Bảo tồn di sản văn hóa Chăm trong du lịch

Một phần của tài liệu khai thác giá trị văn hóa chăm phục vụ du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 48 - 51)

Chương 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN

2.2. Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch văn hóa Chăm ở tỉnh Ninh Thuận

2.2.7. Bảo tồn di sản văn hóa Chăm trong du lịch

2.2.7.1. Những mặt đạt được trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa Chăm Công tác bảo tồn các giá trị văn hóa Chăm được Trung Ương, các ban ngành tỉnh Ninh Thuận rất được quan tâm:

- Chỉ thị số 121-CT/TW, ngày 26/10/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác đối với đồng bào Chăm nêu rõ: “Coi trọng các di sản văn hoá dân tộc, sưu tầm, khai thác, chọn lọc và nâng cao vốn văn hoá dân tộc Chăm, đáp ứng yêu cầu, tình cảm của đồng bào Chăm và làm phong phú kho tàng văn hoá Việt Nam”.

- Thông tư 03-TT/TW, ngày 17/10/1991 của Ban Bí thư cũng đã nêu: “Có kế hoạch bảo tồn, khai thác và phát huy vốn văn hoá dân tộc Chăm, trùng tu các ngôi Tháp Chăm, nhất là số Tháp đang ở tình trạng hư hỏng, khôi phục một số trung tâm văn hoá tiêu biểu của đồng bào Chăm, trước hết phục hồi trung tâm văn hoá Chăm ở khu vực Phan Rang. Tiếp tục thực hiện việc dạy chữ Chăm cổ, tái bản bộ sách giáo khoa chữ Chăm đáp ứng nhu cầu các trường học ở bậc tiểu học”.

- Chỉ thị 06/2004/CT-TTg, ngày 18/02/2004 của Chính phủ chỉ đạo: “Bộ Văn hoá Thông tin đầu tư, chỉ đạo, hỗ trợ các tỉnh có đông đồng bào Chăm làm tốt công tác bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá dân tộc Chăm”.

Từ việc chỉ đạo của Trung ương, công tác bảo tồn, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần bảo tồn các giá trị đặc sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, làm phong phú kho tàng văn hóa Việt Nam.

81

Hệ thống đền tháp, nơi diễn ra nhiều lễ hội quan trọng của người Chăm ở tỉnh

Ninh Thuận, trong đó có lễ hội Katê, vốn bị tàn phá, xuống cấp nặng nề do thời gian và chiến tranh, đã được trung ương và địa phương tiếp tục đầu tư nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Trường hợp khu di tích tháp Po Klaong Girai, năm 1995, bảo tàng tỉnh đã ký hợp đồng số 45 với công ty xây dựng số 2 ở địa phương để tiến hành khôi phục những đoạn còn lại của bức tường cổ bao quanh cụm tháp mà các chuyên gia đã phát hiện và lập bản vẽ vào năm 1985. Đoạn tường được khôi phục lần này có chiều dài 90,25m và có cấu trúc, trang trí giống như đoạn tường đã được trùng tu năm 1987. Số tiền thực hiện khoảng 200 triệu đồng lấy từ nguồn kinh phí chống xuống cấp do Bộ văn hóa – Thông tin đầu tư. Đối với công tác trông nom, bảo vệ khu tháp, đơn vị này đã bố trí bảo vệ trực liên tục 24/24, đồng thời, phối hợp với công an phường Đô Vinh để tăng cường an ninh cho khu di tích. Dưới chân ngọn đồi Trầu, một hệ thống tường bao và cổng vào cũng được xây dựng theo khuôn viên đồi. Ngoài ra, 320 cây keo lá tràm, cây Khuynh Diệp cũng được trồng trong khuôn viên dưới chân đồi để tạo cảnh quan và một nhà bán vé, một căn tin, hai nhà vệ sinh… đã được xây dựng để phục vụ cho khách tham quan (bảo tàng tỉnh Ninh Thuận). Đặc biệt, mới gần đây, dự án cụm văn hóa – du lịch Po Klaong Girai được triển khai và hoàn thành năm 2006 trên diện tích khoảng 10ha dưới chân đồi với vốn đầu tư lên đến 11 tỷ đồng.

Riêng tháp Po Romê, sau nhiều lần được gia cố, trùng tu trước đây, năm 2008, bảo tàng tỉnh đã cho tiến hành sửa chữa miếu Bà và phục chế lại các tượng Po Thanh Chil, Po Thanh Chan và bò thần Nadin bằng chất liệu đá. Cùng năm này, đền Po Inâ Nâgar cũng được thay rui, lách, ngói, sửa tường, bắt điện, xây cổng, xây tường thành, lót sân… bằng nguồn kinh phí do nhân dân trong thôn tự đóng góp.

Các cơ quan quản lý còn thường xuyên tiến hành các công việc mang tính định

kỳ như thu dọn vệ sinh, phát dọn cây cỏ trên tháp và trong khu di tích,… Tất cả những công việc này đã trực tiếp trả lại phần nào sự vững chắc về kết cấu, sự hoàn chỉnh và những vẻ đẹp về kiến trúc, điêu khắc, cảnh quan cho không gian đền tháp. Đồng thời, qua đó từng bước phục hồi lại những giá trị, ý nghĩa và sinh hoạt lễ hội, tâm linh quan trọng gắn với các công trình này vốn đã bị phai mờ theo thời gian.

82

Tiếp đó, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, ngành du lịch và các cơ quan chức năng của tỉnh đã phối hợp với cộng đồng người Chăm địa phương khuyến khích việc khôi phục lại những nghi thức truyền thống tốt đẹp, đặc trưng và có ý nghĩa về văn hóa, lịch sử trong các lễ hội. Đối với Katê, ngoài ban tế lễ là các chức sắc Bàlamôn, một ban điều hành gồm những người lớn tuổi và hiểu biết (thường là những thành viên trong ban phong tục của các thôn làng) được lập ra để giúp cho việc chuẩn bị và tổ chức lễ hội thật suôn sẻ, đúng với phong tục truyền thống. Thời gian diễn ra lễ hội (theo lịch Chăm) được thông báo sớm và phổ biến rộng rãi để các thôn làng và người dân có điều kiện thu xếp, sửa soạn. Đồng thời họ cũng chú ý chuẩn bị chu đáo các lễ vật dâng cúng, các nghi thức, các lời ca, điệu múa trong lễ hội sao cho đầy đủ và đúng với những quy định truyền thống trước đây. Đặc biệt, sau một thời gian không tiến hành do những khó khăn, cách trở, nghi thức đón y trang của các vị vua Chăm từ người Raglai trong lễ hội Katê đã được thực hiện trở lại. Riêng phần hội, nếu trước đây bị hạn chế và thu hẹp rất nhiều (thậm chí không tổ chức), thì những năm gần

đây, sinh hoạt này đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu của lễ hội Katê.

Mặt khác, hoạt động khai thác, phát triển du lịch trong thời gian qua chính là

yếu tố mang tính quyết định đối với sự hồi phục và duy trì của các nghề và làng nghề thủ công truyền thống của người Chăm, mà điển hình như dệt thổ cẩm (Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ), làm gốm (Bầu Trúc, Tuấn Tú)… Bên cạnh những chính sách kêu gọi, khuyến khích người dân duy trì và mở rộng việc sản xuất các sản phẩm thủ công của mình, địa phương mà trực tiếp là sở văn hóa thông tin, còn có sự hỗ trợ về mặt kinh phí nhằm xây dựng các làng nghề một cách quy mô theo những giá trị và nếp sống của các cộng đồng này. Tính từ năm 1994 đến khoảng năm 2003, làng Mỹ Nghiệp đã được đầu tư 100 triệu đồng để xây dựng và phát triển làng nghề theo hướng làng văn hóa. Các làng nghề khác như Chung Mỹ, Tuấn Tú, Bầu Trúc… cũng nhận được sự quan tâm hỗ trợ. Điều đó đã phần nào tạo thêm công ăn, việc làm giúp cải thiện đời sống kinh tế của các gia đình người Chăm, làm cho không gian thôn làng thêm khang trang, sạch đẹp.

Công tác bảo tồn các giá trị văn hóa Chăm ở Ninh Thuận đã đạt được nhiều

thành quả rất lớn. Trước là đã xây dựng Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh 83

Thuận, Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm. Phục hồi trùng tu, sửa chữa một số đền tháp, lưu giữ và phát triển các làng nghề truyền thống.

2.2.7.2. Những mặt hạn chế trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa Chăm Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác bảo tồn thì vẫn còn nhiều vấn đề chưa được:

Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm - Ninh Thuận thành lập hơn 20 năm qua nhưng đến nay trung tâm chưa trình ra các công trình nghiên cứu đáng kể và nhất là, chưa có hành động thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc. Trung tâm vẫn chưa có tạp chí của riêng mình.

Các đền, tháp Chăm được khám phá và công bố sớm và quan trọng nhất về

nghiên cứu văn hóa Chăm nhưng đến hôm nay bức màn bí ẩn về xây dựng tháp vẫn còn là bí ẩn. Từ đó các phương thức phục chế hay trùng tu chưa thể đáp ứng đúng thực tế yêu cầu. Nó tạo dị ứng cho không ít nhà nghiên cứu lẫn kẻ thưởng ngoạn.

Vài chục năm qua, các họa sĩ và điêu khắc gia Chăm vẫn chưa đóng góp gì nhiều vào bảo tồn và giới thiệu nền mĩ thuật dân tộc ra thế giới.

Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm - Ninh Thuận thành lập năm 1993, với 25

diễn viên trong đó nổi bật qua nhiều thời điểm khác nhau đến đoàn nghệ thuật dân gian không chuyên, tất cả đã có đóng góp nhất định vào việc giới thiệu ca - múa - nhạc Chăm đến với quần chúng Chăm lẫn thế giới bên ngoài. Thế nhưng, hiện nay các nghệ nhân không chuyên Chăm sau vài thành công, đang biểu hiện sự bắt chước gượng gạo, tiếp nhận sai lệch hay sáng tạo tùy tiện. Những năm qua, nét độc đáo cũ đang nguy cơ lặp lại. Đâu là đặc trưng ca - múa - nhạc Chăm? Do tác động của thông tin hiện đại, chuyện không ít bà mẹ Chăm hát “dân ca” theo đoàn bán chuyên không phải là hiếm. Vậy làm thế nào để hiện đại mà vẫn truyền thống? Tại sao mãi đến hôm nay chưa có tác phẩm nghiên cứu để giúp người đọc nhận diện toàn cảnh nền ca - múa - nhạc dân tộc này?

Hiện nay người Chăm có hai nghề chính: thổ cẩm và gốm. Ở đây xuất hiện cả lối làm theo cổ truyền lẫn sự “sáng tạo” kiểu dáng mới. Dệt thổ cẩm Chăm ở

84

Ninh Thuận cũng tạo sự chú ý đặc biệt. Công ty dệt Inrahanira đời, vừa sưu tầm lưu giữ hàng trăm hoa văn và sản phẩm cổ truyền, đồng thời cũng đã sáng tạo nhiều mẫu mã mới, mang lại sự nhộn nhịp cho thị trường thổ cẩm. Ở một mức độ nào đó, thổ cẩm Chăm đã trở thành một mặt hàng. Nhưng chính các “mặt hàng thị trường”

này đang làm thay đổi bộ mặt nghề cổ truyền. Tại nhà trưng bày làng nghề gốm Bàu Trúc được Nhà nước đầu tư tiền tỉ, gốm truyền thống nằm một góc rất khuất, còn số lượng của chúng chiếm tỉ lệ chưa tới năm phần trăm.

Nền văn hóa Chăm ít nhiều được khôi phục nhưng hiếm khi đến tay đồng

bào, càng không được dạy trong các trường có con em Chăm. Ngay Bảo tàng Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, bà con Chăm cũng hiếm có cơ hội tiếp cận.

Tiểu kết chương 2

Trong những năm qua, hoạt động du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận có nhiều chuyển biến tích cực thông qua một chuỗi các hoạt động được diễn ra, đặc biệt festival Ninh Thuận 2007 được tổ chức thành công lớn tạo nên hình ảnh ấn tượng về địa danh Ninh Thuận. Các đền tháp Chăm, làng nghề truyền thống, lễ hội,...là một trong những điểm du lich quan trọng trong các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành.

Nhìn chung, trong những năm qua lượt khách du lịch tìm hiểu các giá trị văn

hóa Chăm gia tăng nhẹ, đều hằng năm, song cơ cấu vẫn còn rất thấp so với những loại hình du lịch khác. Nguyên nhân du lịch tìm hiểu các giá trị văn hóa Chăm vẫn còn thiếu những sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc trưng, hấp dẫn, cộng với tình hình suy giảm tăng trưởng chung hiện nay... Việc triển khai thực hiện đầu tư các dự án còn chậm, công tác xúc tiến du lịch đến các thị trường tuy đã được thực hiện, vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với các địa phương khác.

Về công tác phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: song song phát triển các tuyến, điểm tham quan du lịch khác như suối nước nóng Krông Pha, biển mũi Dinh, các làng nghề và các di tích tháp Chăm…đã tác động rất lớn đến đời sống dân cư như thu nhập được nâng lên rõ rệt.

Về chính sách khuyến khích đầu tư: hiện nay đang áp dụng quyết định 191/QĐ

ngày 30/11/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ưu đãi đầu tư trong tỉnh và quyết định số 85

40/QĐ ngày 05/02/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiêu chí đầu tư trong tỉnh. Chưa có chính sách riêng về thu hút phát triển du lịch văn hóa, tạo được nhiều cơ hội liên kết, hợp tác kinh doanh đầu tư cho các đơn vị, mở ra nhiều triển vọng cho loại du lịch tìm hiểu các giá trị văn hóa Chăm của tỉnh trong tương lai. Đầu tư kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hóa Chăm mới đáp ứng được một phần yêu cầu phát triển; chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch và sức cạnh tranh chưa cao. Những hạn chế này cần được giải quyết khẩn trương trong tiến trình phát triển du lịch văn hóa nhanh và bền vững.

86

Một phần của tài liệu khai thác giá trị văn hóa chăm phục vụ du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w