội trong bệnh viện chúng ta thường nhắc đến những quan hệ sau:

 Quan hệ bác sĩ – bệnh nhân

 Quan hệ bác sĩ – người nhà bệnh nhân

 Quan hệ bác sĩ – bệnh viện

 Quan hệ bác sĩ - y tá và điều dưỡng, kỹ thuật viên

 Quan hệ bác sĩ - bác sĩ

 Quan hệ bệnh nhân - bệnh nhân

 Quan hệ bệnh nhân - người thân bệnh nhân

 Quan hệ bệnh nhân - y tá, điều dưỡng

 Quan hệ bệnh nhân - bệnh viện

Việc xác định các mối quan hệ trong bệnh viện như vậy cũng mang tính chất tương đối vì các mối quan hệ này có tính chất đan xen và tương tác với nhau rất đa dạng và chịu ảnh hưởng của nhiều các yếu tố khác.

1.3.1.1. Thế giới

Những nghiên cứu từ tiếp cận xã hội học xung quanh chủ đề bệnh viện đã có khá nhiều, ví dụ Nghiên cứu về trẻ em trong các bệnh viện [Ann Hill Beuf,

1979]. Ở nghiên cứu này, tác giả đưa ra những cách hiểu mới về cá nhân và xã hội, những chủ thể có thể đấu tranh chống lại sự bơ vơ và bất lực trong môi trường bệnh viện. Vai trò của bệnh nhân trẻ em trong bệnh viện đã được tác giả nhấn mạnh trong nghiên cứu của mình.

Những nghiên cứu đáng chú ý khác như Bác sỹ và bệnh nhân dưới cách nhìn Xã hội học [Samuel W. Bloom, 1965]; Mối quan hệ giữa bác sỹ và bệnh nhân tại những bệnh viện ở Ấn Độ [Mohan Advani, 1980]; Một nghiên cứu về cấu trúc chức năng nghề nghiệp của bác sỹ và y tá [T.K. Oommen,1978] v.v... đã đề cập ít nhiều đến đời sống và các mối quan hệ xã hội trong bệnh viện. Chủ đề chính của các nghiên cứu này xoay quanh những nhóm bệnh nhân yếu thế như phụ nữ, trẻ em và hai nhóm người trực tiếp cung cấp và thụ hưởng dịch vụ là bác sỹ và bệnh nhân. Rõ ràng là những nội dung này chưa thể phản ánh đầy đủ các khía cạnh xã hội trong môi trường bệnh viện. Ngoài ra, những nghiên cứu này cũng thường tập trung vào khu vực Châu Mỹ và Châu Âu, ít thấy các nghiên cứu tại khu vực Châu Á.

Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng văn hoá nghèo khó đã sản sinh ra những niềm tin và giá trị hạn chế việc sử dụng các dịch vụ của bác sĩ [Crandall và Duncan, 1981], [Tanner và cộng sự, 1983]. Theo luận điểm này, những nhóm yếu thế có lòng tin không phù hợp với y khoa, người nghèo thường nghi ngại đối với chăm sóc y tế và ít nhạy cảm với các triệu chứng sức khỏe [Koos, 1954, Suchman, 1965a, Zola, 1966, Strauss, 1970]. Mặc dù chăm sóc y tế đã được cải thiện và miễn phí, nhưng người nghèo vẫn tự điều trị và không tìm đến chăm sóc y tế chuyên môn ngay.

Nghiên cứu của Barbara M. Korsch, Ethel K. Gozzi, Vida Francis (1968) về Khoảng cách trong giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân: tương tác bác sĩ bệnh nhân và sự hài lòng của người bệnh (Gaps in doctor-patients communication: doctor- patient interaction and patient satisfaction), và nghiên cứu tiếp theo về tương tác bác sĩ - bệnh nhân (1971), Khoảng cách trong giao tiếp bác sỹ - bệnh nhân: phân tích tương tác bác sỹ - bệnh nhân (Gaps in Doctor-Patient Communication: Doctor- Patient Interaction Analysis) cho thấy tương tác bác sĩ-bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng chăm sóc y tế và quá trình điều trị của bệnh nhân.

Ngoài ra còn có các nghiên cứu của F.Ross Woolley, Robert L. Kane, Charles C. Hughes, Diana D. Wright (1978) về Ảnh hưởng của giao tiếp bác sĩ - bệnh nhân đến

sự hài lòng về chăm sóc sức khỏe (The effects of doctor-patient communication on satisfaction and outcome of care); nghiên cứu của Roter D.L., Hall JA, Katz N.R.

(1987) về mối quan hệ hành vi của bác sĩ với mức độ hài lòng tương ứng của bệnh nhân, (Relations between physicians' behaviors and analogue patients' satisfaction, recall, and impressions). Các nghiên cứu này dựa trên các chỉ số mối quan hệ giữa kỳ vọng của bệnh nhân, giao tiếp giữa bác sĩ với bệnh nhân, sự tuân thủ các kết quả của việc chăm sóc, và mức độ hài lòng của bệnh nhân. Tương quan giữa các biến số này đã được kiểm định và cho thấy có quan hệ rất mạnh. Nghiên cứu của [Hulka B.S. và cộng sự, 1975]; [Kaplan và cộng sự, 1989] đã chỉ ra mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh mãn tính trong trong hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện nay.

Nghiên cứu của Gillian Oaker về “Các quan hệ giữa các nhóm trong bệnh viện: một thử nghiệm tiếp tục về lý thuyết nhận dạng xã hội” (Intergroup Relations in a Hospital Setting: A Further Test of Social Identity Theory) đã đề cập đến mối quan hệ giữa các nhóm y tá điều dưỡng và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ giữa các nhóm này [Gillian Oaker, 1986].

Trong phạm vi bệnh viện, Macleod (1993) cho rằng các y tá có vị trí thuận lợi để giúp các bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện. Họ là nhóm người có các mối liên hệ liên tục nhất với các bệnh nhân và biết rõ họ. Họ có thể giúp bệnh nhân giải toả sợ hãi và lo lắng cũng như giúp bệnh nhân thay đổi và cảm nhận.

Nghiên cứu của L.M.L. Ong cho rằng giao tiếp cần phải được nhìn nhận như thành phần chính trong chăm sóc sức khỏe. Nhóm tác giả này tập trung vào các mục đích của giao tiếp trong chăm sóc sức khỏe; phân tích giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân; hành vi giao tiếp cụ thể; ảnh hưởng của hành vi giao tiếp đến kết quả chăm sóc và điều trị của bệnh nhân. Ba mục đích của giao tiếp được xác định là: a) tạo ra mối quan hệ tốt giữa các cá nhân; b) trao đổi thông tin, và c) đưa ra quyết định liên quan đến điều trị. Kết quả của quá trình này được thể hiện ở sự hài lòng của bệnh nhân, sự tuân thủ quá trình điều trị, sự hiểu biết về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. [L.M.L.

Ong và cộng sự, 1995].

Bàn về Niềm tin trong hệ thống chăm sóc sức khỏe (Trust relations in health care-a new agenda), theo các nghiên cứu trước đây, niềm tin là nền tảng cho mối

quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân, nó xuất phát từ tính dễ bị tổn thương của người bệnh, sự bất đối xứng thông tin trong kiến thức chuyên môn về y tế [Rosemary Rowe và Michael Calnan, 2006].

Thêm nữa, khi bàn về vai trò của mạng xã hội đối với điều trị của bệnh nhân nội trú và ngoại trú cho thấy các tương tác giữa bệnh nhân với gia đình có vai trò lớn đối với quá trình điều trị và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân [Anna-Marie Lischka và cộng sự, 2009].

Tại các bệnh viện lớn trên thế giới hiện nay thường có bộ phận chuyên trách về quan hệ truyền thông trong bệnh viện, với chức năng là cầu nối cho quan hệ giữa khách hàng/bệnh nhân với bệnh viện, bác sĩ, y tá và kiểm soát các mối quan hệ này.

Bộ phận này còn có tên gọi khác như: Phòng bệnh nhân và quan hệ khách hàng, và đều có chức năng gắn kết và quản lý các mối quan hệ trong bệnh viện.

Như vậy, có thể thấy những nghiên cứu về bệnh viện và các mối quan hệ xã hội trong bệnh viện khá phổ biến ở một số nước phát triển. Hệ thống y tế ở đó được định hướng trong môi trường kinh tế xã hội năng động và mang tính “thị trường dịch vụ chăm sóc”. Bệnh viện bây giờ là cơ sở cung cấp các dịch vụ y tế cho cộng đồng, đáp ứng những nhu cầu, niềm tin, các giá trị và thái độ đối với xã hội mà nó phục vụ [Coe, 1978], [Rosenberg, 1987], [Stevens, 1989].

1.3.1.2. Việt Nam

Trong lịch sử, quan hệ xã hội trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam như quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân đã được các danh y đề cập tới qua các châm ngôn /cách ngôn được ghi chép lại. Lương y Tuệ Tĩnh (1225 – 1399) đã khuyên răn các thầy thuốc: “Dám khuyên y học hậu lai – Tế sinh, tích thiện, phúc trời, hậu ta” hay danh y Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn ông) có nói đến hiện tượng thầy thuốc thiếu y đức trong quan hệ với bệnh nhân: “Mỗi khi xem bệnh thường hay doạ nạt làm cho cha mẹ người ta kinh sợ; bắt chẹt kẻ có bệnh phải nguy cấp phải đến lúc đâm hoạ; bệnh thì bảo là khó; bệnh khó thì bảo là chết, không còn tí lương tâm nào! Đối với người giàu thì nóng lòng để cầu lợi, đối với kẻ nghèo thì tẻ nhạt khinh thường”[Hải Thượng Lãn ông - Lê Hữu Trác, 1972].

Một nghiên cứu bàn về văn hoá giao tiếp, ứng xử trong bệnh viện có tiêu đề

“Một số sự kiện hàng ngày ở bệnh viện”. Sử dụng phương pháp quan sát và ghi

chép, tác giả đã chỉ ra văn hoá ứng xử giữa những người khác nhau về vị thế, nghề nghiệp, văn hoá... qua những giao tiếp thường nhật vốn đang gây những bức xúc trong công chúng đối với hệ thống bệnh viện hiện nay. Nghiên cứu không chỉ dừng lại ở quan hệ giao tiếp ứng xử giữa những cá nhân mà còn mở rộng tới các giao tiếp giữa những nhóm xã hội với nhau [Nguyễn Văn Lê, 2000].

Nguyễn Đức Truyến (2000) trong nghiên cứu về quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân đã chú ý tới tác động của các yếu tố kinh tế xã hội dưới tiếp cận quan hệ chức năng. Tác giả đã khuyến nghị rằng mối quan hệ này cần được xã hội hóa và định chế hóa theo nhưng tiêu chuẩn và qui tắc của từng xã hội. Trong các nhóm xã hội, nông thôn hay đô thị, miền núi hay miền xuôi, vai trò thầy thuốc hay bệnh nhân cũng đều có những quan niệm, chuẩn mực và giá trị chi phối và kiểm soát mối quan hệ hết sức quan trọng này.

1.3.2. Những nghiên cứu về quan hệ xã hội trong chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện

1.3.2.1. Thế giới

Trong công trình Quan hệ con người và chăm sóc ở bệnh viện (Human relations and hospital care)Ann Cartwright có một góc nhìn mới về các dịch vụ chăm sóc y tế từ phía người bệnh. Nghiên cứu cho thấy phải làm cho bệnh nhân và người nhà của họ cảm thấy rằng họ đã được chăm sóc bằng những dịch vụ tốt nhất. Sự thừa nhận về tầm quan trọng và vai trò của những mối quan hệ sẽ kích thích sự quan tâm đến đời sống xã hội của bệnh nhân, khiến cho các nhân viên của bệnh viện có ý thức hơn về những khó khăn của bệnh nhân khi họ điều trị tại bệnh viện cũng như khi ra viện. Điều này cũng sẽ dẫn đến sự liên kết sâu sắc hơn giữa các bệnh viện và các dịch vụ phúc lợi xã hội, giữa các bệnh nhân với các bác sĩ [Ann Cartwright, 1964].

Tại Hàn Quốc, nghiên cứu của [Heuisug Jo và cộng sự, 2003] về cấu trúc của các mối quan hệ ảnh hưởng đến hành vi nâng cao sức khỏe cư dân đô thị Hàn Quốc, (Structural relationship of factors affecting health promotion behaviors of Korean urban residents) cho thấy hợp tác tự nguyện là rất quan trọng trong việc xác định hiệu quả của chiến lược nâng cao sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy kỳ vọng về hậu quả hành vi, chuẩn mực xã hội và các nhóm tuổi có liên quan đáng kể đến xu hướng hành vi sức khỏe và sự hiểu biết cơ chế của hành vi cá nhân trong việc nâng cao sức khỏe.

Vào thập niên đầu của thế kỷ 21, các nghiên cứu về quan hệ xã hội với sức khỏe và chăm sóc sức khỏe đã chuyển sang sử dụng tiếp cận về vốn xã hội. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn xã hội với sức khỏe và chăm sóc sức khỏe đã được quan tâm nghiên cứu.

Theo Coleman (1988), vốn xã hội nằm trong quan hệ xã hội, do vậy, việc nghiên cứu vốn xã hội với sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cũng là một chiều cạnh của vấn đề quan hệ xã hội với sức khỏe và chăm sóc sức khỏe.

Theo hướng này, một nghiên cứu đã xem xét vốn xã hội như là mối quan hệ giữa các cá nhân hay giữa các hội nhóm xã hội tự nguyện, có ảnh hưởng đến sức khỏe và thúc đẩy các hành vi chăm sóc sức khỏe của con người. Một nghiên cứu khác của [Michael S.Hendryx và cộng sự, 2002] đã chỉ ra khả năng tiếp cận các nguồn lực trong chăm sóc sức khỏe có mối liên hệ chặt chẽ và tích cực với vốn xã hội của cộng đồng đó [Stephen J Kunitz, 2004].

Một nghiên cứu khác, đề cập đến mối quan hệ giữa vốn xã hội và kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe y tế cho người có thu nhập thấp Megan Perry và cộng sựđã được tiến hành qua điện thoại tại tiểu bang New Mexico với 1.216 người thu nhập thấp. Kết quả cho thấy một số thành phần của vốn xã hội có liên quan đến các biện pháp dịch vụ y tế như hỗ trợ xã hội đã giúp giảm bớt những rào cản trong chăm sóc sức khỏe [Megan Perry và cộng sự, 2008].

Nghiên cứu về ảnh hưởng của vốn xã hội trong bệnh viện đến sự hài lòng về công việc của 454 bác sĩ làm việc trong 4 bệnh viện của Đức vào năm 2002. Nghiên cứu kết luận rằng vốn xã hội, bên cạnh chuyên môn và khối lượng công việc, là chỉ báo có ý nghĩa rất đáng kể trong đánh giá sự hài lòng của bác sĩ đối việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ các mục đích, giá trị đạo đức là các tiêu chí đánh giá chất lượng đều có thể giúp tập hợp các thành viên trong mạng xã hội và cộng đồng và thúc đẩy họ hợp tác lẫn nhau [Oliver Ommen và cộng sự, 2009].

Một nghiên cứu khác tại 14 nước châu Âu đã chỉ ra 3 vai trò tích cực của vốn xã hội đối với sức khỏe cá nhân bao gồm: việc cải thiện khả năng tiếp cận thông tin về sức khỏe; thăm khám sức khỏe không chính thức và các hỗ trợ trong thời gian ốm đau; và tăng cường hiệu quả liên kết nhóm để thúc đẩy các điều kiện thuận lợi trong chăm sóc sức khỏe [Loren Rocco, Marc Suhrcke, 2012]

Nghiên cứu của Alexandra Norrish và cộng sự cho rằng trong các tổ chức chăm sóc sức khỏe, vốn xã hội có liên quan đến mạng lưới giữa các nhóm nhân viên, người lãnh đạo, quản lý của bệnh viện, và các tổ chức chăm sóc sức khỏe khác trong lĩnh vực rộng hơn. Vốn xã hội còn được xây dựng giữa các nhân viên với bệnh nhân và người nhà của họ. Nghiên cứu đã chỉ ra năm đặc điểm của một tổ chức chăm sóc sức khỏe có mức độ vốn xã hội cao đó là: niềm tin, sự trao đổi; chia sẻ các giá trị; chia sẻ các qui tắc; sự cởi mở và chỉ ra cách các yếu tố này có thể được xây dựng. [Alexandra Norrish và cộng sự, 2013]

Tóm lại, những nghiên cứu về vốn xã hội với sức khỏe và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã phân tích ở trên là đáng ghi nhận trong việc đóng góp của các lý thuyết về vốn xã hội với sức khỏe. Bên cạnh các yếu tố như tuổi, giới tính, học vấn, vốn xã hội cũng được coi như một biến số độc lập, có tác động đến sức khỏe và quá trình chăm sóc sức khỏe của cá nhân.

1.3.2.2. Việt Nam

Nghiên cứu dưới góc độ xã hội học về bệnh viện nói chung còn mờ nhạt, chủ yếu là khá ít ỏi. Chủ yếu vấn là các nghiên cứu từ tiếp cận y học, dịch tễ học và nghiên cứu về hoạt động khám chữa bệnh của người dân. Một số nghiên cứu khác đề cập khá rộng tới hệ thống y tế Việt Nam, nhân lực y tế. Hoạt động công tác xã hội ở bệnh viện, mới được nhắc đến ở Việt Nam gần đây có thể xem là hoạt động có tính đến các mối quan hệ xã hội trong bệnh viện hiện nay.

Một nghiên cứu về gia đình nông thôn và vấn đề chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, đã phân tích thực trạng sức khoẻ thông qua chỉ số về “mô hình bệnh tật” và việc thực hành chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân nông thôn dưới góc nhìn từ khuôn mẫu ứng xử hay trình độ “văn hoá y tế” của cộng đồng. [Trịnh Hòa Bình, 1995].

Liên quan đến hệ thống y tế quốc gia, đã có hai cuộc điều tra lớn được tiến hành trong thập niên 2000. Đó là Điều tra y tế quốc gia (2001 – 2003), là công trình khảo sát do Bộ y tế và Tổng cục Thống kê Việt Nam tiến hành với nguồn tài trợ quốc tế và Dự án Điều tra cơ bản Đánh giá tổng thể hệ thống Bệnh viện Việt Nam của Bộ Y tế (2005). Kết quả của hai cuộc điều tra này đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về hệ thống y tế, hệ thống bệnh viện ở Việt Nam. Tuy

Một phần của tài liệu Quan hệ xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân tại bệnh viện công hiện nay (Nghiên cứu trường hợp một bệnh viện công Hà Nội) (Trang 33 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)