Điểm mới của các quy định về điều lệ, quốc tịch, trụ sở

Một phần của tài liệu Quy định của BLDS 2015 về pháp nhân (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG II ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VỀ PHÁP NHÂN

2.4. Điểm mới của các quy định về điều lệ, quốc tịch, trụ sở

2.4.1. Điểm mới của các quy định về điều lệ pháp nhân.

1. Trong trường hợp pháp luật quy định pháp nhân phải có điều lệ thì điều lệ của pháp nhân phải được các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông qua; điều lệ của pháp nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong trường hợp pháp luật có quy định.

2. Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên gọi của pháp nhân;

b) Mục đích và phạm vi hoạt động;

c) Trụ sở;

d) Vốn điều lệ, nếu có;

đ) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;

e) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên;

g) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;

h) Điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể pháp nhân

3. Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của pháp nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong trường hợp pháp luật có quy định.

Những doanh nghiệp, tổ chức không có tư cách pháp nhân sẽ không có tài sản độc lập; có nghĩa là tài sản của chủ doanh nghiệp và tải sản của doanh nghiệp không được tách bạch rõ ràng. Trong trường hợp đó, tuy tài sản được tạo lập trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, nhưng chủ doanh nghiệp cũng sẽ phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối vơi mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đó chính là nhược điểm.

2.4.2. Điểm mới của các quy định về quốc tịch của pháp nhân.

Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.

(Căn cứ Điều 80 Bộ luật dân sự 2015)

2.4.3. Điểm mới của các quy định về trụ sở của pháp nhân.

Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.

1. Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân được hiểu hành của pháp nhân được hiều là đặt bộ máy lãnh đạo của pháp nhân – nơi những người đứng đầu pháp nhân thường xuyên làm việc, điều hành hoạt động của pháp nhân. Có thể coi trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ

quan đầu năm của pháp nhân, nơi tập trung các hoạt động chính của pháp nhân. Cũng như tên gọi của pháp nhân, trụ sở của pháp nhân được coi là một yếu tố lý lịch của pháp nhân. Mỗi pháp nhân có một trụ sở chính. Nơi đặt trụ sở của pháp nhân được Nhà nước thừa nhận thông qua việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc phê chuẩn việc thành lập pháp nhân, trong đó có thừa nhận trụ sở của pháp nhân; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ghi trụ sở của pháp nhân…

2. Việc quy định trụ sở của pháp nhân có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trụ sở là nơi cư trú pháp lý của pháp nhân, là nơi xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến pháp nhân…Chính vì thế Bộ luật dân sự năm 2005 đã bổ sung quy định: “Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân”. Việc thay đổi trụ sở của pháp nhân không chỉ liên quan bản thân pháp nhân đó mà còn liên quan đến nhiều tổ chức và cá nhân khác không kể pháp nhân không chỉ liên quan đến bản thân pháp nhân đó, mà còn liên quan đến nhiều tổ chức và cá nhân khác không kể pháp nhân đó là cơ quan nhà nước, hay doanh nghiệp, hay tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp… Vì vậy, khi thay đổi trụ sở, pháp nhân cũng phải thực hiện một số những thủ tục nhất định do pháp luật quy định, ví dụ: đối với cơ quan nhà nước phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đối với doanh nghiệp, thì doanh nghiệp phải đăng ký việc thay đổi trụ sở tại cơ quan đăng ký kinh doanh…

Trong một môi trường kinh doanh lành mạnh, việc phải có trụ sở và công khai nơi đặt trụ sở của pháp nhân, đặc biệt là với các pháp nhân kinh tế không chỉ nhằm thực hiện yêu cầu quản lý của Nhà nước, mà chính là một trong những yếu tố hình thành uy tín của pháp nhân, buộc pháp nhân phải quan tâm vì quyền lợi của chính mình.

Bên cạnh trụ sở chính của pháp nhân đã nêu trên, pháp nhân có thể lựa chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc, đó là các văn phòng đại diện, chi nhánh hay văn phòng liên lạc, văn phòng giao dịch của pháp nhân ở nước ngoài, ở địa phương khác trong nước.

Văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân là những đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền của pháp nhân.

Một phần của tài liệu Quy định của BLDS 2015 về pháp nhân (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w