Định nghĩa về Đạo đức
Danh từ đạo đức thường được xem là đồng nghĩa với danh từ đạo lý được hiểu là lề thói; tập tục. Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người và người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày [7, 31].
Ở phương đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại bắt nguồn từ cách hiểu về đạo và đức của họ. Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, về sau khái niệm đạo được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Như vậy có thể nói đạo đức theo người Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo. Từ góc độ khoa học, “đạo đức là bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng – cái sai và sự phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng – cái sai, triết lý về cái đúng - cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên của một nghề nghiệp” [Từ điển điện tử American Heritage Dictionary].
Cùng bàn về vấn đề này, tác giả Trần Thành Nam trong bài viết “Nguyên tắc hành nghề của nhà tâm lý học” (2009) cho rằng: “đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,
là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng đƣợc thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dƣ luận xã hội” [44].
Nhìn chung, đạo đức học là khoa học nhằm phân tích ý nghĩa của thiện ác, đúng sai, các giá trị; nói chung là để hành động cho đúng. Tuy nhiên, quan điểm và tiêu chuẩn đạo đức có thể khác nhau theo từng vùng miền, quốc gia, truyền thống văn hóa, tôn giáo, luật pháp, thời đại. Những quan điểm chung về đạo đức vẫn có khi được đa số người trên thế giới chấp nhận: vì hạnh phúc của số đông, không vì lợi ích riêng tư mà gây phương hại cho người khác. Đạo đức là sự nghiên cứu về bản chất và nền tảng của đạo lý trong mối quan hệ con người trong đó đạo lý được hiểu là sự công bằng, chuẩn mực và quy tắc ứng xử. Tóm lại, Có thể hiểu Đạo đức là một phạm trù đặc trưng của xã hội loài người; một phạm trù rất rộng đề cập đến các quy tắc, các phép tắc ứng xử dựa trên các tiêu chuẩn về văn hóa, tôn giáo, luật pháp, thời đại…được thể hiện trong mối quan hệ giữa con người với con người, với sự vật, sự việc xung quanh con người đó.
2.2. Đạo đức nghề nghiệp
Từ “Quy chế hành nghề - déontologie” đƣợc Jeremy Bentham đề cập tới lần đầu tiên trong tác phẩm “Nghĩa vụ học hay khoa học về luân lý” (1834). Từ này đƣợc tạo nên từ hai thuật ngữ hy lạp: deon và logo, nó có nghĩa là “khoa học hay lý thuyết về những điều phải làm” một cách dễ hiểu đó là “tập hợp những quy định và nghĩa vụ điều tiết một nghề”. Việc gọi tên này xuất hiện tại Pháp vào đầu thế kỷ XX [dẫn theo 7, 32]. Tuy nhiên, đạo đức nghề nghiệp lại đƣợc đề cập chính thức cách đây gần ba ngàn năm qua bản Lời thề Hippocrates (Hippocratic Oath) mà người hành nghề Y phải tuân giữ và trước đó chừng 100 năm, đức Phật đã nêu vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong khi giảng về chi phần thứ năm của Bát Chánh đạo là Chánh mạng; những nguyên tắc đạo đức đó cũng có thể xem nhƣ tiêu chuẩn áp dụng cho Đạo đức Nghề nghiệp [dẫn theo 12].
Đạo đức nghề nghiệp có căn bản là đạo đức nói chung. Tuy nhiên, còn tùy theo từng nghề, theo luật pháp của từng quốc gia, theo hoàn cảnh sinh hoạt mà có những điều khoản khác nhau. Trong phần đạo đức nghề nghiệp từ cuốn “Bách khoa toàn thƣ của Triết học London” (1989) tác giả Ruth Chadwick đƣa ra một định nghĩa về Đạo đức Nghề nghiệp nói về: “những người làm công việc chuyên nghiệp thực hiện đúng các kỹ năng, kiến thức chuyên môn trong các nghề đƣợc xã hội công nhận. Các kiến thức, kỹ năng này cần đƣợc sử dụng một cách linh hoạt và hợp lý nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng” [27, 123].
Mặt khác Caroline Whitbeck trong cuốn “Đạo đức trong Kỹ thuật thực hành và nghiên cứu” khi nói về đạo đức nghề nghiệp ông cho rằng: những người hành nghề có thể phán đoán, áp dụng các kỹ năng của họ và có đƣợc những quyết định mang tính hiểu biết trong khi người khác thì không được như vậy vì họ đã không đƣợc huấn luyện phù hợp cho nghề nghiệp [32].
Phần lớn các nghề đều có những quy tắc, quy định mà người hành nghề phải tuân theo. Trước hết, những quy định này dựa vào các nguyên tắc đạo đức, áp dụng vào từng ngành nghề, mục đích là để tránh sự bóc lột khách hàng, giữ gìn sự trung thực của nghề. Đây không chỉ vì lợi ích cho khách hàng mà còn vì đảm bảo cho những người hành nghề. Những quy định này cũng duy trì sự tin cậy của mọi người nói chung và của xã hội đối với nghề, tức là uy tín ngành nghề đƣợc nâng cao và mọi người có thể tin tưởng khi tìm đến sự phục vụ của những người hành nghề.
Từ khái niệm đƣợc trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu đạo đức nghề nghiệp là “Một tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực do một hiệp hội, tổ chức thuộc ngành nghề đó thiết kế dựa trên các giá trị cơ bản của xã hội và nghề nghiệp nhằm điều chỉnh hành vi của những người hành nghề trong quan hệ với nhau, với người khác và với xã hội. Để đảm bảo việc hành nghề hợp pháp, mang lại lợi ích và tránh làm tổn hại tới khách hàng, bản thân người làm nghề và xã hội”.
2.3. Đạo đức nghề tâm lý
2.3.1.Mối quan hệ trợ giúp tâm lý
“Trợ giúp là một khái niệm chung nhất, đƣợc dùng trong các mối quan hệ giao tiếp đời thường, theo cách “giúp nhau” – ai đó giúp ai đó” [2, 10]. Nói cách khác, trợ giúp là cụm từ chỉ một người hỗ trợ, cưu mang, đùm bọc một người khác khi họ gặp khó khăn. Theo đại từ điển tiếng Việt, Trợ giúp đƣợc hiểu là giúp đỡ [16, 1722]
vậy trợ giúp tâm lý có thể đƣợc hiểu là sự giúp đỡ, hỗ trợ, nâng đỡ về mặt tinh thần để vƣợt qua các trở ngại, khó khăn tâm lý. Vậy bất cứ ai cũng có thể đƣợc đặt vào mối quan hệ trợ giúp tâm lý khi mình có khó khăn tâm lý và tìm tới sự giúp đỡ của người khác với mong muốn có thể giải tỏa vấn đề đó hoặc trong vai trò người giúp đỡ để trợ giúp người khác giải quyết vấn đề của họ bằng bất cứ hình thức, phương pháp nào - có thể là chia sẻ tâm tình, khuyên nhủ răn đe … Trong lĩnh vực tâm lý học, trợ giúp tâm lý là một khái niệm dùng để chỉ một hoạt động – một công việc giúp đỡ cho người đang có khó khăn tâm lý để họ vượt qua các trở ngại tâm lý cũng nhƣ là thực hiện đƣợc điều họ mong muốn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, trong cuốn Từ điển tâm lý học có viết “Trợ giúp tâm lý là một lĩnh vực ứng dụng của tâm lý học thực hành, hướng đến việc nâng cao sự am hiểu tâm lý xã hội của con người.
Trợ giúp tâm lý đƣợc tiến hành cho cả cá nhân, nhóm cũng nhƣ tổ chức” [1, 940].
Trong thực tế có ba loại trợ giúp tương ứng với ba kiểu người trợ giúp: nhóm người trợ giúp thứ nhất là “người trợ giúp không chuyên nghiệp” nhóm này bao gồm những người không qua đào tạo, huấn luyện chính thức về các kỹ năng trợ giúp chuyên biệt. Đặc điểm của nhóm này là sự trợ giúp của họ có thể chỉ xảy ra nhất thời trong mối quan hệ tạm thời với đối tượng của họ. Nhóm người trợ giúp thứ hai là “Người trợ giúp bán chuyên nghiệp”. Trong nhóm này, người trợ giúp là những người có công việc liên quan trực tiếp đến lĩnh vực trợ giúp. Họ cũng có thể đƣợc đào tạo, tập huấn ngắn hạn về các lĩnh vực trợ giúp hoặc có kinh nghiệm từ mối quan hệ trợ giúp. Nhóm người trợ giúp thứ ba là “người trợ giúp chuyên nghiệp”. Nhóm này bao gồm những người được đào tạo sâu và chuyên biệt về những kiến thức kỹ năng tâm lý, hành vi con người, kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề theo chuyên ngành của họ để có thể đáp ứng với đối tƣợng mà họ giúp đỡ như người làm nghề tâm lý học, tham vấn, công tác xã hội, tâm thần học. Các ngành
trợ giúp chuyên nghiệp này phản ánh những mối quan hệ trợ giúp khác nhau, nhƣ mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân, nhà tham vấn với thân chủ, khách hàng, cán sự xã hội với đối tƣợng/thân chủ, nhà trị liệu tâm lý với thân chủ/bệnh nhân.
Hầu hết những người trợ giúp chuyên nghiệp đều có mối quan hệ trợ giúp chính thức [2, 12].
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của nhóm đối tượng thứ 3 là nhóm người trợ giúp chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, “Khách hàng có nghĩa là một bên hoặc các bên tham gia một dịch vụ tâm lý liên quan đến giảng dạy, giám sát, nghiên cứu, thực hành chuyên nghiệp trong tâm lý học. Khách hàng có thể là cá nhân, cặp vợ chồng, những cặp, gia đình, nhóm người, tổ chức, cộng đồng, hỗ trợ, hoặc những người vận hành hoặc trả tiền cho các hoạt động chuyên nghiệp”[34]. Có thể thấy, đối tƣợng khách mà nhà tâm lý làm việc rất rộng; tuy nhiên trong đề tài này khái niệm khách hàng hoặc thân chủ đƣợc sử dụng để chỉ đối tƣợng trong mối quan hệ tham vấn, trị liệu - người có khó khăn về tâm lý và nhận sự trợ giúp chuyên nghiệp từ một chuyên viên tâm lý học. Nhƣ vậy, với đề tài này khái niệm Mối quan hệ trợ giúp tâm lý đƣợc hiểu là “Mối quan hệ công việc có giá trị về mặt nghề nghiệp và pháp lý giữa một người trợ giúp chuyên nghiệp – nhà tham vấn, nhà trị liệu với thân chủ, khách hàng - người có khó khăn tâm lý”.
2.3.2.Đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của tâm lý học
Trong thực tế, không chỉ Tâm lý học mà còn khá nhiều các ngành khoa học lân cận – những ngành nghề bảo vệ quyền lợi của con người như: luật sư, y tế, công tác xã hội, xã hội học… đều có thể sử dụng khái niệm “mối quan hệ trợ giúp” khi nói về mối quan hệ giữa nhà chuyên môn và khách hàng của họ.
Nếu trong Tâm lý học, mối quan hệ trợ giúp là mối quan hệ giữa nhà tâm lý và khách hàng thì trong y tế, mối quan hệ trợ giúp đƣợc xem là mối quan hệ giữa bác sĩ chuyên khoa và bệnh nhân. Quy ƣớc đạo đức ngành y của Hiệp hội Y khoa thế giới (World Medical Association – 1949) có quy định rất rõ về nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với bệnh nhân bao gồm: thứ nhất, tôn trọng sinh mạng của con
người. Thứ hai, hành động vì lợi ích của bệnh nhân. Thứ ba, tuyệt đối trung thành với bệnh nhân, bất cứ khi nào phương pháp điều trị hay xét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu đến một chuyên gia khác. Thứ tư, tôn trọng quyền riêng tƣ của bệnh nhân, không tiết lộ bất cứ thông tin nào về bệnh nhân cho bất cứ ai, nếu không có sự đồng thuận của bệnh nhân. Thứ năm, cung cấp dịch vụ chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp. Cuối cùng, không quan hệ tình dục với bệnh nhân, không lợi dụng mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân [42].
Với nghề Luật, cuốn sách “Luật sƣ và những vấn đề đạo đức nghề nghiệp” của tác giả Nguyễn văn Tuân (2004) đã lột tả về thực trạng vấn đề đạo đức của Luật sƣ;
đồng thời đi sâu và làm rõ các quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của Luật sƣ trong quan hệ với khách hàng, với cơ quan nhà nước, với đồng nghiệp. Qua đó, yêu cầu nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của luật sƣ Việt Nam . Riêng vấn đề đạo đức trong mối quan hệ giữa luật sƣ và khách hàng chiếm tới 1/3 số điều lệ (quy tắc 6 đến quy tắc 14). Trong đó có quy định rất rõ về cả thái độ, thẩm quyền và trách nhiệm khi nhận vụ việc của khách hàng; việc bảo mật cho tới việc giải quyết xung đột về lợi ích về việc tiếp nhận hoặc từ chối cụ việc của khách hàng, nhận thù lao hay việc chấm dứt mối quan hệ trợ giúp; thậm chí quy định về việc tiếp nhận khiếu nại của khách hàng. Đặc biệt bản quy điều cũng quy định rất rõ những điều mà luật sƣ không đƣợc làm với khách hàng của mình [15, 65].
Bên cạnh đó, trong mối quan hệ trợ giúp giữa nhân viên công tác xã hội và thân chủ cũng có những quy định về đạo đức tương ứng trong mỗi bản quy điều đạo đức riêng của từng quốc gia và một trong số đó: Bộ quy điều đạo đức nghề công tác xã hội của Hiệp hội các nhân viên công tác xã hội Canada (CASW – 2015) có đưa ra các quy định về trách nhiệm đạo đức của người nhân viên xã hội đối với khách hàng của họ. Trong đó, bao gồm những quy định nhƣ: thứ nhất, ƣu tiên lợi ích của khách hàng thể hiện trong việc luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, không phân biệt đối xử, bảo vệ quyền lợi của khách hàng đặc biệt những khách hàng có năng lực suy giảm. Thứ hai, tôn trọng đa dạng văn hóa. Thứ ba, quyền đƣợc thông báo của khách hàng. Thứ tƣ, là trách nhiệm trong việc tôn trọng quyết
định của khách hàng và hành động dựa trên cơ sở tự nguyện của khách hàng. Thứ năm là nguyên tắc bảo mật. Thứ sáu là tránh những tổn hại, bảo vệ những thành viên dễ bị tổn thương. Thứ bảy là vấn đề lưu giữ và xử lý hồ sơ của khách hàng. Cuối cùng là việc quy định về việc gián đoạn dịch vụ hoặc chấm dứt mối quan hệ trợ giúp [41].
Đối với nghề tâm lý, mỗi một hiệp hội các nhà tâm lý học ở các nước khác nhau đều có những bộ quy điều đạo đức hành nghề riêng và thường xuyên được điều chỉnhcho phù hợp với từng giai đoạn phát triển củ ngành nghề. Trong mỗi bộ quy điều đạo đức nghề tâm lý đều có những quy định rất rõ ràng đối với người trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp về mối quan hệ với khách hàng hay còn gọi là “đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của tâm lý học”. Từ bảng 1.1 (xem ở phụ lục 3) có thể thấy đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của tâm lý học là những quy điều đạo đức đƣợc đặt ra cho những nhà tâm lý học khi đặt trong mối quan hệ trợ giúp cho khách hàng. Những quy điều đạo đức trong mối quan hệ này tạm thời đƣợc chia thành 8 nhóm chính bao gồm những vấn đề sau: lợi ích của khách hàng, bảo mật thông tin, quyền đƣợc thông tin, mối quan hệ kép, tôn trọng khách hàng, vấn đề về chuyển giao và gián đoạn dịch vụ, vấn đề tránh làm tổn hại cho TC và cuối cùng là vấn đề tìm kiếm lợi ích cá nhân từ mối quan hệ với khách hàng. Trong mỗi nhóm quy điều đạo đức bao gồm các nguyên tắc tương đối chi tiết được quy định cụ thể về trách nhiệm của người làm trợ giúp chuyên nghiệp với khách hàng của mình.
Nhƣ vậy có thể thấy, với một số ngành có đặc thù về công việc trợ giúp tâm lý thì vấn đề đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý giữa nhà chuyên môn và khách hàng có những điểm tương đồng tương đối lớn. Trên thế giới hầu hết các nước có các ngành trợ giúp phát triển thì trong mỗi lĩnh vực, ngành nghề riêng đều có những bản quy điều đạo đức áp dụng riêng cho những người thuộc ngành nghề đó. Chia sẻ về vấn đề này, những chuyên gia xây dựng bộ quy điều đạo đức nói chung và những nguyên tắc, quy điều đạo đức dành cho mối quan hệ trợ giúp tâm lý