2.2.1. Ứng dụng phong thủy trong bài trí nhà ở, công trình xây dựng, cảnh quan 2.2.1.1 Ứng dụng Phong thủy trong bài trí nhà ở
Một ngôi nhà mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ cần có sự hài hòa về Phong thủy. Yếu tố Phong thủy luôn được coi là yếu tố quan trọng trong việc thiết kế và
xây dựng nhà cửa. Cần lưu ý một số yếu tố dưới đây để có một mái ấm bình an và tài lộc.
a. Môi trường xung quanh
Khi chọn mua đất làm nhà cần chú ý đến điều kiện môi trường xung quang.
Vị trí lý tưởng của ngôi nhà đó là: Tây cao, Đông hạ, hướng Bắc trường; bên trái là
Thanh Long, bên phải là Bạch Hổ, phía trước là Chu Tước, còn phía sau là Huyền Vũ. Bên cạnh đó, khi chọn đất làm nhà nên tìm hiểu xem nhà có bị ảnh hưởng bởi xung quanh không? Ví dụ như nếu xung quanh quá nhiều nhà cao tầng sẽ gây cảm giác ngột ngạt, bức bối, nơi có quá nhiều tiếng ồn hay tạp âm sẽ khiến ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của mọi người.
b. Chú ý đến diện tích nhà
Khi xây nhà, bạn nên tính xem sẽ có bao nhiêu người ở đó để thiết kế nhà có
diện tích phù hợp. Một ngôi nhà có diện tích quá lớn hoặc quá nhỏ đều không tốt, nếu căn nhà có diện tích quá rộng so với số người ở sẽ gây cảm giác bất an, trống trải, nếu căn nhà có diện tích quá nhỏ mà số người ở nhiều sẽ gây ngột ngạt, bức bối cho những người sống trong gia đình. Ngoài ra, khi lựa chọn đồ đạc, vật dụng bài trí cũng cần lưu ý đến kích cỡ phù hợp với diện tích trong phòng để tạo nên sự hài hòa, cân bằng lẫn nhau.
c. Hình dạng của phòng
Theo phong thủy, hình dạng của các căn phòng có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sức khỏe của những thành viên trong gia đình. Nếu phòng trong nhà có hình dạng vuông vắn như hình chữ nhật hay hình vuông, bốn mặt đều đặn và đối xứng nhau sẽ mang lại cho người sống trong nhà cảm giác bình an, khỏe mạnh và ổn định. Nên tránh thiết kế phòng chỉ có ba góc hay có quá nhiều góc sẽ khiến mọi người cảm thấy bất an, dễ cáu gắt.
d. Chú ý đến ánh sáng
Khi thiết kế nhà, nên lưu ý đến việc cân bằng ánh sáng trong phòng, không nên để tình trạng âm thịnh dương suy hoặc ngược lại. Bóng tối thuộc tính âm còn ánh sáng thuộc tính dương, khi âm dương cân bằng thì cuộc sống gia đình mới được an lành.
Nếu nhà có quá nhiều cửa sổ khiến ánh sáng tràn ngập sẽ làm cho dương khí quá vượng, ảnh hưởng không tốt cho vận tài lộc của gia đình. Nếu nhà có ít cửa, phải sử dụng nhiều ánh sáng của đèn điện cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
của con người. Do vậy, ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tài lộc và cân bằng âm dương, đảm bảo sức khỏe cho mọi người trong nhà.
e. Chú ý đến màu sắc
Màu sắc là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sắc thái tình cảm, tính cách của mỗi người. Đương nhiên tuỳ thuộc vào chức năng của mỗi loại phòng, cung mệnh, độ tuổi, giới tính người ở lại có những màu phù hợp riêng. Tuy vậy, nếu chọn màu quá nổi sẽ gây kích thích ảnh hưởng đến tâm lý. Những màu đỏ hay xanh lá
cây thẫm thuộc về tính âm theo phong thủy thì đều không tốt cho sức khỏe.
f. Chú ý đến ban công và cửa
Cửa và ban công luôn là nơi hút tài lộc vào nhà. Vì vậy, khi thiết kế nhà nên tìm một vị trí thích hợp cho cửa và ban công để tránh các luồng khí xung đột lẫn nhau. Nên tránh cửa ra vào đối diện với ban công, cửa ra vào phía trước đối diện với cửa sau, các cửa sổ cũng nên bố trí, xếp đặt lệch nhau, tránh tất cả các cửa và
ban công đối diện nhau dẫn đến việc hao hụt tài chính và vượng khí trong nhà.
2.2.1.2. Ứng dụng phong thủy trong bố trí công trình xây dựng a. Cầu thang
Cầu thang là nơi khí lực tụ lại và vận động. Vì vậy, tránh đè lên trên cửa giường ngủ, hay bên dưới là bếp. Điều đại kỵ là để cầu thang ở giữa nhà vì như vậy sẽ gây nhiều tai họa cho chủ nhà. Người ta thường đặt cầu thang ở góc riêng.
Vị trí cầu thang hài hòa khi tạo được nét cân xứng với không gian ngôi nhà.
Để khí lực đầy đủ, cầu thang phải có chiều ngang rộng, kích cỡ trung bình là 90 cm.
Số lượng bậc thang được tăng giảm tùy theo không gian của từng nhà, tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo số bậc theo quan niệm cổ truyền: sinh, lão, bệnh, tử. Như vậy, số bậc thang phải chia hết cho 4 và cộng thêm 1 hoặc 2. (Ví dụ: Cầu thang thường gồm 17, 18 bậc hoặc 21, 22 bậc).
b.Tường bao
Quan niệm phong thủy cho rằng nhà ở tốt nhất là theo hình vuông vức, tường vây tốt nhất là gấp khúc hoặc hình tròn. Xét thấy đây là theo thuyết “trời tròn đất vuông” để theo ý nghĩa trời đất cùng hòa hợp.
Tường bao không nên có khe nứt nẻ, không nên để dây leo chằng chịt.
Tường bao trước rộng sau chật không tốt, trước chật sau rộng gọi là “thoái điền bút”
không tiến về tài. Tường bao không được quá cao hay quá thấp, cũng không nên quá sát liền nhà ở. Tường bao ở phía Đông Bắc không được để lở, khuyết.
Tường ở hai bên cổng chính của nhà phải bằng nhau, cao thấp rộng hẹp phải như nhau.
c. Cổng
Phong thủy cho rằng cổng lớn ngôi nhà mà quá nhỏ là không tốt, không thích hợp cho không khí lưu thông, không hợp với chuyện ra vào mà cũng không đẹp mắt. Cổng phù hợp với nhà và tường bao là tốt nhất. Cổng phải xây cao hơn tường bao, nếu bằng hoặc thấp hơn tường bao là rất xấu.
Cổng và cửa chính không nên đối diện nhau vì theo phong thủy thì sát khí đi đường thẳng còn sinh khí đi theo đường vòng.
2.2.1.3. Ứng dụng phong thủy trong bố trí cảnh quan
Theo quan niệm phong thủy đối với cây xanh không chỉ yêu cầu tạo cảnh quan mà còn phải phù hợp với ngôi nhà, phù hợp với gia chủ.
Đối với nhà có phố không nên trồng cây tán rộng, thấp hoặc những cây thân gỗ lớn trước cửa chính. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới đường đi của sinh khí, đồng thời khả năng tận dụng ánh sáng tự nhiên cũng bị giảm.
Hướng Đông, Đông Nam và Nam nên trồng những cây tán thấp hoặc cây thân cao như cau để đón được gió mát.Phía Tây bắc nhà ở tốt nhất có cây lớn, có thể che chở cho chủ nhà.
2.2.2. Ứng dụng phong thủy trong xây dựng
2.2.2.1. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhà ở với sơn thủy a. Nhà dựa vào núi
Thế núi là bộ xương giá đỡ cho dương trạch (nhà ở), là cái kho của thiên nhiên chứa tư liệu sinh hoạt cho con người. Thôn trang của người xưa chủ yếu xây dựng dựa vào núi.
Sau nhà có núi để dựa vào giống như sự nghiệp của bạn có một chỗ dựa vững chắc,tài khí dồi dào, gia đình bình an. Chính vì vậy, những ngôi nhà được xây
dựa lưng vào núi không quá cao là những ngôi nhà đẹp, và lí tưởng nhất là những ngôi nhà được xây ở thế trước thấp sau cao.
b. Những điều cần chú ý khi xây nhà dựa vào núi
Khi xây dựng ta phải chọn những mảnh đất lưng dựa vào núi, hoặc phía sau lưng có bố cục để dựa vào được coi là phù hợp với nguyên tắc trong Phong thủy.
Tuy nhiên, trong vài trường hợp dưới đây không nên xây nhà:
Địa thế trước cao sau thấp thì không nên kiến tạo nhà ở. Xây nhà trên mảnh đất có thế như vậy sẽ tạo một khoảng không ở phía sau nhà, thường khiến cho người ở trong đó có cảm giác bất an về địa hình.
Không nên xây nhà trên những vách núi cao, dốc như thế sẽ hao tài tán của và rất nguy hiểm bởi vách núi tượng trưng cho sự hoại sinh, dễ gây sạt lở đất, không thích hợp để ở.
c. Bàn về tốt xấu của nước đối với nhà ở Như thế nào thì thủy tốt đối với nhà ở?
Nghe nói sơn quý ở bát ngát, thủy quý ở chỗ quanh co. Thường nhà ở mà
phía đông có nước chảy sông dài là rất tốt. Nguồn sinh thủy sâu, dài thì khí long vượng, phát phúc dài lâu. Nguồn thủy cạn, ngắn thì phát phúc không xa. Thủy phải nhập minh đường lại phải có cửa dưới, để thu thủy hoặc giả thủy long ngầm cung cấp cũng đều là thủy tốt. Phàm thủy đã tới thì phải đường đi khuất khúc chỗ nằm ngang phải chảy vòng ôm ấp, nước đi phải liên tiếp, chỗ quay về phải ngưng lắng lại. Nếu là hải thủy (nước biển) thì đầu sóng phải cao, sắc thủy phải trắng thì mới tốt. Nếu là suối khe thì tiếng róc rách phải bình ổn mới tốt. Nếu là đầm hồ thì mặt hồ phải như gương mới tốt. Nếu là ao chuôm thì phải có nguồn mới tốt. Nếu là vũng thì phải thẳm sâu không bao giờ cạn mới tốt. Trước nhà có ao hình bán nguyệt, cong ở ngoài, căng ở trong, có thể phát tài. Giếng nước làm ở các phương Hợi, Quý, Ất, Tốn, Đinh, Khôn là đại cát.
Như thế nào là thủy không tốt đối với nhà ở?
Phàm thủy tới nếu chảy thẳng phụt lớn, chảy xiết ào ào, vọt ngược lật cung đều không tốt. Nếu thủy vô tình mà không đến được minh đường thì dù có cũng như
không. Nếu nhìn mà không thấy nước, cạn mà ướt cả đế giày hoặc đào hố thì đầy nước đến Thu Đông thì cạn khô như thế là sơn tàn mạch tán, không tốt. Nước có
mùi hôi thối không tốt. Nếu là nước bùn mưa xuống thì lầy, trời trong thì khô, đó là
địa mạch dò rỉ cũng không tốt. Nhà ở bốn phía nước chảy, đường xá giao xung là
không tốt. Trước nhà kỵ có hai ao. Trước nhà có ao, sau nhà có ao, địa khí không có
chỗ dựa không tốt.
2.2.2.2. Tìm hiểu về phương hướng của nhà
Trong Phong thủy, việc chọn hướng nhà là rất quan trọng. Phương hướng tốt thì âm dương mới điều hòa, nhà cửa mới bình an. Một trong những nguyên tắc về phương hướng của lí luận Phong thủy truyền thống chính là ngôi nhà có hướng Nam, vì Nam là hướng mà cây cối phát triển xanh tốt, khí Dương rất nhiều. Nếu xét từ môi trường học mà nói, tọa Bắc hướng Nam có những ưu thế sau: tận dụng được ánh sáng mặt trời, mùa đông tránh được gió bắc và đông bắc rét buốt thổi từ lục địa xuống, mùa hè đón gió nam và đông nam thổi từ biển Đông vào, không khí lưu thông mát mẻ.
Có tám phương vị đó là: Đông, Tây, Nam, Bắc là tứ chính và Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc là tứ ngẫu.Mỗi phương vị lại mang một ý nghĩa riêng.
Những điều cần lưu ý khi chọn bố trí hướng nhà:
- Khi chọn hướng nhà thì phải căn cứ vào cung mệnh của chủ nhà (chủ yếu là
người đàn ông) để chọn hướng nhà.
- Dựa theo vận khí của căn nhà tức là phải dùng phương pháp lập trạch vận theo Huyền không phi tinh, để xem nhà có nhận được vận khí hay không trước khi tuyển chọn.
- Hướng phải thuần khí tức nhà ở cần phải được chính sơn, chính hướng.
Nếu trường hợp nhà không thể chọn chính hướng, mà bắt buộc phải kiêm hướng, thì lệch sang bên phải hoặc bên trái tuyến vị đó không quá 3o.
- Tránh bố trí hướng vào tuyến Đại không vong và Tiểu không vong.
- Bí quyết Thành môn: Thành môn chính là cửa ngõ để vào nhà, hoặc nơi thủy đến, thủy đi, hội tụ ở 2 bên phía trước. Đối với nhà cửa thì nếu khu vực đó có
ngõ rẽ vào nhà hay ngã ba, ngã tư, ao, hồ, biển hoặc chỗ 2 dòng sông tụ hội…thì những nhà đó được xem như có thành môn.
- Phối hợp phi tinh với địa hình (loan đầu): tức là những nơi có thủy của sông, hồ, ao, biển, hoặc đường đi, sân rộng, đồng trống…phải nằm trùng với những nơi có sinh khí hay vượng khí của Hướng tinh. Còn những nơi có núi đồi, gò cao, hay nhà cửa, cây cối…thì phải nằm trùng với những khu vực có sinh khí hay vượng khí của Sơn tinh.
2.2.2.3. Cách chọn một ngôi nhà đẹp theo Phong thủy
Các nhà khoa học thường xuất phát từ các yếu tố cần thiết sau để chọn đất:
Thế đất phải bằng phẳng: Bởi nếu xây nhà trên một thế đất bị nghiêng sẽ khiến những người sống trong ngôi nhà đó có cảm giác lo lắng.Nếu xét từ góc độ khoa học, thế đất bằng phẳng sẽ có khả năng chịu lực tốt và công trình sẽ có tuổi thọ lâu hơn. Nhưng nếu phải xây nhà trên mảnh đất dốc thì khi lựa chọn cần đặc biệt chú ý quan sát môi trường xung quanh.
Mảnh đất trước cửa nhà rộng rãi, có nguồn nước, trong Phong thủy gọi là
“đường tiền tập thủy”. Đây được xem là một nơi lý tưởng để xây nhà.
Nhà phải ở chính hướng:Chính Nam chính Bắc, chính Đông chính Tây, chính Tây Bắc - Đông Nam, chính Đông Bắc – Tây Nam. Cụ thể: Tọa Đông triều Tây, tọa Tây triều Đông, tọa Tây Bắc triều Đông Nam và tọa Đông Nam triều Tây Bắc, tọa Đông Bắc triều Tây Nam, tọa Tây Nam triều Đông Bắc, tọa Nam triều Bắc và tọa Bắc triều Nam.
Hướng Nam nên để đất trống:Khi xây nhà nên để một chút đất trống ở hướng Nam, có thể trồng rau, hoa hoặc cây tán thấp, điều này sẽ rất tốt đối với gia chủ.
Nên chọn nơi “tàng phong tụ khí”:Khi chọn đất cho biệt thự tốt nhất là nên quan sát xung quanh. Nếu cảm giác đầu tiên của bạn về khu đất đó là nơi gió nhẹ khí tập thì đây chính là nơi đất lành để ở.
Nếu xây nhà ở gần nơi có gió to, theo Phong thủy thì khí sẽ bị gió thổi tán đi.
Cho nên nơi nào có gió quá to bạn không nên chọn để xây nhà. Hãy chú ý xem hướng gió to, mạnh như thế nào vì dù mảnh đất có nhiều vượng khí đến đâu nếu gió
to thổi liên tục thì vượng khí cũng tiêu tan hết. Nhưng nếu gió quá ấm cũng không phải là nơi tốt để sinh sống bởi lẽ khi đó không khí sẽ kém lưu thông….
Nền đất phải kiên cố:Nếu không sẽ dễ gây sụt lún, ảnh hưởng tới công trình, tính mạng con người. Vậy nên trước khi xây nhà cần phải khảo sát trước địa chất.
Nước dưới đất ít nhất phải cách móng nhà 0,5m, như vậy mới có thể phòng trừ khí lạnh và sự sụt lún, đồng thời cũng để ngăn chặn nguồn nước bị ô nhiễm.
Chất đất phải sạch sẽ:Đối với những tòa biệt thự ít tầng thì vấn đề chất đất có sạch hay không là điều phải quan tâm rất nhiều. Nếu đất này trước đây là ao hồ hay sông nhỏ thì sau khi xây, khí dưới đất sẽ bay lên rất nhiều. Nếu xây nhà trên đất trước đây là bệnh viện hay nhà thờ, đền miếu…sẽ khiến cho người ở trên đất đó
luôn có tâm trạng thấp thỏm bất an.
Đất phải trồng nhiều cây xanh:Ngày nay khi tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh thì quỹ đất dùng cho việc trồng cây, hoa cũng giảm dần đáng kể. Đối với những tòa biệt thự được xây dựng ở các thành phố phồn hoa cho dù cảnh quan kiến trúc tương đối đẹp song người ta vẫn không thấy hài lòng vì không gian cho cây xanh quá ít.
2.2.2.4. Cách chọn hướng cho cửa chính
Thuật Phong thủy rất coi trọng cửa vì cửa là bộ mặt đẹp, là yết hầu, là tiêu chí sống còn của nhà ở. Cửa chính tốt nhất nên đặt ở chính giữa mặt chính diện của ngôi nhà. Nếu trước cửa không có minh đường nên đặt lệch về phía trái một ít, vị trí này gọi là “Thanh long biên”, đây cũng là một vị trí tốt.
Khi thiết kế cửa chính cần chú ý:
Chiều rộng cửa nên để ở những số đo lẻ, ví dụ như 1m55, 1m62 và chọn vào những số đo đẹp như: Tài lộc, Quý tử, Hưng vượng,…(phần chữ đỏ), tránh: Thoát tài, Họa chí, Ly hương…(phần chữ đen) trên thước lỗban.
Điều tối kỵ nhất là thiết kế cửa chính quá thấp hoặc chật hẹp. Cửa chính nếu quá
thấp sẽ là điềm báo gia đình suy bại, là điều nên tránh. Tuy nhiên nếu cửa chính rộng quá cũng không tốt, vận khí sẽ thoát ra ngoài một cách dễ dàng.
Cửa trước và cửa hậu tránh đặt đối diện với nhau bởi như thế khi khí đi vào sẽ lập tức thoát ra theo cửa hậu mà không có sự luân chuyển trong nhà. Trong trường hợp này, bạn có thể đặt một chậu cây cao hay thiết kế tấm chắn giữa hai cửa để ngăn khí đi theo đường thẳng thoát ra ngay khi vừa vào nhà.