2.1. Khái quát về trường cao đẳng sư phạm Lào Cai
Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai được lập năm 1992 theo Quyết định số 155/QĐ-TC ngày 29/5/1992 của UBND tỉnh Lào Cai với tên gọi trường Trung học sư phạm Lào Cai. Đến tháng 10/2000, được nâng cấp thành trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai theo Quyết định số 4017/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày 02/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sứ mệnh của trường là đào tạo đội ngũ giáo viên hệ CĐSP, THSP và một số ngành CĐ ngoài sư phạm cho tỉnh nhà.
Có thể thống kê SV đang học tại trường theo địa bàn huyện, thành phố như sau:
Bảng 2.1: Sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai phân chia theo đơn vị hành chính
STT Huyện, thị TSSV Tỷ lệ % SVDTTS Tỷ lệ %
1 Bắc Hà 167 13.06 141 11.02
2 Si Ma Cai 125 9.8 103 8.05
3 Mường Khương 133 10.3 98 7.7
4 Bát Xát 105 8.2 91 7.1
5 Bảo thắng 154 12.04 55 4.3
6 Văn Bàn 201 15.7 145 11.3
7 Bảo Yên 200 15.6 148 11.6
8 Sa Pa 114 8.91 86 6.7
9 TP Lào Cai 80 6.25 07 0.5
Tổng 1279 100 874 68.5
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
Năm học 2016-2017, trường có các khoa thực hiện đào tạo sinh viên:
Khoa Tự nhiên: Đào tạo sinh viên hệ cao đẳng sư phạm các chuyên ngành toán- lý; hoá - sinh; địa- sinh...
Khoa Xã hội: Đào tạo sinh viên hệ CĐSP các chuyên ngành Văn- sử;
Văn- giáo dục công dân; Thư viện, Việt Nam học…
Khoa Tiểu học - mầm non: Đào tạo sinh viên hệ CĐSP và trung học ngành tiểu học và mầm non.
Khoa ngoại ngữ - tin học: Đào tạo sinh viên chuyên ngành Anh văn, Trung văn; Tin học.
Tình hình chung về đội ngũ giáo viên của trường: Giáo viên giảng dạy có tinh thần trách nhiệm cao; luôn có ý thức trau dồi, nâng cao trình độ về chuyên môn, năng lực sư phạm...
Trường CĐSP Lào Cai hiện nay có tổng số 1279 sinh viên trong đó SV dân tộc thiểu số là 874 (chiếm 68,5%). Các em đến từ 9 huyện, thành phố trong tỉnh Lào Cai. Hầu hết các em đã dự thi đại học theo đề chung của Bộ giáo dục, Một số SV xét tuyển vào trường dựa trên học bạ THPT, ngoài ra có một số em được xét tuyển theo diện 30a dành cho học sinh thuộc diện dân tộc thiểu số đến từ các xã đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Khi được công nhận trúng tuyển nhà trường tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường, sắp xếp bố trí vào các lớp SV; khi vào trường CĐSP các em được hưởng các chế độ chính sách theo quy định và được tham gia các hoạt động do Đoàn trường, Hội SV, phòng CTHSSV, các khoa… tổ chức. Có phát động các phong trào hoạt động và có theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của SV; phân loại, xếp loại SV cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khoá học; tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân SV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; xử lý kỷ luật đối với SV vi phạm quy chế, nội quy.
Các em thuộc nhiều thành phần dân tộc, điều kiện học tập và rèn luyện khác nhau nên cũng có những khó khăn nhất định ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục - đào tạo của trường.
Đa số SV DTTS đều sinh sống ở những địa bàn miền núi khó khăn về kinh tế, hạn chế về giao lưu văn hóa, phương tiện truyền thông công nghệ hiện đại. Tuy vậy, có một số em sinh sống đan xen với các dân tộc khác trên một khu vực nhất định nên có sự học hỏi, ảnh hưởng và trao đổi lẫn nhau giữa các phong tục tập quán, hành vi lối sống và các giá trị, tinh hoa đều được các em học hỏi, duy trì, phát triển để các em cùng chia sẻ trong học tập và trong các hoạt động giáo dục khác.
Về trình độ nhận thức, một số SV DTTS có trình độ nhận thức rất tốt, tuy nhiên còn nhiều em có nhiều hạn chế. Điều này là do môi trường sống, điều kiện giao tiếp không được thuận lợi như những SV dân tộc Kinh. Tuy nhiên, khi tham gia vào học tập, tham gia vào đời sống xã hội, nhờ khả năng tự học hỏi, trau dồi và rèn luyện SV phần nào đã biết cách nhìn nhận, xem xét năng lực của bản thân để điều chỉnh ý thức, thái độ vào phương pháp học tập của họ sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Trong thực tế có một bộ phận SV DTTS thiếu quyết đoán, thiếu nhạy cảm trong việc vận dụng kiến thức vào thực tế và có một sức ỳ lớn, tạo ra sự rụt rè, nhút nhát không dám khẳng định bản thân, kìm hãm tính ham hiểu biết, óc tò mò, sáng tạo, gặp nhiều khó khăn đối với các kĩ năng học tập, khó thích ứng được với những yêu cầu của nhiệm vụ học tập.
Về đời sống tình cảm các em biểu hiện bộc lộ cảm xúc, tìm cảm sâu sắc và bền vững. Thể hiện trong quan niệm sống coi trọng tình người, luôn mong muốn hướng đến tình cảm đẹp, gắn bó. Điều này bộc lộ rõ ở nhu cầu kết bạn với những người thân thiết, gần gũi, tạo được sự tin cậy ở các em. Với nét tính cách hồn nhiên, thật thà, trung thực các em luôn muốn tìm cho mình một người bạn thân thiết gắn bó khi mới vào trường đại học. Xuất hiện nhu cầu có những người bạn đồng hành, đồng cảm, chia ngọt, sẻ bùi ngày một gia tăng.
Về mối quan hệ xã hội, phần lớn SV DTTS có tính cách trầm, ít nói, không cởi mở, tự ti, có ít bạn thân, sống thu mình, hạn chế giao tiếp. Chỉ một
số ít SV DTTS có tính cách cởi mở, hòa đồng, những em này đa phần là sinh sống ở những thị xã, thị trấn.
2.2. Thực trạng một số kỹ năng của sinh viên dân tộc thiểu số trường cao đẳng sư phạm Lào Cai
2.2.1. Một số hoạt động của sinh viên tại trường cao đẳng sư phạm Lào Cai
Hoạt động học tập: SV cần học tập hoàn thành các học phần đại cương và chuyên ngành với 110 tín chỉ trong 3 năm (Đối với SV học theo tiến độ bình thường). Các em học tập trên lớp dưới sự hướng dẫn của GV trong trường. Để hoàn thành khối lượng học tập đó SV phải dành thời lượng gấp đôi thời gian học trên lớp để thực hiện nhiệm vụ tự học (bao gồm: Nghiên cứu trước bài học, làm bài tập, tham gia thực hành, thực tế, làm bài tập nhóm, NCKH, tham gia các dự án học tập…).
Tuần sinh hoạt công dân - SV vào đầu khoá, đầu năm và cuối khóa học để sinh viên có thể biết và nhận thức được những việc bản thân các em được làm và phải thực hiện trong quá trình tham gia học tập và rèn luyện tại trường.
Các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi SV năm tốt, Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác.
Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho SV; tổ chức cho SV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác;
Tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với SV, giao ban công tác HSSV hàng tháng nhằm phản ánh tâm tư, nguyện vọng của HSSV đến các tổ chức và lãnh đạo nhà trường. Thông qua đối thoại dân chủ và bình đẳng, nhiều vấn đề về tư tưởng, hướng nghiệp, chế độ chính sách…
đối với HSSV được giải quyết một cách kịp thời. Đây cũng là cơ sở quan trọng để Đảng ủy, BGH nhà trường xây dựng chiến lược và kế hoạch đối với các vấn đề về HSSV.
Theo dõi công tác phát triển Đảng trong SV; tạo điều kiện thuận lợi cho SV tham gia tổ chức Đảng, các đoàn thể trong trường; phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị – xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của SV, tạo điều kiện cho SV có môi trường rèn luyện, phấn đấu.
Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho SV thông qua vai trò của GVCN, cố vấn học tập, hoạt động của các tổ chức đoàn, hội và các hoạt động tập thể… giúp SV định hình phương pháp học tập, hình thành động cơ học tập đúng đắn, chuẩn bị tốt các hành trang cần thiết để các em vững tin bước vào nghề sau khi tốt nghiệp ra trường.
Ngoài ra nhà trường còn tạo điều kiện cơ sở vật chất cho SV luyện tập thể dục, thể thao; sinh hoạt các câu lạc bộ và các hoat động thiện nguyện khác.
Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với SV về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và các chế độ khác có liên quan đến SV. Tạo điều kiện giúp đỡ SV khuyết tật, SV diện chính sách, SV có hoàn cảnh khó khăn.
Để đánh giá kỹ năng của SV DTTS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi ý kiến kết hợp với trao đổi trực tiếp với GV và SV (gồm SV dân tộc kinh và SV DTTS), dự giờ quan sát một số hoạt động học tập trong các tiết học và hoạt động tập thể của sinh viên. Mục đích của việc khảo sát là nhằm tìm hiểu thực trạng trạng kỹ năng học tập, tham gia các hoạt động, cũng như nhu cầu và khó khăn của GV, SV DTTS về vấn đề thể hiện, tham gia các hoạt động nhóm, vai trò của GV và SV DTTS trong việc rèn kỹ năng của sinh viên sư phạm.
2.2.2. Thực trạng kỹ năng của sinh viên dân tộc thiểu số.
2.2.2.1. Nhận thức của giáo viên và sinh viên dân tộc thiểu số về kỹ năng và vai trò của việc phát triển kỹ năng trong học tập, tham gia hoạt động
Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi 1, 2 trong phiếu điều tra.
Khi được hỏi về nhận thức, sự cần thiết của kỹ năng, lý do cần có kỹ năng có 95,3% số giảng viên và sinh viên được hỏi ý kiến đã khẳng định rằng: Kỹ năng của SV là khả năng SV vận dụng các kiến thức, hiểu biết vào thực hiện các hoạt động thực tiễn, các nhiệm vụ chung dưới sự điều khiển của GV; 91,1% số GV và SV trả lời: Kỹ năng cần được phát triển ở SVDTTS bởi vì sẽ nâng cao được trình độ của sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường... Các em sẽ tự mình tích lũy, thể hiện bản thân để giảng viên phát hiện và giáo dục, điều chỉnh, định hướng cho SV qua học tập và rèn luyện trong trường cũng như sau này ra môi trường công tác. Tỷ lệ GV và SV còn lại 4,7% cho câu hỏi 1 và 8,9% hiểu chưa đúng về kỹ năng và có ý kiến cho rằng chất lượng đào tạo của nhà trường phụ thuộc vào chính sự cố gắng của mỗi SV.
2.2.2.2. Biểu hiện kỹ năng của sinh viên trong các hoạt động Sử dụng câu hỏi 3 trong phiếu điều tra:
Kết quả thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2.. Giảng viên đánh giá kỹ năng của sinh viên
Kỹ năng 1 2 3 4 5
Kỹ năng thuyết trình % 10,7 16,1 46,4 14,3 12,5 3,02
Kỹ năng lắng nghe, tiếp nhận thông tin
% 8,9 16,1 39,3 19,6 16,1
3,18
Kỹ năng làm việc đồng đội % 16,1 16,1 41,7 12,5 14,3 2,9
Kỹ năng học và tự học % 14,3 12,5 42,9 16,1 14,3 3,0
Kỹ năng làm việc độc lập % 7,1 23,2 39,3 16,1 14,3 3,1
X
X
X X
X
X
Kỹ năng sáng tạo (ý tưởng, chiến lược, hành động)
% 10,7 12,5 51,8 10,7 14,3 3,1
Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập mối quan hệ
% 14,3 23,2 35,7 14,3 12,5 2,9
Kỹ năng giải quyết vấn đề % 12,5 14,3 35,7 19,6 17,9 3,2
Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn
% 10,7 14,3 46,4 12,5 16,1 3,1
Các kỹ năng khác 0
( Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) Ý kiến đánh giá của GV:
Kết quả điều tra (bảng 2.2) kết hợp với trò chuyện với một số GV dạy các khoa ở các học phần và quan sát biểu hiện kỹ năng của sinh viên trong các hoạt động cho thấy:
Chủ yếu SV thể hiện kỹ năng ở mức độ khá, tỷ lệ GV đánh giá là hơn 40% và tỷ lệ GV đánh giá cao nhất 51,8% ở kỹ năng sáng tạo và thấp nhất là kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ và kỹ năng giải quyết vấn đề là 35,7% GV đánh giá.
SV thể hiện kỹ năng ở mức tốt và rất tốt đạt được ở tất cả các kỹ năng nhưng chiếm tỷ lệ không cao, thứ tự các kỹ năng xếp theo điểm trung bình như sau:
Kỹ năng lắng nghe, tiếp nhận thông tin được 35,7% GV đánh giá với điểm trung bình cao nhất là 3,2.
Kỹ năng giải quyết vấn đề có 37,5% GV đánh giá với điểm trung bình là 3,2.
Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn có 28,6% GV đánh giá với điểm trung bình là 3,1.
Tiếp đó là các kỹ năng làm việc độc lập; Kỹ năng sáng tạo; Kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề; có 2 kỹ năng được 26,8% GV cùng đánh giá là kỹ
X
X
X
X
năng làm việc đồng đội với điểm TB 2,9 và kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ của sinh viên ở mức tốt và rất tốt thấp nhất 2,9.
Vẫn còn một số sinh viên có kỹ năng ở mức độ kém. Thấp nhất là kỹ năng làm việc đồng đội có 16,1% GV đánh giá; kỹ năng học và tự học và kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ cùng có có 14,3% GV đánh giá; Tiếp đó kỹ năng giải quyết vấn đề là 12,5%...
* Sinh viên tự đánh giá kỹ năng của bản thân:
Chúng tôi cũng sử dụng câu hỏi 3 trong phiếu điều tra trên SV tương tự như câu hỏi đối với GV: Anh/ chị đánh giá việc thể hiện các kỹ năng sau của sinh viên DTTS trong quá trình tham gia các hoạt động (học tập, đoàn thể) tại trường CĐSP Lào Cai bằng cách khoanh một chữ số phù hợp với quan điểm của anh/chị (1 = Thể hiện rất kém; 5 = Thể hiện rất tốt)
Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.3:
Bảng 2.3. Sinh viên tự đánh giá kỹ năng của bản thân
Kỹ năng Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
Kỹ năng thuyết trình
% 14,6 32,3 31,5 15,4 6,2 12,2 20,0 35,6 20,0 12,2 10,0 17,8 35,6 22,2 14,4
2,7 3 3,1
2,9 Kỹ năng lắng nghe,
tiếp nhận thông tin
% 9,2 32,3 36,9 13,9 7,7 10,0 16,7 40,0 21,1 12,2 8,9 15,6 35,6 22,2 17,8
2,8 3,1 3,2
3,0 Kỹ năng làm việc
đồng đội
% 19,2 36,9 28,5 9,2 6,2 11,1 15,6 45,6 15,6 12,2 11,1 14,4 42,2 17,8 14,4
2,5 3,0 3,1
2,9
Kỹ năng học và tự học
% 15,4 34,6 33,9 9,2 6,9 12,2 15,6 36,7 21,1 14,4 14,4 13,3 41,1 16,7 15,6
2,6 3,1 3,1
2,9 Kỹ năng làm việc độc
lập
% 6,9 32,3 34,6 17,7 8,5 10,0 13,3 43,3 20,0 13,3 7,8 14,4 40,0 17,8 20,0
2,88 3,13 3,3
X
X
X
X
X
3,1 Kỹ năng sáng tạo (ý
tưởng, chiến lược,hành động...)
% 19,2 36,9 29,2 8,5 6,2 10,0 14,4 46,7 16,7 12,2 8,9 15,6 46,7 16,7 12,2
2,5 3,1 3,1
2,9 Kỹ năng giao tiếp ứng
xử và tạo lập quan hệ
% 24,6 39,2 24,6 6,9 4,6 14,4 16,7 41,1 16,7 11,1 14,4 13,3 40,0 16,7 15,6
2,3 2,9 3,1
2,77 Kỹ năng giải quyết
vấn đề
% 16,9 29,2 34,6 12,3 6,9 10,0 17,8 35,6 22,2 14,4 10,0 16,7 52,2 18,9 13,3
2,6 3,1 3,4
3,05 Kỹ năng quản lý bản
thân và tinh thần tự tôn
% 13,9 34,6 30,8 10,0 5,4 10,0 13,3 45,6 16,7 14,4 8,9 12,2 48,9 15,6 14,4
2,4 3,1 3,1
2,9
( Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
X
X
X
X
Kết quả bảng 2.3 cho thấy:
Sinh viên tự đánh giá các kỹ năng của mình ở mức độ khác nhau.
Có sự tăng mức độ kỹ năng ở các khối lớp, mặc dù SV năm thứ 2 và 3 không có sự chênh lệch nhiều lắm về điểm trung bình nhưng tỷ lệ sinh viên biểu hiện kỹ năng ở mức tốt và rất tốt là đáng kể so với năm thứ nhất.
Ở SV năm thứ nhất: Sự đánh giá kỹ năng ở mức cao nhất với điểm TB 2,88 (chưa đạt đến mức độ khá) là kỹ năng làm việc độc lập với mức thể hiện kỹ năng tốt và rất tốt là 26,2% SV, tỷ lệ SV biểu hiện trung bình, kém là 39,2%; tiếp đó là kỹ năng lắng nghe, tiếp nhận thông tin với điểm TB 2,8 và tỷ lệ SV trung bình, kém là 41,5%; Kỹ năng thuyết trình với điểm TB 2,7;
Thấp nhất là kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ với điểm TB 2,3 và tỷ lệ SV có kỹ năng ở mức trung bình, yếu chiếm 63,8%.
Với SV năm thứ 2 và năm thứ 3: Sự chênh lệch nhiều nhất về điểm trung bình là 0,4 ở kỹ năng làm việc đồng đội; tiếp đó là kỹ năng làm việc độc lập; kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ cùng có điểm TB chênh lệch là 0,2... Kỹ năng sáng tạo chênh lệch 0,03. Thậm chí, ở kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn thì SV năm thứ 2 cao hơn sinh viên năm thứ 3 là 0,02.
Có một số kỹ năng, tỷ lệ sinh viên năm thứ 3 tự đánh giá đạt ở mức rất tốt cao hơn so với sinh viên năm thứ 2 như: Kỹ năng làm việc độc lập có tỷ lệ cao hơn 6,7%; Kỹ năng lắng nghe, tiếp nhận thông tin có tỷ lệ cao hơn 5,6%...
Chúng tôi so sánh theo điểm TB ý kiến đánh giá của GV và tự đánh giá của SV về kỹ năng học hợp tác trên lớp thông qua biểu đồ sau:
2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3
Kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề
Kỹ năng lắng nghe,
tiếp nhận thông tin
Kỹ năng phản hồi tích cực
Kỹ năng đánh giá, tự đánh giá
Kỹ năng làm việc độc lập
Kỹ năng sáng tạo
Kỹ năng tổ chức, điều hành, phối hợp các thành viên
Kĩ năng
phân tích
các lựa chọn
Kĩ năng ra quyết định
GV đánh giá SV đánh giá
Biểu đồ 2.1: So sánh kết quả ý kiến đánh giá của GV và tự đánh giá của SV về kỹ năng
Biểu đồ 2.1 cho thấy: GV luôn đánh giá kỹ năng của sinh viên cao hơn là SV tự đánh giá (chỉ có kỹ năng làm việc độc lập là thấp hơn 0,03). Nhưng điều đáng quan tâm nhất là cả GV và SV đều có ý kiến đánh giá kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ là thấp nhất (điểm TB là 2,9 và 2,8); thấp thứ 2 là kỹ năng làm việc đồng đội (GV đánh giá 2,9 và SV đánh giá 2,9); kỹ năng được sinh viên đánh giá cao nhất là kỹ năng giải quyết vấn đề với điểm TB 3,1 và GV đánh giá cao thứ 2 với điểm TB 3,2...
Trong 10 tiết dự, chúng tôi ghi nhận được: Đa số các nhiệm vụ hoạt động GV giao, chủ yếu tập trung ở một số SV, kết hợp quan sát chúng tôi nhận thấy là SV dân tộc Kinh là chủ yếu. Trong hoạt động nhóm, nhóm trưởng điều hành và thư ký ghi biên bản và báo cáo kết quả cũng vẫn là các em trên. HS DTTS trong nhóm chủ yếu chỉ ngồi nghe và quan sát.
Như vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng kỹ năng của sinh viên thông qua các hình thức tổ chức, phương pháp