Những nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý (Trang 35 - 39)

Đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý hay còn gọi là đạo đức trong mối quan hệ với khách hàng là khái niệm đƣợc sử dụng rộng rãi trong các ngành nghề trợ giúp trong đó có tâm lý học. Không chỉ tâm lý học, các ngành khoa học khác nhƣ: luật sƣ, y tế, công tã xã hội… cũng có những thành tựu nhất định trong nghiên cứu về đạo đức trong mối quan hệ với khách hàng. Mặc dù chƣa có mã nghề dành riêng cho các nhà tâm lý thực hành nhƣng tâm lý học nói chung, tâm lý học trong đào tạo và nghiên cứu cũng đƣợc xem là một ngành nghề có thâm niên tại Việt Nam. Chính vì vậy có rất nhiều các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn trong vấn đề đạo đức nghề tâm lý.

1.2.1 Các nghiên cứu về lý luận về đạo đức trong tâm lý học

“Một vài định hướng xây dựng Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Nhà tâm lý trong bối cảnh Việt Nam” (2016), hai tác giả Lê Thị Huyền Trang và Trần Thành Nam tập trung đƣa ra các cơ sở của việc xây dựng quy tắc đạo đức nghề tâm lý bao gồm cả các quy phạm về pháp luật. Ngoài việc tham khảo các quy tắc đạo đức nghề tâm lý ở các nước phát triển bài viết còn trình bày các quy định y đức dành cho các nhân viên y tế. Qua đó, đề xuất phương hướng xây dựng cấu trúc Bộ quy tắc ứng xử và đạo đức nghề tâm lý ở Việt Nam [13].

“Năng lực thực hành đạo đức của nhà tâm lý học Việt Nam trên cơ sở so sánh chuẩn quốc tế” (2016) của Lê Thị Huyền Trang và Trần Thành Nam Bài viết điểm luận các bộ nguyên tắc đạo đức cơ bản thường được đề cập trong các bộ quy điều đạo đức hành nghề của các nhà tâm lý học trên thế giới. Dựa trên những nguyên tắc đạo đức cơ bản, tác giả đã phát triển một bộ câu hỏi và điều tra trên 124 người thực hành cung cấp dịch vụ tâm lý đại diện cho Việt nam (Tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh). Nghiên cứu chỉ ra rằng có nhiều hạn chế lớn trong năng lực thực hành đạo đức của nhà tâm lý Việt Nam so với chuẩn quốc tế. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra các lĩnh vực thường xuyên xuất hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp để tập trung xây dựng bảng hỏi nhằm đánh giá năng lực của người thực hành tâm lý, trong đó có phần lớn là các nhà tâm lý đang cung cấp dịch vụ cho đối tƣợng học sinh [14]. Trên đây là hai trong số các nghiên cứu về mặt lý luận đạo đức trong tâm lý học. Có thể thấy, số lƣợng các nghiên cứu về đạo đức nghề nói chung là tương đối lớn. Mỗi nghiên cứu có những cách đặt vấn đề riêng tạo nên sự đa dạng trong nghiên cứu lý luận đạo đức.

1.2.2. Các nghiên cứu thực tiễn về đạo đức trong tâm lý học

Một nghiên cứu về mặt thực tiễn trong bài viết: “Nhận thức của nhà tâm lý về các tình huống bảo mật thông tin khách hàng” (2016) tác giả Trần Thị Minh Đức tập trung làm rõ thực trạng nhận thức của các nhà tâm lí về hành vi đƣợc gọi là “có đạo đức” hay “không có đạo đức” theo các tình huống tham vấn có liên quan đến khía cạnh đạo đức (thông qua đánh giá của 124 nhà Tâm lý học đang làm việc tại

Hà Nội, trong đó có 54.5% người trả lời phiếu là giảng viên đang dạy các môn thuộc lĩnh vực Tâm lí học, 14,9% nhà thực hành trợ giúp tâm lí chuyên nghiệp, 10.7% nhà nghiên cứu tâm lí và 19,8% nhà tâm lí học làm công việc khác. Nhà nghiên cứu đã đƣa ra các tình huống ngoại lệ của sự bảo mật, các tình huống không đƣợc tiết lộ hoặc tiết lộ phải có sự đồng ý của khách hàng và qua đó kết luận về thực trạng nhận thức của các nhà tâm lý và thực trạng về việc bảo mật thông tin của khách hàng [5].

Bài viết: “Ứng xử của các nhà tâm lý học thực hành với đồng nghiệp dựa trên nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp”(2016) đƣợc hai tác giả Trần Thị Minh Đức và Đỗ Phương Quỳnh tập trung làm rõ thực trạng khía cạnh đạo đức nghề nghiệp nảy sinh trong ứng xử giữ các nhà tâm lí với đồng nghiệp trong một số tổ chức/cơ sở tại Hà Nội. Kết quả đánh giá về sự tuân thủ đạọ đức trên 6 khía cạnh (thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn sâu), đó là: 1) Tôn trọng đồng nghiệp, 2) Vấn đề cạnh tranh với đồng nghiệp, 3) Hợp tác/tƣ vấn với đồng nghiệp, 4) Bảo mật thông tin khách hàng khi làm việc với đồng nghiệp, 5) Nhận/giới thiệu khách hàng với đồng nghiệp và 6) Mối quan hệ ứng xử với người giám sát chuyên môn. Qua đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của những người làm nghề trợ giúp tâm lý đƣợc điều tra chỉ đạt ở mức trung bình. Trong đó, sự tuân thủ đạo đức tốt nhất – đạt mức cao đối với các tình huống liên quan đến việc nhận hay giới thiệu khách hàng cho đồng nghiệp và các tình huống về cạnh tranh thiếu lành mạnh với đồng nghiệp. Mức độ tuân thủ đạo đức nghề nghiệp thấp hơn (đạt ở mức trung bình cận với ngƣỡng cao ở các tình huống liên quan đến tôn trọng đồng nghiệp; bảo mật thông tin khách hàng khi hợp tác với đồng nghiệp và trong việc thực hiện trách nhiệm của nhà giám sát chuyên môn với đồng nghiệp. Cuối cùng, mức độ tuân thủ đạo đức của người làm nghề trợ giúp thấp nhất khi hợp tác/tư vấn với đồng nghiệp [6]

Nghiên cứu “Những khía cạnh đạo đức trong mối quan hệ giữa người trợ giúp tâm lí và tổ chức làm việc”(2015) của tác giả Bùi Thị hồng Thái đã chỉ ra rằng đối với khía cạnh bảo vệ quyền lợi cho thân chủ trong tổ chức, các khách thể ít hiểu biết

hơn cả việc bảo mật hồ sơ cho thân chủ và chuyển thân chủ cho người trợ giúp khác. Đối với khía cạnh gắn bó với tổ chức, sự vi phạm nhiều hơn cả ở việc tranh thủ thời gian làm việc trong tổ chức để gặp thân chủ riêng, tranh thủ uy tín cá nhân để kéo thân chủ của tổ chức thành thân chủ của riêng mình và đơn phương hành động theo quy điều đạo đức nghề nghiệp khi những quy định của tổ chức không phù hợp với quy điều đạo đức nghề. Cũng nhƣ vậy, đối với khía cạnh giám sát và đào tạo trong tổ chức, kết quả cho thấy hình thức giám sát đƣợc sử dụng nhiều hơn cả là tự giám sát và đồng nghiệp giám sát lẫn nhau [10].

Mặt khác, “Một số nguyên tắc đạo đức nghề tham vấn ở Việt Nam” (2010) của tác giả Trần Thị Minh Đức. Bài viết trình bày về việc xây dựng một số nguyên tắc đạo đức cho nghề Tham vấn tại Việt Nam với một số các nguyên tắc đạo đức nền tảng: giữ bí mật; trung thực, chân thành, không lạm dụng khách hàng, tin tưởng vào khả năng tự giải quyết của khách hàng; bảo vệ lợi ích của khách hàng; phát triển chuyên môn và bảo vệ uy tín nghề nghiệp trước xã hội dựa trên các bản quy điều đạo đức của một số nước có nghề tham vấn chuyên nghiệp phát triển [3].

Bên cạnh đó, nghiên cứu “Nhận thức về hành vi đạo đức trong thực hành tham vấn” (2010) của tác giả Trần Thị Minh Đức. Nghiên cứu đƣợc tiến hành với 176 sinh viên ngành Tâm lý học và Công tác xã hội trong quá trình học môn Tâm lý học tham vấn (đại cương) và môn Kỹ năng tham vấn tại trường ĐHKHXH&NVHN và kết hợp phỏng vấn 20 cán bộ đang làm công tác thực hành tham vấn tại các trung tâm tham vấn, tƣ vấn chủ yếu ở Hà Nội (2009). Qua đó, đƣa ra thực trạng nhận thức về hành vi đạo đức của nhóm khách thể về: khía cạnh mối quan hệ với khách hàng, môi quan hệ với đồng nghiệp và vấn đề thu phí trị liệu [4].

Nhìn chung, mỗi nghiên cứu đều đề cập tới một khía cạnh của đạo đức hành nghề trong lĩnh vực tâm lý. Hầu hết các nghiên cứu bao gồm cả các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đều trung vào việc đƣa ra các khái niệm công cụ và một số đề xuất xây dựng bản quy điều đạo đức của nghề tâm lý. Về mặt thực tiễn, mặc dù tương đối đa dạng về các hướng tiếp cận, tuy nhiên, các nghiên cứu hầu hết thường tập trung nghiên cứu vào mảng nhận thức về hành vi sai phạm; thái độ, phẩm chất

nhân cách của người làm nghề; một số có tập trung nghiên cứu về nhận thức của nhà tâm lý về từng khía cạnh khác nhau trong đạo đức nghề tâm lý. Trong đó, khía cạnh đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp với khách hàng đã ít nhiều đƣợc nhắc đến trong một vài nghiên cứu của các tác giả trên; tuy nhiên nghiên cứu toàn bộ nhóm đạo đức về mối quan hệ trợ giúp tâm lý lại là một khía cạnh khá mới mẻ. Kế thừa từ các nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn ở trong nước và quốc tế, đề tài

“Đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp của tâm lý học” tập trung làm rõ vấn đề đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của nhà tâm lý thực hành cả về mặt nhận thức và hành vi đạo đức trong khía cạnh này.

Một phần của tài liệu Đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)