Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại nhtmcp tiên phong chi nhánh hà nội giai đoạn 2016 – 2020

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại nhtmcp tiên phong chi nhánh hà nội giai đoạn 2016 – 2020

3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ thanh toán quốc tế

Môi trường cạnh tranh càng ngày càng gay gắt đã làm cho các NHTM Việt Nam nói chung và TPBank nói riêng thêm khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh. Do đó muốn tồn tại và phát triển, ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có mà còn phải luôn tìm tòi sáng tạo ra các sản phẩm mới đa dạng và phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài những nghiệp vụ TTQT truyền thống, TPBank Hà Nội nên mạnh dạn triển khai nghiệp vụ TTQT mà hiện nay đang được áp dụng trên thế giới như bao thanh toán.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần phát triển các công cụ tài chính phái sinh: Trong phương thức thanh toán L/C, khách hàng biết trước được kế hoạch nhận hàng và thanh toán cho nước ngoài nên ngân hàng cần cung cấp các sản phẩm đi kèm với các công cụ tài chính phái sinh để hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái. Cụ thể, ngân hàng có thể đề nghị khách hàng ký một hợp đồng mua ngoại tệ với ngân hàng, như vậy khách hàng có thể tối đa hóa lợi nhuận.

Hoạt động TTQT ở các ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán L/C. Trong điều kiện hiện nay, nếu triển khai tốt nghiệp vụ này thì có tác dụng tích cực đối với ngân hàng trên các mặt sau:

- Thu phí dịch vụ tăng lên, mở rộng đầu ra cho vốn huy động.

- Khuyến khích các nhà xuất nhập khẩu thiết lập bộ chứng từ hoàn hảo.

- Công tác kiểm tra chứng từ được nâng lên một bước, thể hiện chất lượng và uy tín vể TTQT của ngân hàng.

- Tác động tích cực tới việc hình thành thị trường vốn ở Việt Nam, hỗ trợ các mặt hoạt động khác của ngân hàng, tạo môi trường thuận lợi cho ngoại thương Việt Nam phát triển.

3.2.1.2. Tăng cường nguồn thu ngoại tệ phục vụ thanh toán quốc tế

Để có thể tăng cường nguồn ngoại tệ trong hoạt động TTQT, ngân hàng cần mở rộng mạng lưới đại lý thu đổi ngoại tệ, phát triển hoạt động chi trả kiều hối Western Union, tiếp cận các doanh nghiệp, cơ quan có nguồn ngoại tệ lớn nhằm thu hút nguồn tiền gửi, có chính sách lãi suất thích hợp, có nhiều chương trình khuyến mại cho các cá nhân, doanh nghiệp gửi bằng ngoại tệ… Ngoài ra, ngân hàng cũng cần phải có các chính sách thu hút các khách hàng có hàng xuất khẩu thanh toán nước ngoài qua hệ thống ngân hàng. Số tiền thanh toán hàng XK về qua ngân hàng sẽ được chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn của doanh nghiệp và lượng ngoại tệ này chỉ được dùng để bán lại cho ngân hàng hoặc thanh toán xuất nhập khẩu theo quy định về quản lý ngoại hối của NHNN chứ không được rút ngoại tệ mặt ra khỏi tài khoản. Do đó, khi khách hàng không có nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu và không muốn bán lại ngoại tệ cho ngân hàng thì ngân hàng có thể tận dụng được vốn ngoại tệ này với chi phí thấp do khách hàng vẫn giữ nguồn ngoại tệ này trong tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.

3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển thị trường và kênh phân phối dịch vụ 3.2.2.1. Tăng cường hoạt động marketing

Chiến lược marketing đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển hoạt động TTQT. Trong xu hướng cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, TPBank Hà Nội cần phát

triển chiến lược marketing sản phẩm TTQT một cách phù hợp.

Áp dụng các chính sách ưu đãi về giá cho khách hàng:

Giá cả sản phẩm dịch vụ của các tổ chức tài chính ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng. Bởi sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng gia tăng và giá cả không chỉ là yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng mà còn có tác động mạnh mẽ đến quyết định lựa chọn sản phẩm dịch vụ của khách hàng. TPBank Hà Nội nên xây dựng chiến lược giá dựa trên cơ sở quan hệ với khách hàng. Với mục đích duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, TPBank Hà Nội cần có chính sách mềm dẻo. Thực hiện ưu đãi đối với khách hàng lớn, những khách hàng tiềm năng về xuất nhập khẩu, khách hàng truyền thống, hoạt động giao dịch thường xuyên thì cho phép các chi nhánh được chủ động ưu đãi về phí thanh toán, chênh lệch tỷ giá mua bán ngoại tế, giảm lãi suất cho vay ứng trước. Đối với những khách hàng mới có thể miễn phí trong thời gian đầu khách hàng đến giao dịch. Đối với khách hàng là người thụ hưởng ở nước ngoài: Một số nhà cung cấp lớn ở nước ngoài cung cấp các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu nhiều và có giá trí lớn như nhựa, sắt thép sẽ thường chỉ định ngân hàng quan hệ với nhà NK. Do đó, TPBank Hà Nội cần phải áp dụng chính sách giá mềm dẻo đối với các khoản phí phải thu của người thụ hưởng trong các phương thức thanh toán nhằm duy trì mối quan hệ và tạo uy tín đối với các nhà cung cấp này.

Với những vùng thị trường mới hoạt động, TPBank Hà Nội cần áp dụng mức phí thấp để thâm nhập, phát triển thị trường và tăng sức cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, mức phí chỉ thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp vì giá của dịch vụ là biểu thị cho chất lượng, uy tín và thương hiệu của ngân hàng.

Tổ chức các chương trình chăm sóc khách hàng nhằm củng cố mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng:

Ngân hàng thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng nhằm củng cố mối quan hệ, đồng thời qua đó phổ biến các thông tin về hoạt động của ngân hàng, nghĩa vụ và quyền lợi của ngân hàng trong hoạt động TTQT. Bản thân các chi nhánh cũng như hội sở cần chủ động nghiên cứu

thế mạnh của địa phương mình, khu vực, ngành nghề, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả để quảng cáo, tiếp thị các dịch vụ của ngân hàng. Trước mắt, các phòng nghiệp vụ kết hợp với phòng quan hệ đại lý nghiên cứu và sớm đưa ra các kế hoạch tiếp thị các sản phẩm dịch vụ TTQT tốt nhất mà TPBank Hà Nội có thể cung cấp cho khách hàng.

3.2.2.2. Phát triển hệ thống các ngân hàng đại lý

Xây dựng hệ thống phân loại và chính sách quan hệ đại lý phù hợp để nâng cao uy tín quốc tế, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện các giao dịch tại ngân hàng. Đồng thời khai thác hệ thống thanh toán của ngân hàng đại lý để phục vụ cho nhu cầu thanh toán của TPBank Hà Nội. Ngoài ra, TPBank Hà Nội còn học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các ngân hàng nước ngoài. Chính vai trò hết sức quan trọng của hệ thống ngân hàng đại lý nên trong thời gian tới, TPBank cần mở rộng mối quan hệ đại lý với các ngân hàng mới tại nhiều quốc gia khác nhau để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng.

3.2.3. Nhóm giải pháp quản trị điều hành

3.2.3.1. Nâng cao năng lực, trình độ cán bộ thanh toán quốc tế

Hiện nay, đội ngũ cán bộ nhân viên của TPBank Hà Nội phần lớn đều ở độ tuổi trẻ có bản lĩnh, có nghiệp vụ chuyên môn tốt, tâm huyết với sự nghiệp phát triển của ngân hàng. Số nhân sự có độ tuổi từ 23 đến 35 chiếm 85% trên tổng nhân sự.

Với sức trẻ, tính năng động, sáng tạo và nhiệt tình là những điều kiện rất tốt cho sự ổn định và phát triển nguồn nhân lực ngân hàng trong tương lai. Tuy nhiên, trên thực tế khi nghiên cứu hoạt động TTQT tại các NHTM Việt Nam và TPBank cho thấy trình độ cán bộ của ngân hàng còn chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra.

Hiện nay trong các giao dịch TTQT, vấn đề lừa đảo ngày càng tinh vi, chứng từ giả mạo được làm giống như thật, do đó nếu cán bộ thanh toán không có trình độ và kinh nghiệm thì rất khó nhận biết. Do đó, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của thanh toán viên trong lĩnh vực này là rất cần thiết.

TPBank Hà Nội cần tiếp tục phát huy việc tổ chức các lớp học nghiệp vụ ngắn và dài hạn, mở rộng cho mọi nhân viên đều có thể tham gia; tạo điều kiện để

các cán bộ nghiệp vụ tham dự các hội nghị, hội thảo tập huấn, khóa đào tạo do các tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện. Điều này sẽ giúp các cán bộ có cơ hội cùng trao đổi, rút ra những bài học kinh nghiệm, giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trong hoạt động TTQT, học hỏi được các kiến thức mới cũng như kinh nghiệm công việc của các ngân hàng khác.

Bên cạnh đó, TPBank Hà Nội cũng cần tiếp tục triển khai các hoạt động marketing dịch vụ TTQT nhằm thu hút khách hàng. Ngân hàng thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng nhằm củng cố mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và khách hàng. Bản thân các cán bộ quan hệ khách hàng cần chủ động nghiên cứu thế mạnh của địa phương mình, khu vực, ngành nghề để quảng cáo tiếp thị các dịch vụ của ngân hàng; chú trọng những khách hàng có khả năng tài chính lành mạnh, có uy tín trong quan hệ tín dụng, thanh toán, khách hàng có thế mạnh trong hoạt động XNK.

Ngoài ra, TPBank Hà Nội cần chú trọng đến công tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là những cá nhân có năng lực, kinh nghiệm. Luôn theo dõi, tìm kiếm và thu hút cá nhân đặc biệt có năng lực về với ngân hàng, đồng thời đưa các chế độ ưu tiên, đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng với năng lực và hiệu quả làm việc của họ. Xây dựng chế độ đánh giá quá trình công tác thường xuyên đối với đội ngũ cán bộ quản lý cũng như chuyên viên để từ đó tạo động lực cho các cán bộ nhân viên phải không ngừng trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm.

3.2.3.2. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động thanh toán quốc tế

Trong thời gian qua, công tác kiểm tra, kiểm soát tại TPBank Hà Nội thường chú trọng đến hoạt động tín dụng, kế toán, ngân quỹ, chưa có một chương trình kiểm tra định kỳ hoạt động TTQT. Trong khi đó, TTQT là một hoạt động quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, do đó cần có sự quan tâm, giám sát của ngân hàng. Để có thể mở rộng và phát triển hoạt động TTQT, TPBank Hà Nội cần có một số giải pháp:

- Cần xây dựng một quy trình kiểm tra, kiểm soát cụ thể; Kiểm tra việc chấp hành các quy chế, quy trình TTQT, phát hiện các sai sót trong xử lý quy trình nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro xảy ra.

- Cán bộ kiểm tra, kiểm soát cần được đào tạo toàn diện các mặt nghiệp vụ, am hiểu lĩnh vực TTQT.

3.2.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ

3.2.4.1. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong vài năm trở lại đây chứng minh rằng không thể có ngành nào phát triển mà không cần đến công nghệ hiện đại. Ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, đồng thời tốc độ xử lý nghiệp vụ cần an toàn, nhanh chóng để đáp ứng những nhu cầu về tài chính cho các chủ thể trong nền kinh tế. Vì vậy, công nghệ hiện đại như hệ thống máy tính nối mạng quốc tế (mạng Swift, mạng Reuter…), máy Fax, Telex…, các phần mềm công nghệ có khả năng phát huy hiệu quả các tiện ích của sản phẩm dịch vụ cũng như bảo vệ an toàn cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết.

3.2.4.2. Xây dựng văn hóa kinh doanh ngân hàng trong lĩnh vực đối ngoại

Xây dựng văn hóa kinh doanh là xây dựng sự tồn tại và phát triển lâu dài của ngân hàng, bởi lẽ văn hóa kinh doanh làm nên sự khác biệt của ngân hàng này với ngân hàng khác, đây chính là yếu tố cơ bản để xây dựng nên thương hiệu cho một ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại, thương hiệu không chỉ cần được biết đến trọng nước mà cả ngoài nước. Đây cũng là điểm quan trọng tạo nên sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng trong thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w