Các hình thức chuyển đổi, chấm dứt pháp nhân

Một phần của tài liệu Quy định của BLDS 2015 về pháp nhân (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG II ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VỀ PHÁP NHÂN

2.3. Các hình thức chuyển đổi, chấm dứt pháp nhân

2.3.1. Điểm mới về chia, tách, hợp nhất, sát nhập pháp nhân

Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Chia doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.

Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty

bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.

Tách doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.

Hợp nhất doanh nghiệp: Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

Sáp nhập doanh nghiệp: Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần; công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn: Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đủ các điều kiện theo quy định của Pháp luật.

Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn.

2.3.2. Điểm mới về chuyển đổi hình thức pháp nhân.

Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc Chuyển đổi hình thức của pháp nhân được pháp luật quy định

- Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.

- Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.

Quy định việc chuyển đổi hình thức của pháp nhâ 2.3.3. Điểm mới về giải thể pháp nhân.

1. Pháp nhân có thể bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Theo quy định của điều lệ;

b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài sản.

2.3.4. Điểm mới của các quy định về chấm dứt pháp nhân.

1. Pháp nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a) Hợp nhất, sáp nhập, chia, giải thể pháp nhân theo quy định tại các điều 94, 95, 96 và 98 của Bộ luật này;

b) Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

2. Pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm xoá tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Khi pháp nhân chấm dứt, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo quy định của pháp luật.

1. Các trường hợp chấm dứt pháp nhân. Pháp luật quy định chấm dứt pháp nhân trong các trường hợp sau:

- Chấm dứt pháp nhân trong trường hợp tổ chức lại pháp nhân: hợp nhất pháp nhân, sáp nhập pháp nhân, chia pháp nhân, giải thể pháp nhân (xem bình luận các điều 94, 95, 96 và 98 Bộ luật dân sự năm 2005) là những căn cứ chấm dứt pháp nhân thông thường nhất.

- Pháp nhân bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp. Đây là trình tự được áp dụng đối với các pháp nhân là doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản, sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết vẫn gặp khó khăn, không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Trình tự, thủ tục phá sản được thực hiện theo quy định của Luật phá sản năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Cần phân biệt chấm dứt pháp nhân trong hai trường hợp: tổ chức lại và giải thể pháp nhân. Sau khi giải thể, pháp nhân chấm dứt sự tồn tại, cụ thể là: chấm dứt hoạt động của pháp nhân, các quyền, nghĩa vụ của pháp nhân cũng chấm dứt thông qua thủ tục thanh lý tài sản. Nói tóm lại, pháp nhân bị giải thể chấm dứt hoàn toàn, không còn

“hình ảnh” của nó ở một pháp nhân mới. Kết quả của tổ chức lại pháp nhân cũng làm chấm dứt một hoặc một số pháp nhân ban đầu (trừ trường hợp tách pháp nhân). Tuy nhiên, có sự chuyển giao quyền, nghĩa vụ sang pháp nhân mới. Hay nói cách khác, giải thể pháp nhân đẫn đến sự hủy bỏ toàn bộ cơ cấu tổ chức của pháp nhân, trong khi đó, các hình thức tổ chức lại pháp nhân là cơ sở thành lập các pháp nhân mới.

- Phân biệt chấm dứt pháp nhân trong hai trường hợp: giải thể và tuyên bố phá sản. Về hiện tượng, giải thể và phá sản đều dẫn đến chấm dứt pháp nhân, phải giải quyết việc phân chia tài sản cho các thành viên của pháp nhân, giải quyết nợ. Tuy nhiên, về bản chất, đây là hai hình thức pháp lý riêng biệt và có những điểm khác nhau sau đây:

Thứ nhất, về chủ thể: thủ tục giải thể được áp dụng đối với mọi tổ chức là pháp nhân, trong khi đó thủ tục phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (Điều 2 Luật phá sản năm 2004). Tức là đối tượng bị tuyên bố phá sản có thể là pháp nhân hoặc không phải là pháp nhân.

Thứ hai, về lý do chấm dứt pháp nhân: pháp nhân có thể giải thể vì nhiều lý do khác nhau: (i) pháp nhân đạt được mục đích khi thành lập pháp nhân hoặc thực hiện xong nhiệm vụ; (ii) hoạt động của pháp nhân trái với mục đích khi thành lập gây thiệt hại đến lợi ích xã hội, vi phạm điều cấm của pháp luật; (iii) sự tồn tại của pháp nhân không cần thiết nữa; (iv) hết thời hạn hoạt động của pháp nhân ghi trong Điều lệ hoặc Quyết định thành lập pháp nhân… Còn việc phá sản doanh nghiệp chỉ dựa trên một nguyên nhân duy nhất là: doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Như vậy, lý do giải thể rộng hơn lý do phá sản.

Thứ ba, về thẩm quyền quyết định giải thể, phá sản: việc giải thể pháp nhân có thể được quy định trong điều lệ, hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc phá sản doanh nghiệp chỉ thuộc thẩm quyền của một cơ quan nhà nước duy nhất là Tòa án.

Thứ tư, về thủ tục: thủ tục giải thể pháp nhân là thủ tục hành chính, còn thủ tục phá sản lại là thủ tục tư pháp do Tòa án có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

Thứ năm, về hậu quả: nếu sau khi giải thể, pháp nhân chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại thì không phải trong mọi trường hợp, sau khi bị tuyên bố phá sản đều dẫn đến chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Bởi vì, một cá nhân hoặc pháp nhân khác có thể mua lại toàn bộ doanh nghiệp phá sản, giữ nguyên tên, tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh.

Trong trường hợp này, pháp nhân không bị chấm dứt hoạt động mà chỉ có sự thay đổi chủ sở hữu.

Trước đây, theo quy định tại Điều 109 Bộ luật dân sự năm 1995, pháp nhân bị giải thể, bị tuyên bố phá sản là những căn cứ chấm dứt pháp nhân, nhưng những pháp nhân này có thể được thành lập lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền. Quy định này được áp dụng chủ yếu đối với các pháp nhân là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước được thành lập vì mục đích công cộng, phục vụ cho lợi ích Nhà nước, lợi ích toàn dân. Tuy nhiên, quy định như vậy là bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ muốn thực hiện thủ tục giải thể, hay thủ tục phá sản để trốn tránh trách nhiệm, sau đó lại xin phép thành lập lại. Điều này cũng gây nên sự bất bình đẳng trong tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp.Vì vậy, trong nội dung Bộ luật dân sự năm 2005 đã không kế thừa nội dung của Điều 109 Bộ luật dân sự năm 1995 này.

2. Thời điểm chấm dứt pháp nhân

Việc xác định thời điểm chấm dứt pháp nhân có ý nghĩa quan trọng bởi vì kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân, mọi quyền, nghĩa vụ của pháp nhân chấm dứt, pháp nhân không được tiếp tục hoạt động, năng lực chủ thể của pháp nhân chấm dứt. Theo khoản 2 Điều 99 Bộ luật dân sự năm 2005, pháp nhân chấm dứt kể từ:

- Thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân. Việc xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân thông thường được áp dụng đối với doanh nghiệp, mà pháp luật về doanh nghiệp gọi là xóa tên đăng ký kinh doanh.

- Thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quyết định của Tòa án về việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giải thể pháp nhân, hoặc tổ chức lại pháp nhân…)

3. Sau khi chấm dứt pháp nhân, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo quy định của pháp luật. Đây là quy phạm dẫn chiếu mới được bổ sung vào Bộ luật dân sự năm 2005. Vì vậy, việc áp dụng quy định này tùy thuộc vào từng loại hình pháp nhân.

Một phần của tài liệu Quy định của BLDS 2015 về pháp nhân (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w