Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
Nhu cầu là cái gì đó được cho là cần thiết, đặc biệt khi nó được cho là thiết yếu cho sự sinh tồn của một con người, một tổ chức hay bất kỳ thứ gì khác [8, 416].
Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow được xem là cha đẻ của lý thuyết nhu cầu. Theo ông, hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ.
Nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau theo thứ tự từ thấp đến cao về tầm quan trọng. Thang nhu cầu của ông chia làm hai cấp: cấp thấp và cấp cao.
(Nguồn: Trương Phúc Hưng (2005), Các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội, NXB ĐHQGHN, Hà Nội)
+ Nhu cầu cấp thấp gồm hai nhu cầu về vật chất (1) và an toàn (2). Nhu cầu về vật chất là nhu cầu tối thiểu nhưng cần thiết nhất đảm bảo cho con người tồn tại bao gồm các hành vi: ăn, uống, mặc, ở, ngủ nghỉ, đi lại… Nhu cầu về an toàn không bị đe dọa về sức khỏe, tính mạng, công việc, gia đình.
Nhu cầu này thể hiện trong cả thể chất và tinh thần.
+ Nhu cầu cấp cao gồm ba nhu cầu về xã hội (3), tôn trọng (4) và phát triển (5). Nhu cầu về xã hội là các nhu cầu về tình yêu thương, được chấp nhận và được tham gia vào tổ chức, đoàn thể nào đó trong xã hội. Khi thỏa mãn
1 1 2 3 1 4 5
Biểu 1.1. Tháp nhu cầu của Abraham Maslow
được nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì con người có xu hướng được tôn trọng và ghi nhận những giá trị cá nhân như quyền lực, địa vị, uy tín… Cao nhất trong thang nhu cầu của con người là nhu cầu được phát triển toàn diện.
Theo ông, khi con người thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp đến một mức độ nhất định sẽ nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn.
Quá trình nghiên cứu kỹ năng, trọng tâm là kỹ năng giao tiếp của SVDTTS chính là tập trung tìm hiều về nhu cầu xã hội, nhu cầu tôn trọng và nhu cầu phát triển. Xem xét các nhu cầu nào đã được đảm bảo, nhu cầu nào chưa được đảm bảo, đảm bảo ở mức độ nào, có ưu tiên đáp ứng nhu cầu nào trước, nhu cầu nào sau hay theo trình tự các bậc nhu cầu của nhà tâm lý học A.Maslow.
1.2.2. Thuyết nhận thức-hành vi
Khái niệm về nhận thức: Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.
Khái niệm về hành vi: Hành vi là xử sự của con nguời trong 1 hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định.
Các quan điểm về hành vi và nhận thức xuất phát từ hai dòng tác phẩm tâm lý học có liên quan. Về mặt lịch sử, lý thuyết học hỏi xuất hiện đầu tiên và phát triển trong TLH lâm sàng sử dụng trị liệu hành vi dựa trên nghiên cứu của TLH. Sheldon (1995) biểu đạt bản chất của lý thuyết này là việc tách biệt ý thức và hành vi. Các quan điểm tâm động học và quan điểm truyền thống lại cho rằng hành vi xuất phát từ một quá trình thực hiện theo ý thức của chúng ta, điều này có nghĩa là hành vi của con người xuất hiện dựa trên ý thức của họ. Nhưng lý thuyết học hỏi cho rằng chúng ta không thể biết được điều gì đang xảy ra trong ý thức của ai đó. Do đó, chúng ta chỉ có thể trị liệu tập trung đến việc giải quyết các vấn đề làm thay đổi hành vi mà không quan tâm
đến những vấn đề biến đổi nào có thể xảy ra trong ý thức của chúng ta trong quá trình này.
Lý thuyết học hỏi xã hội của Bandura (1977) mở rộng thêm quan điểm này và cho rằng hầu hết các lý thuyết học hỏi đạt được qua nhận thức của con người và suy nghĩ về những điều mà họ đã trải nghiệm qua. Họ có thể học hỏi qua việc xem xét các ví dụ của người khác và điều này có thể áp dụng vào việc trị liệu.
Như vậy lý thuyết nhận thức - hành vi là một phần của quá trình phát triển lý thuyết hành vi và trị liệu, gần đây lại được xây dựng trên lý thuyết học hỏi xã hội. Nó cũng phát triển vượt qua khỏi hình thức về trị liệu của lý thuyết trị liệu thực tế (Glasser- 1965) được các tác giả như Beck (1989) và Ellis (1962) đưa ra. Lý thuyết nhận thức - hành vi đánh giá rằng: Hành vi bị ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc các lý giải về môi trường trong quá trình học hỏi. Như vậy, rõ ràng là hành vi không phù hợp phải xuất hiện từ việc hiểu sai và lý giải sai. Quá trình trị liệu phải cố gắng sửa chữa việc hiểu sai đó, do đó, hành vi chúng ta cũng tác động một cách phù hợp trở lại môi trường. Theo Scott (1989), có nhiều cách tiếp cận khác nhau như theo quan điểm của Beck là đề cập tới cách tư duy lệch lạc về bản thân (“mình là đồ bỏ đi..), về cuộc sống của chúng ta, về tương lai của chúng ta đang hướng đến những nỗi lo âu và căng thẳng; quan điểm của Ellis có trọng tâm về những niềm tin không hợp lý về thế giới và quan điểm trọng tâm của Meincheanbeum (1977) về những mối đe dọa mà chúng ta trải qua.
Được xây dựng nên từ những lý thuyết trên mà ngành công tác xã hội truyền thống đã lộ ra những bất cập và những hạn chế. Cho đến những năm 1980, các lý thuyết nhận thức mới thiết lập được một vị thế trong lý thuyết công tác xã hội chủ yếu là thông qua công trình nghiên cứu của Goldstein (1982, 1984), đây là người tìm kiếm quan điểm mang tính nhân văn vào các lý thuyết này. Quan điểm nhân văn cho rằng, chỉ có cái hiện thực là vấn đề
được nhận thức và được hiểu, hiện thực của thân chủ cần được tôn trọng và chấp nhận do đó không được phủ nhận nhận thức của thân chủ và công kích họ. Thành tố về sự chấp nhận này đã mang lại hiệu quả cao hơn và mang tính tự nhiên hơn so với những quan điểm truyền thống của Công tác xã hội.
Vận dụng lý thuyết nhận thức, hành vi trong nghiên cứu chúng ta tìm hiểu và đánh giá được khả năng nhận thức của sinh viên đang theo học tại trường CĐSP, qua quá trình khảo sát sinh viên của các dân tộc, sinh viên của các khoa, nói chung các em cũng đã có một số các kỹ năng cần thiết nhưng các kỹ năng nào còn hạn chế, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Từ đó, chúng ta đưa ra các hoạt động cụ thể để tác động vào mặt nhận thức giúp các em có những hành vi tương ứng để tăng khả năng giao tiếp, có như vậy thì mới đảm bảo cho việc học tập và công tác của các em.
Mặt khác, trên cơ sở lý thuyết nhận thức hành vi, tìm hiểu được nhận thức của cán bộ giảng viên, các tổ chức đoàn thể, các phòng ban của nhà trường CĐSP nhận thức về vấn đề này như thế nào. Và vai trò của các lực lượng này là quan trọng và cần thiết, phải có sự phối hợp động bộ, nhịp nhàng thì việc giáo dục các kỹ năng nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng cho sinh viên dân tộc thiểu số của trường ngày càng đạt hiệu quả hơn.
1.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động công tác xã hội nhóm đối với sinh viên dân tộc thiểu số.
1.3.1. Các văn bản chỉ đạo của Trung ương
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề dân tộc, trong đó có nhiều chính sách hỗ trợ cho SV là người dân tộc thiểu số:
Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ miễn giảm học phí, chi phí học tập cho HSSV dân tộc thiểu số.
Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quyết định phê duyệt đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc tất ít người giai đoạn 2010-2015.
Công văn số 209/TTg-KGVX ngày 3/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với trẻ em, HS-SV dân tộc rất ít người.
Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với SV là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.
Thông tư liên tịch số 35/2014/TTLT-BGD ĐT-BTC của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với SV là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục Đại học.
Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với HSSV học cao đẳng, trung cấp.
Thông tư số 12/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGD ĐT- BTC ngày 16/6/2016 về việc hướng dẫn thực hiện chính sách nội trú quy định tại Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng chính phủ về chính sách nội trú đối với HSSV học Cao đẳng, trung cấp.
1.3.2. Quan điểm của Tỉnh Lào Cai về chính sách đối với việc đào tạo và sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số
1.3.2.1. Bồi dưỡng gắn với sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số
Trong nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIV (2010 – 2015), Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã ban hành đề án chuyên đề về “Quy hoạch đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ chuyên môn và kỹ thuật tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 – 2015”, cử tuyển đào tạo đại học theo địa chỉ con em dân tộc
thiểu số tại các trường trung ương được 158 học sinh; đào tạo trung cấp, cao đẳng tại tỉnh được 1.420 HSSV.
1.3.2.2. Thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về cán bộ dân tộc thiểu số, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều chủ trương, chính sách đặc thù của địa phương trong đó có trên 10 chỉ thị, nghị quyết, quyết định đặc thù về công tác cán bộ người dân tộc thiểu số như: Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 của UBND tỉnh ban hành quy định về ưu tiên tuyển dụng người dân tộc thiểu số vào các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 - 2016…
Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số vừa là nội dung có ý nghĩa lý luận cơ bản trong tổng thể phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đất nước, vừa là một vấn đề thực tiễn cấp bách trong giải quyết vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc tại Lào Cai. Thực hiện tốt công tác cán bộ người dân tộc thiểu số đã và đang góp phần quan trọng trong hành trình đưa Lào Cai sớm về đích, hoàn thành mục tiêu trở thành một tỉnh phát triển khu vực trung du miền núi phía Bắc. [8]
Kết luận chương 1
Công tác XH nhóm có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và can thiệp vào việc khắc phục những khiếm khuyết, hạn chế của các nhóm XH cần được giúp đỡ. Việc áp dụng công tác XH nhóm góp phần quan trọng vào việc cải thiện một số thực trạng XH ở quy mô nhỏ và vừa, góp phần
tạo những hiệu ứng XH tích cực, giảm thiểu, ngăn chặn và phòng ngừa những biểu hiện tiêu cực phát sinh do thực tiễn đời sống XH mang lại.
SV người dân tộc thiểu số có những đặc trưng riêng về phẩm chất, năng lực và các kỹ năng cơ bản. Bên cạnh những mặt mạnh thì các em còn những hạn chế và khó khăn nhất định cần được giúp đỡ. Vì vậy những định hướng của Đảng và Nhà nước về các vấn đề liên quan đến công tác SV, trong đó có SV người dân tộc thiểu số sẽ là những tiền đề lý luận quan trọng để đề tài tiếp tục nghiên cứu các vấn đề mà thực tiễn đặt ra.
Với việc hệ thống hóa các khái niệm công cụ, giúp đề tài có cơ sở lý luận quan trọng để giải quyết các vấn đề của thực tiễn đặt ra ở trường CĐSP Lào Cai nói riêng và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, nhất là việc giúp SV dân tộc thiểu số phát triển các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp bằng phương pháp công tác XH nhóm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng nhu cầu XH.