Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong xây dựng, bố trí cảnh quan và vận khí của công trình nhà ở nông thôn tại xã tam quang, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 33 - 41)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Tam Quang là một xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 531,56 ha, có địa giới hành chính tiếp giáp với các đơn vị sau:

- Phía Đông giáp xã Minh Khai huyện Vũ Thư

- Phía Tây giáp xã Dũng Nghĩa và xã Tân Lập huyện Vũ Thư - Phía Bắc giáp xã Dũng Nghĩa huyện Vũ Thư

- Phía Nam giáp xã Tự Tân huyện Vũ Thư

Xã Tam Quangcó tuyến quốc lộ 10 chạy qua nối liền giữa thành phố Thái Bình và thành phố Nam Định. Thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa phát triển kinh tế đồng thời cũng gặp khó khăn về công tác quản lý đất đai và giữ gìn an ninh trật tự.

Xã được lập thành 5 thôn đó là: Nghĩa Khê, Thượng Điền, Hợp Tiến, Vô Ngại, Hòa Bình. Trong đó 1thôn loại I, 2 thôn loại II và 2 thôn loại III , tổng số hộ là 1.836 hộ với 6383 nhân khẩu.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Tam Quang nằm hoàn toàn trên vùng địa hình đồng bằng, độ dốc tương đối dưới 10, địa hình bằng phẳng, dốc có hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tính chất bằng phẳng của địa hình chỉ bị phá vỡ bởi các kênh mương và gò nằm rải rác.

Độ cao tương đối từ 0,7m đến 1,25m so với mặt nước biển. Mức độ chênh lệch địa hình giữa các vùng nhỏ hơn 1m.

4.1.1.3. Khí hậu

Huyện Vũ Thư nói chung và xã Tam Quang nói riêng mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm khí hậu thời tiết khác nhau của bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8 nắng nóng, mưa nhiều, mùa Đông lạnh, khô hanh kéo dài từ khoảng tháng 12 đến tháng 2 năm sau, hai mùa chuyển tiếp Xuân, Thu khí hậu mát mẻ.

* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,30C, mùa hè nhiệt độ trung bình 23 – 320C, thấp nhất là tháng 1 và tháng 2( khoảng 8 – 100C), tổng tích ôn hàng năm khoảng 8.0530C.

* Nắng : Sốgiờ nắng trung bình từ 6 – 7 giờ/ngày, số ngày nắng trung bình là

24 ngày/tháng, số giờ nắng/năm khoảng 1.800 giờ.

* Lượng mưa: Lượng mưa trung bình là1.700mm. Mưa tập trung từ tháng 5 – 9, các tháng 1, 7, 9 chiếm tới 60% lượng mưa cả năm. Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau lượng mưa ít có tháng hoàn toàn không mưa.

Mưa tập trung theo mùa và thường xuyên gây ra lụt ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn xã. Mùa Đông lượng mưa ít, nước ao hồ dự trữ không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

* Gió bão: Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió Đông Bắc thổi vào mùa lạnh, gió Đông Nam thổi vào mùa nóng tốc độ trung bình 2 – 4 m/s, vào các tháng 6 – 7 có xuất hiện vài đợt gió Tây khô nóng, mùa Đông từ tháng 12 đến tháng 2 sang năm có những đợt rét đậm kéo dài ngoài ra hàng năm còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 – 4 cơn bão với sức gió và lượng mưa lớn gây ảnh hưởng cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân.

* Độ ẩm: Trung bình năm là 85%, cao nhất là 90% và thấp nhất là 60%. Tháng ẩm nhất là tháng 3 trung bình là 88%, tháng khô nhất là tháng 11 trung bình 74%.

Như vậy Tam Quang có khí hậu đặc trưng nóng ẩm mưa nhiều về mùa hè, lạnh khô hanh kéo dài về mùa Đông, thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên cần có những biện pháp chống úng lụt, khô hạn và xác định cơ cấu hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và mức sống của nhân dân trong xã.

4.1.1.4. Thủy văn

Với hệ thống kênh mương tương đối dài, đảm bảo kỹ thuật nên đã phần nào chủ động trong việc cung cấp nước trong mùa khô hạn và tiêu úng trong mùa mưa.

Tuy vậy khi mưa tập trung gặp nước lũ các sông chính dâng cao thì khả năng tiêu thụ nước còn hạn chế, úng lụt cục bộ còn kéo dài, cần có biện pháp chủ động hơn để khắc phục trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên 4.1.2.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của xã Tam Quang là 531.56 ha đã khai thác đưa vào sử dụng toàn bộ cho các mục dích sản xuất, kinh tế, dân sinh…Diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính như sau:

Bảng 4.1: Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2015 của xã Tam Quang

TT Chỉ tiêu

Hiện trạng 2015 Diện

tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 531,56 100

1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 378,94 71,3

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 352,04 92,9

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 324,92 92,3

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 317,07 97,6

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 7,85 2,4

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 27,12 7,7

1.2 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 20,89 5,5

1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 6,02 1,6

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 152,31 28,6

2.1 Đất ở OCT 48,17 31,6

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 48,17 31,6

2.2 Đất chuyên dùng CDG 93,65 61,5

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,35 0,4

2.2.2 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 2,73 2,9 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 3,94 2,6 2.2.4 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 86,63 56,9

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 2,05 1,3

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 1,21 0,8

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 6,44 4,2

2.6 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,8 0,5

3 Nhóm đất chƣa sử dụng CSD 0,3 0,06

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0,3 0,06

( Nguồn: Số liệu kiểm kê năm 2015 của UBND xã Tam Quang)

Tam Quang có tổng diện tích tự nhiên là 531.56 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp là 378,94 ha, chiếm 71.3 %, nhóm đất phi nông nghiệp là 152,31ha chiếm 28.6 % như vậy cho thấy đất nông nghiệp chiếm phần lớn. Đất đai của Tam Quang thuộc nhóm đất đồng bằng, chủ yếu là phù xa của sông Hồng cung cấp, nhóm đất này khá phì nhiêu màu mỡ có nhiều điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện bao gồm cây lúa nước, cây ăn quả, rau màu, thực phẩm và nuôi tôm cá

nước ngọt…

4.1.2.2. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của xã tương đối thuận lợi, lượng nước tưới tiêu cho cây trồng hàng năm được cung cấp bởi hệ thống sông Hồng.

- Nguồn nước mặt: Tương đối thuận lợi và có trữ lượng lớn do hệ thống sông Hồng cung cấp. Tuy nhiên nguồn nước mặt này cũng phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết từng năm. Ngoài ra còn có các ao hồ, hồ nhỏ khác phục vụ cho sinh hoạt và

tưới tiêu của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: Thường khai thác ở mạch nước nông chủ yếu phục vụ sinh hoạt của nhân dân thông qua hình thức giếng khoan.

4.1.2.3. Tài nguyên nhân văn

Tam Quang là một xã thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, mật độ dân số 1.184 người/km2 là mức tương đối cao so với các xã trong huyện, dân cư phân bố tương đối đồng đều, mang đậm nét phong tục tập quán của vùng đồng bằng Bắc Bộ, trình độ dân trí so với các xã trong huyện ở mức độ cao, giàu truyền thống cách mạng, cần cù chịu khó, đội ngũ cán bộ năng động nhiệt tình, có đủ năng lực để lãnh đạo các mặt chính trị, kinh tế xã hội, xây dựng Tam Quang trở thành một xã giàu mạnh.

4.1.3. Thực trạng môi trường

Hiện nay môi trường sinh thái của Tam Quang còn khá tốt, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Tuy nhiên cần áp dụng các biện pháp thủy lợi và canh tác hợp lý nhằm hạn chế nguy cơ đất đai bị ô nhiễm, khuyến khích nông dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón có nguồn gốc

sinh học, sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản hợp lý… để đảm bảo an toàn cho môi trường đất và nước.

4.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 4.1.4.1. Kinh tế

Trong những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2010 – 2015), trong tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Chính quyền và nhân dân xã Tam Quang không ngừng nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn và thử thách đã có những tiến bộ quan trọng. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực xuất hiện nhiều nhân tố mới, những mô hình tốt tạo đà cho đổi mới phát triển trong giai đoạn tới.

Theo báo cáo chính trị của BCH Đảng Bộ xã Tam Quang 4/2015 kết quả đạt được như sau:

1. Tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 217,47 tỷ đồng; tăng 62,61 tỷ đồng so với năm 2010 , trong đó:

- Nông nghiệp - thủy sản: 77,94 tỷ đồng, tăng 8,92 tỷ đồng so với năm 2010.

- Công nghiệp - xây dựng: 91,18 tỷ đồng, tăng 39,62 tỷ đồng so với năm 2010.

- Thương nghiệp, dịch vụ và các ngành khác: 48,35,5 tỷ đồng, tăng 14,06 tỷ đồng so với năm 2010.

- Cơ cấu kinh tế các ngành:

+ Nông, ngư nghiệp: 35,8 %.

+ Công nghiệp - xây dựng: 41,67 %.

+ Thương mại - dịch vụ: 22,53 %.

2. Năng suất lúa ổn định, bình quân lương thực 5 năm ước đạt 4062,5 tấn.

3. Thu nhập bình quân 1 ha canh tác/năm: 78,6 triệu đồng (KH 79,6 triệu đồng).

4. Giá trị sản xuất bình quân đầu người: 650 Kg/người (KH 650 Kg/người).

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu: Giảm tỷ trọng các ngành nông, ngư nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng, thương nghiệp và dịch vụ.

Khuyến kích đầu tư, phát triển các ngành nghề công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn xã, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân tại địa phương và một số vùng lân cận, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

4.1.4.2. Xã hội

* Dân số

Năm 2011 dân số của xã có 6.280 người với 1.709 hộ gia đình. Những năm gần đây do làm tốt kế hoạch hóa gia đình nên công tác dân số đã đạt những kết quả

rất đáng khích lệ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã giảm xuống còn 1,00%. Tỷ lệ hộ nghèo là 5,5% (cuối năm 2014).

Bảng 4.2: Bảng dân số và số hộ xã Tam Quang

TT Địa bàn Hộ Tổng số nhân khẩu

Sốkhẩu Nam Nữ

1 Thôn Hòa bình 180 628 309 319

2 Thôn Vô ngại 336 1.517 800 717

3 Thôn Nghĩa Khê 648 2.209 964 1.245

4 Thôn Hợp Tiến 190 699 322 377

5 Thôn Thượng Điền 355 1.227 648 579

Tổng cộng 1.709 6.280 3.043 3.237

(Nguồn: Báo cáo QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011 – 2015) của xã Tam Quang – huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình)

* Lao động và việc làm

Hiện nay, số người đang trong độ tuổi lao động của xã có khoảng 3.768 người, chiếm 60% dân số xã, trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 35%, lao động phi nông nghiệp chiếm 65%. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu lao động cho các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn xã đòi hỏi huyện Vũ Thư và xã Tam Quang cần có chiến lược đào đạo chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng lao động trẻ.

Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động là vấn đề được chính quyền và nhân dân đặc biệt quan tâm. Từ năm 2005 đến nay đã triển khai

nhiều dự án phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, hoàn thành chương trình, chỉ tiêu nhà tình nghĩa, nhà tình thương, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về được ưu tiên giới thiệu việc làm tại các cơ sở đóng trên địa bàn. Cùng với việc chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ...

đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn. Tạo điều kiện nâng cao mức sống của nhân dân góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội.

4.1.4.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng a. Giao thông

Trên địa bàn xã có đường quốc lộ 10 chạy qua giúp cho lưu thông thuận tiện cho phát triển kinh tế xã hội. Đây là 2 con đường huyết mạch lưu thông hàng hóa cũng như giao lưu văn hóa của xa với các xã khác trong cũng như ngoài huyện.

Ngoài ra xã còn có một hệ thống giao thông tương đối tốt, chủ yếu làm bằng vật liệu cứng tạo điều kiện tốt cho nhân dân trong xã trong việc sản xuất cũng như sinh hoạt. Bên cạnh đó bề mặt đường còn hẹp, nền đường nhiều nơi còn chưa cứng hóa.

Vì vậy trong thời gian tới cần được mở rộng và nâng cấp, đảm bảo 100% được cứng hóa tạo điều kiện hơn cho giao lưu hàng hóa cũng như hoạt động của nhân dân.

b. Thủy lợi

Xã có hệ thống sông Pari, sông Lạng, sông Sọng, kênh mương , trạm bơm phân phối khá hợp lý phân đều cho các khu vực trong xã cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Trong hệ thống kênh mương nội đồng tương đối hợp lý, tuy nhiên còn hẹp ít được khơi thông và chưa được kiên cố hóa.

Ngoài ra, hệ thống mương tưới tiêu còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu tưới tiêu do đó dẫn đến tình trạng thoát nước chậm trong mùa mưa gây ngập úng. Vì vậy, cần mở rộng một cách hợp lý, thường xuyên nạo vét kênh mương và kiên cố

hóa để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của nhân dân.

c. Giáo dục

Các nhà trường đã hưởng ứng tích cực chủ trương của Bộ Giáo Dục nói không với tiêu cực trong thi cử, chống bệnh thành tích, không dậy đọc chép, không ngồi nhầm lớp, không vi phạm đạo đức nhà giáo.

Kết quả giáo dục năm 2015 chất lượng giáo dục đại trà ổn định, chất lượng học sinh giỏi được tâng lên, sự nghiệp giáo dục của xã được đánh giá cao.

d. Y tế

Công tác y tếđược thực hiện tốt, các chương trình hoạt động có hiệu quả, sức khỏe nhân dân trong xã ngày càng được đảm bảo. Cơ sở vật chất trạm y tế, trang thiết bị y tế đang được dần nâng cấp và hoàn thiện.

e. An ninh quốc phòng

Nhìn chung ngành công an và quân sự đã có nhiều nỗ lực góp phần đảm bảo tốt an ninh chính trị và trất tự an toàn xã hội trên địa bàn xã nhất là các dịp lễ tết.

Xây dựng nhiều phương án, kế hoạch để tổ chức phối hợp đoàn thể và các ngành chức năng vận động nhân dân tham gia phòng chống tội phạm.

4.1.4.4. Công tác quản lý đất đai, vệ sinh môi trường, khoa học - công nghệ

Công tác quản lý đất đai và môi trường được tăng cường. Hoàn thành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn xã. Dự án hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai (VLAP) đã

và đang triển khai ở tất cả các đơn vị trong xã.

Việc theo dõi, quản lý đất đai được thực hiện theo đúng quy định. Công tác thanh tra, kiểm tra đã có nhiều cố gắng, góp phần hạn chế hiện tượng cạp vượt, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích làm nhà, làm lều, quán trái phép.

Các tổ thu gom rác thải hoạt động có hiệu quả. Công tác tuyên truyền được tăng cường góp phần nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường của các hộ gia đình và các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Lĩnh vực khoa học công nghệ có chuyển biến tích cực, đẩy mạnh triển khai các dự án chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hội nông dân, hội phụ nữ và cán bộ khuyến nông đã phối kết hợp tổ

chức 3 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và sản xuất thu hút hàng trăm lượt người tham gia; góp phần ứng dụng vào sản xuất hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong xây dựng, bố trí cảnh quan và vận khí của công trình nhà ở nông thôn tại xã tam quang, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)