Thị trường và khách du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận

Một phần của tài liệu khai thác giá trị văn hóa chăm phục vụ du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 26 - 31)

Chương 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN

2.2. Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch văn hóa Chăm ở tỉnh Ninh Thuận

2.2.1. Thị trường và khách du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận

2.2.1.1.Bối cảnh chung a) Bối cảnh quốc tế

Hiện nay, thế giới đang trong giai đoạn có nhiều biến động, cơ hội và thách

thức đan xen lẫn nhau trong đó nổi bật là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đang tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam trong đó có du lịch. Đặc biệt các diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện với thế giới. Mối quan hệ giữa các quốc gia và khu vực ngày càng phức tạp theo hướng song phương, đa 43

phương trong nhiều mặt từ chính trị, kinh tế cho đến văn hóa, môi trường… Toàn cầu hóa với vai trò là một xu thế khách quan đang thúc đẩy các nước trên thế giới và cả Việt Nam vừa hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau.

Suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009 trên phạm vi toàn thế giới bắt đầu có ảnh hưởng tiêu cực đến du lịch song về lâu dài, theo nhận định của hầu hết các chuyên gia, du lịch tiếp tục tăng trưởng và được coi là một ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, du lịch được coi như một trong những công cụ hữu hiệu giúp xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.

Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, những thay đổi hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, du lịch thiên nhiên… là những xu hướng nổi trội. Đồng thời chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Đây sẽ là xu hướng chính của du lịch thế giới trong tương lai.

b) Bối cảnh trong nước

Nhìn chung trong thời gian qua lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

tăng trưởng nhanh và liên tục song chưa ổn định và tốc độ tăng trưởng bắt đầu giảm so với các năm trước, năm 2009 tổng số khách du lịch đạt hơn 3,70 triệu lượt khách giảm gần 11% so với năm 2008. Năm 2012, số khách quốc tế đến Việt Nam là 6,8

triệu lượt, khách nội địa đạt 32,5 triệu lượt. Trong cơ cấu khách du lịch, tỷ trọng khách du lịch thuần túy chi trả cao và nghỉ dưỡng dài ngày còn thấp. Khách nội địa tăng lên nhanh chóng, khách du lịch ra nước ngoài có xu hướng tăng trưởng rõ rệt.

Thu nhập du lịch năm 2009 đạt hơn 65.000 tỷ đồng, GDP chiếm tỷ trọng 4,99%

GDP cả nước. Năm 2012 đạt 160.000 tỷ đồng, du lịch đóng góp 5% vào GDP cả 44

nước. Tuy nhiên chưa tương xứng nếu so sánh với quy mô phát triển.

Hệ thống kết cấu hạ tầng được nhà nước quan tâm hỗ trợ và thu hút được các thành phần tham gia đầu tư. Cơ sở vật chất của ngành du lịch được đầu tư và nâng cấp, đầu tư du lịch được đẩy mạnh, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư khu vực tư nhân tăng nhanh, có những đột phá tuy nhiên nhìn chung vẫn còn manh mún, dàn trải về quy mô, tự phát, tính đồng bộ thấp. Hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở lưu trú và dịch vụ phát triển nhanh, chất lượng bước đầu được nâng lên tuy nhiên chưa đủ sức thay đổi căn bản diện mạo của ngành.

Theo dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam, dự kiến năm 2013 số lượng

khách quốc tế đạt 7,2 triệu lượt (tăng 5,15% so với năm 2012), phục vụ 35 triệu lượt khách nội địa (tăng 7,69% so với năm 2012). Tổng thu từ khách du lịch đạt 190.000 tỷ đồng (tăng 18,75% so với năm 2012) và năm 2015 ngành du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số tương ứng năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế, 45-48 triệu khách nội địa. Doanh thu từ du lịch dự kiến sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020.

Biểu đồ 1: Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2011 (Các biểu đồ tham khảo từ nguồn: Quyết định số 70/2011/QĐ-UBND ngày

22/12/2011 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm: 2011 - 2015.)

45

2.2.1.2. Vị trí, vai trò của ngành du lịch

a) Vị trí du lịch Ninh Thuận trong mối liên hệ du lịch khu vực

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định Ninh Thuận thuộc vùng du lịch Duyên hải Nam Trung bộ (gồm 8 tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận). Nét tương đồng và đặc trưng cơ bản của vùng là du lịch biển, đảo gắn với các di sản văn hóa đặc sắc và hệ sinh thái đa dạng.

Trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Ninh Thuận không phải là tỉnh có tiềm lực mạnh về kinh tế - xã hội. Ninh Thuận đứng thứ 7/8 tỉnh về diện tích và đứng thứ 8/8 tỉnh về dân số trong vùng. Các chỉ tiêu về kinh tế của tỉnh xếp hạng thấp nhất so với các tỉnh trong vùng (Chi tiết một số chỉ tiêu về kinh tế của Ninh Thuận so với các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2009, xin xem Phụ lục 2).

Tuy nhiên, xét về tiềm năng du lịch Ninh Thuận là tỉnh có nhiều lợi thế so với các tỉnh khác trong vùng. Ninh Thuận có vườn quốc gia Núi Chúa và nhiều thắng cảnh như: bãi biển Ninh Chữ, Cà Ná, các di tích lịch sử quý giá: tháp Pôklông Garai, Pôrômê, Hoà Lai,... tạo liên kết với các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch biển, đảo gắn với hệ thống di sản. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đánh giá khu du lịch nghỉ dưỡng biển Ninh Chữ của Ninh Thuận là một trong các khu vực tiềm năng để phát triển thành khu du lịch quốc gia.

Mặc dù vậy trong những năm vừa qua, vị trí và vai trò của Ninh Thuận trong du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ còn rất nhỏ bé. Các số liệu thống kê đã chứng minh thực trạng này:

- Về khách du lịch: Năm 2011, Ninh Thuận xếp 6/8 tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ về lượng khách du lịch; tỷ trọng khách du lịch của Ninh Thuận trong

vùng mới đạt 6,51%; khách quốc tế đạt 2,26% và khách nội địa đạt 7,70%.

46

Biểu đồ 2: Hiện trạng lượng khách du lịch đến các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ năm 2011

- Về thu nhập du lịch: Năm 2011 Ninh Thuận xếp 7/8 tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ về thu nhập từ du lịch; tỷ trọng thu nhập từ du lịch của Ninh Thuận trong Vùng mới đạt 3,33%.

Biểu đồ 3: Hiện trạng thu nhập du lịch các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ năm 2011

- Về cơ sở lưu trú du lịch: Năm 2011 Ninh Thuận xếp 7/8 tỉnh trong vùng

Duyên hải Nam Trung bộ về cơ sở lưu trú du lịch; tỷ trọng về cơ sở lưu trú du lịch 47

của Ninh Thuận trong vùng mới đạt 4,65%.

Biểu đồ 4. Cơ sở lưu trú du lịch các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2011

(Chi tiết số liệu về khách du lịch, thu nhập du lịch và cơ sở lưu trú du lịch của Ninh Thuận so với các tỉnh trong Vùng Duyên hải Nam Trung bộ giai đoạn 2005 - 2011 xin xem Phụ lục 4.6, 4.7, 4.8).

b)Vai trò của du lịch Ninh Thuận đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, du lịch được đánh giá là một ngành có nhiều lợi thế để phát triển với chuỗi bãi biển, sông suối trong xanh sạch đẹp, không bị ô nhiễm với hệ thống lăng tháp và các di tích văn hóa khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các lọai hình tour du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng…Ninh Thuận có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Vị trí và vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thể hiện ở các số liệu sau: Trong tổng GDP của tỉnh, GDP du lịch năm 2011 đóng góp 6,72%. Phát triển du lịch còn kéo theo nhiều ngành kinh tế có liên quan như giao thông vận tải, đặc biệt là hàng không, thương mại, xây dựng, ... cùng phát triển.

Trong ngành thương mại, dịch vụ GDP du lịch năm 2011 đóng góp 17,91%. Nguồn vốn đầu tư vào thương mại du lịch năm 2011 chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm 18,80%

48

trong tổng mức đầu tư của toàn xã hội. Phát triển du lịch còn có những đóng góp tích cực trong việc quảng bá thương hiệu và văn hóa của tỉnh, đồng thời góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân (Chi tiết số liệu đóng góp của du lịch trong nền kinh tế tỉnh Ninh Thuận, xin xem Phụ lục 4.9).

Biểu đồ 5 Hiện trạng lượng khách du lịch đến Ninh Thuận giai đoạn 2005 - 2011

Tổng lượt khách du lịch đến Ninh Thuận giai đoạn 2005 - 2011 ngày càng tăng với tốc độ 24,28%/năm; năm 2011 đạt 820.500 lượt khách.

Biểu đồ 6: Hiện trạng lượng khách du lịch quốc tế đến Ninh Thuận giai đoạn 2005 - 2011

49

Lượng khách du lịch quốc tế đến Ninh Thuận giai đoạn 2005 - 2011 có xu

hướng tăng với tốc độ tăng trưởng cả giai đoạn đạt 28,05%/năm. Năm 2011 lượng khách quốc tế đến Ninh Thuận đạt 62.150 lượt khách, chiếm 7,6% lượt khách du lịch đến Ninh Thuận. Số ngày lưu trú của khách quốc tế ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2011 đạt 6,12%/năm.

Biểu đồ 7 Hiện trạng lượng khách du lịch nội địa đến Ninh Thuận giai đoạn 2005 - 2011

Khách nội địa cũng tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 -

2011 đạt 24%/năm. Năm 2011 lượng khách nội địa đạt 758.350 lượt khách, gấp 3,64 lần so với năm 2005.

Khách du lịch nội địa chủ yếu từ các đô thị lớn và có thành phần khá đa dạng.

Phần lớn khách du lịch nội địa ưu du lịch biển, tham quan các danh lam thắng cảnh, tham gia các hoạt động du lịch mang tính tín ngưỡng.

Phát triển du lịch nội địa tăng nhanh đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao

hiệu quả kinh doanh du lịch; hạn chế tác động khủng hoảng quốc tế, khu vực đến du lịch Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng (Chi tiết hiện trạng một số chỉ tiêu về khách du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2005 - 2011 xin xem Phụ lục 4.1).

Về thu nhập du lịch và đóng góp GDP:

50

Biểu đồ 8 Doanh thu toàn ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2005 - 2011

Cùng với sự phát triển du lịch, doanh thu toàn ngành du lịch ngày một tăng

với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2011 là 18,36%/năm và năm 2011 đạt 330 tỷ đồng. Năm 2011 du lịch đóng góp 6,72% trong GDP của tỉnh.

Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Ninh Thuận năm 2011 đạt 201.097 VNĐ/ngày (tương đương 9,71 USD/ngày).

(Chi tiết hiện trạng về mức chi tiêu bình quân của khách du lịch và doanh thu toàn ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2005 - 2011 xem phụ lục 4.3 và phụ lục 4.4).

Có thể nói trong hơn 15 năm qua, từ một ngành mà cơ sở, nền tảng còn nghèo

nàn, lạc hậu và chưa được đầu tư nhiều, du lịch Ninh Thuận đã không ngừng thay đổi và đạt được những thành quả đáng phấn khởi trên nhiều mặt. Điều này góp phần mang lại một diện mạo mới và một không khí đầy khởi sắc cho ngành du lịch, đồng thời có ý nghĩa không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của của địa phương.

Song nhìn nhận một cách khách quan, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt

được, ngành du lịch Ninh Thuận cũng còn rất nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Trước hết, mặc dù có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng những con số cụ thể đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có của địa phương.

51

Các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn thiếu và yếu, đặc biệt là trong vui chơi giải trí. Đội ngũ lao động chưa đáp ứng được cả về số lượng lẫn chất lượng chuyên môn nghiệp vụ. Việc quảng bá, xúc tiến du lịch còn chung chung, chưa có các khu du lịch, các chương trình du lịch trọng điểm. Tình trạng vệ sinh môi trường và buôn bán hàng rong, ăn xin… vẫn còn chưa được cải thiện. Ngoài ra, lượng du khách hàng năm có tỉ lệ tăng nhanh nhưng số lượng chung vẫn còn khiêm tốn so với các địa phương liền kề (Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng). Số ngày lưu lại của du khách chưa nhiều, công suất sử dụng buồng vì vậy cũng chưa cao. Quan trọng hơn, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt thấp và đóng góp một tỉ lệ rất nhỏ vào tổng thu ngân sách của tỉnh.

Riêng đối việc khai thác và phát triển loại hình du lịch văn hóa, ngành du lịch

Ninh Thuận còn thiếu sự quan tâm đúng mức. Các di tích lịch sử, văn hóa có giá trị du lịch chưa được ngành đầu tư, bảo vệ tương xứng với hoạt động khai thác. Trong những năm qua, loại hình du lịch này hầu như chỉ diễn ra một cách thụ động và tự phát trên cơ sở những cái có sẵn. Đây thực sự là một sự lãng phí đối với nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng và đặc sắc của địa phương. Những hạn chế trên đã làm cho du lịch Ninh Thuận vừa có sự cách biệt lại vừa thiếu bản sắc so với nhiều trung tâm du lịch lớn xung quanh như Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng,…

2.2.1.3. Vị trí, vai trò của du lịch văn hóa với ngành du lịch Ninh Thuận Năm 2000, với sự kiện Liên hoan văn hóa Chăm – Lễ hội Katê được tổ chức

lớn, số du khách đến tỉnh những ngày này ước lượng đạt khoảng 3.000 người. Con số này thực sự không nhỏ trong tổng số 76.893 lượt khách (chiếm khoảng gần 4,0%) của cả tỉnh trong năm này. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều khi mà số khách du lịch đến với các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh năm 2000 chiếm tỉ lệ đến 42% trong tổng số 76.893 du khách, và cũng có sự tăng đột biến lên hơn gấp đôi so với năm 1999 (76.893/38.255 lượt so với 32.292/14.256 lượt), trong khi năm 2001, tỉ lệ tăng so với năm 2000 lại không nhiều. Do đó, việc nghĩ đến một kết quả mang tính đột biến cao hơn của lễ hội Katê là hoàn toàn có cơ sở. Ngoài ra, từ đó đến nay, số lượng du khách đến với lễ hội Katê hàng năm cũng có sự tăng lên và đạt được con số khá cao.

52

Bảng 2.1: Bảng thống kê lượng khách du lịch đến tham dự lễ hội Katê của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận (ước lượng một số năm)

ĐVT Năm

2007 2008 2009 2010

Lượt khách Lượt 5.000 7.000

(Nguồn: Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh Ninh Thuận)

Trong số các tháp Chăm ở Ninh Thuận, tháp Po Klaong Girai là một trong

những điểm du lịch văn hóa thu hút khách du lịch nhiều hiện nay tại Ninh Thuận. Bảng 2.2 cho thấy lượng khách đến với di tích không ổn định.

Bảng 2.2: Bảng thống kê lượng khách và doanh thu hàng năm tại khu di tích tháp Po Klaong Girai

ĐVT Năm

2007 2008 2009 2010

- Lượng khách Lượt 49.839 50.097

+ Quốc tế Lượt 17.931 12.185

+ Nội địa Lượt 31.908 37.912

- Doanh thu Triệu đồng 329,850 559,764

+ Phí tham quan Triệu đồng 249,195 404,030

+ Dịch vụ Triệu đồng 80,655 155,734

(Nguồn: Ban quản lý di tích và Danh thắng tỉnh Ninh Thuận) Về cơ cấu khách du lịch phân theo loại hình du lịch:

53

Biểu đồ 8 Cơ cấu khách du lịch đến Ninh Thuận phân theo loại hình du lịch giai đoạn 2005 - 2011

Hoạt động khách đến Ninh Thuận chủ yếu đến với mục đích nghỉ dưỡng tắm biển là chính, thưởng thức văn hóa - ẩm thực, một số ít là tham quan nghiên cứu khoa học, lịch sử văn hóa các dân tộc Chăm, Raglay... Cơ cấu khách du lịch đến Ninh Thuận được phân theo các loại hình sau:

Cơ cấu khách du lịch với mục đích tham quan ngày càng tăng, tốc độ tăng

trưởng giai đoạn 2005 - 2011 đạt 3,45%/năm, năm 2011 chiếm 65% tổng số khách du lịch đến Ninh Thuận. Cơ cấu khách du lịch với mục đích thương mại giai đoạn 2005 - 2011 giảm, tốc độ tăng trưởng giai đoạn này là 1,44%/năm, năm 2011 chiếm 22% tổng số khách du lịch đến Ninh Thuận. Cơ cấu khách du lịch với mục đích giải

trí giai đoạn 2005 - 2011 giảm, tốc độ tăng trưởng giai đoạn này là 9,91%/năm, năm 2011 chiếm 8% tổng số khách du lịch đến Ninh Thuận.Cơ cấu khách du lịch với mục đích tìm hiểu các giá trị văn hóa giai đoạn 2005 - 2011 giảm, tốc độ tăng trưởng giai đoạn này là 7,53%/năm, năm 2011 chiếm 5% tổng số khách du lịch đến Ninh Thuận. (Chi tiết hiện trạng về cơ cấu khách du lịch đến Ninh Thuận phân theo loại hình du lịch giai đoạn 2005 - 2011 xin xem phụ lục 4.2).

Trong bối cảnh khôi phục và khởi sắc của hoạt động du lịch ở Ninh Thuận, loại

hình du lịch văn hóa cũng được đưa vào khai thác và đạt được những kết quả nhất định, 54

đóng góp một phần vào tổng thu nhập của ngành du lịch Ninh Thuận. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều đáng lưu ý:

- Lượng khách tham gia lễ hội Katê tăng đều lên so với các năm. Điều này thể

hiện công tác quảng bá trung tâm xúc tiến du lịch, chỉ đạo của tỉnh về phát triển du lịch lễ hội đang làm là hướng đi đúng, tiếp tục phát huy hơn nữa.

- Nhìn tổng lượng khách đến với di tích tháp Po Klaong Girai 2007-2008 tăng, nhưng đến năm 2009 có sụt giảm do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế. Từ năm 2010 – 2012 tăng nhẹ trở lại.

- So sánh thống kê 2.2 với biểu đồ 6: Hiện trạng lượng khách du lịch quốc tế

đến Ninh Thuận giai đoạn 2005 – 2011, thì tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến với Ninh Thuận luôn tăng, cả giai đoạn đạt 28,05%/năm. Nhưng lượng khách quốc tế đến với tháp Po Klaong Girai có xu hướng giảm sút mạnh, năm 2008 là 12.185 lượt, năm 2012 chỉ còn 2.628 lượt, giảm xuống 78,4%. Như vậy loại hình du lịch tìm hiểu các giá trị văn hóa Chăm nói riêng, văn hóa ở Ninh Thuận nói chung vẫn chưa thu hút khách du lịch quốc tế, chưa hấp dẫn với khách nội địa.

- Doanh thu tại tháp không tăng, ổn định theo từng năm. Doanh thu chủ yếu là từ bán vé tham quan. Những dịch vụ du lịch xung quanh các di tích vẫn chưa phong phú và thu hút để kích thích khách du lịch chi tiêu.

- Cơ cấu lượng khách du lịch với mục đích tìm hiểu các giá trị văn hóa qua các

năm là rất thấp chỉ đạt 5% so với các loại hình du lịch khác. Như vậy loại hình du lịch tìm hiểu các giá trị văn hóa Chăm ở Ninh Thuận vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy hết tiềm năng và thị trường cho loại hình du lịch này hiện nay là rất lớn.

Một phần của tài liệu khai thác giá trị văn hóa chăm phục vụ du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w