Hạt được đo kích thước : Chiều dài (a), chiều rộng (b) và chiều dày (c) theo hình
Hình 7. SEQ Hình_7. \* ARABIC 1 Đo kích thước hạt 7.1.2 Xác định thành phần hạt
Ngâm hạt với nước trong vòng 30', sau đó bóc vỏ và để tách riêng hai thành phần vỏ và nhân. Ta sấy vỏ và nhân đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 1050C.
Tính toán thành phần dựa trên độ ẩm hạt, khối lượng lúc đầu và sau khi sấy đến khối lượng không đổi của vỏ và nội nhũ.
7.1.3 Xác định hàm lượng ẩm
Nguyên tắc: Dùng nhiệt độ để làm bay hơi lượng nước tự do trong mẫu.
Tiến hành
Sấy cốc đến khối lượng không đổi: Cốc được rửa sạch, úp khô, sấy ở nhiệt độ 100-1050C trong khoảng 1 giờ, lấy ra làm nguội trong bình hút ẩm → cân → sấy tiếp ở nhiệt độ trên → làm nguội trong bình hút ẩm → cân → đến khi nào giữa 2 lần cân liên tiếp, sai khác không quá 5.10-4g.
Cân chính xác 1g mẫu (đã được chuẩn bị) trong cốc sứ (đã được sấy khô đến khối lượng không đổi). Chuyển cốc vào tủ sấy, sấy ở 1050C liên tục trong 3 giờ.
Lấy mẫu ra để nguội trong bình hút ẩm → cân trên cân phân tích → sấy tiếp tục ở nhiệt độ 100÷1050C đến khối lượng không đổi như trên.
Tính kết quả
Độ ẩm (hàm lượng nước) của nguyên liệu được tính theo công thức sau:
XH2O = QUOTE 100(%)
Trong đó:
XH2O : Độ ẩm (hàm lượng nước) của bần nguyên liệu (%).
G1 : Khối lượng cốc sấy và mẫu trước khi sấy (g).
84
G2 : Khối lượng cốc sấy và mẫu sau khi sấy (g).
G : Khối lượng cốc sấy (g).
7.1.4 Xác định hàm lượng đường khử
Định lượng đường khử bằng phương pháp quan phổ so màu.
Nguyên tắc
Phương pháp này dựa trên cơ sở phản ứng tạo màu giữa đường khử với thuốc thử acid dinitrosalicylic (DNS). Cường độ màu của hỗn hợp phản ứng tỷ lệ thuận với nồng độ đường khử trong một phạm vi nhất định. So màu tiến hành ở bước sóng 540nm. Dựa theo đồ thị đường chuẩn của glucose tinh khiết với thuốc thử DNS sẽ tính được hàm lượng đường khử của mẫu nghiên cứu.
Tiến hành:
Cân chính xác 3g mẫu, đem mẫu trích ly bằng nước nóng ở 800C và trích nhiều lần. Thêm HCl 0.1N vào dịch trích đến pH =4.5. Sau đó đem lọc, dịch lọc được nhỏ 3 giọt methyl red và cho từ từ từng giọt NaOH 5% đến khi xuất hiện màu hồng nhạt. Sau đó đem hỗn hợp đi lọc qua giấy lọc ta thu được dung dịch trong. Tiếp theo đưa dung dịch này vào bình định mức và định mức lên 100ml. Ta được dung dịch mẫu.
Dựng đường chuẩn: chuẩn bị dãy ống nghiệm theo bảng sau (ml):
STT ĐC 1 2 3 4 5 Mẫu
Dd chuẩn (mg) 0.2 0.4 0.6 0.8 1
Dd mẫu (ml) 1
Nước cất (ml) 3 2.8 2.6 2.4 2.2 2 2
Thuốc thử DNS (ml) 1 1 1 1 1 1 1
Để các ống nghiệm vào nồi cách thủy dang sôi đúng 5 phút.
Lấy ra, làm lạnh đến nhiệt độ phòng rồi đem đi đo mật độ quang ở bước sóng 540nm với mẫu đối chứng (ĐC) là nước cất. Ghi kết quả.
Hình 7. SEQ Hình_7. \* ARABIC 2 Đường chuẩn đo hàm lượng đường khử
Tính toán
Trong đó:
m- lượng mẫu đem thí nghí nghiệm (g)
V- thể tích định mức dung dịch thí nghiệm (100ml)
X-nồng độ đường khử trong dung dịch mẫu tính theo glucose f- hệ số pha loãng mẫu
7.1.5 Hàm lượng đường tổng
Nguyên tắc
Phương pháp sử dụng phenol - acid sulfuric đậm đặc dùng để xác định nồng độ đường trong một dung dịch. Acid sulfuric đậm đặc sẽ cắt các polysaccharide thành các monosaccharide, các monosaccharide này sẽ bị khử thành các chất trung gian, và dưới sự hiện diện của phenol, những chất trung gian này sẽ tạo thành những sản phẩm màu vàng và hấp thụ ở bước sóng 490nm. Cường độ màu tỷ lệ thuận với lượng đường trong mẫu.
Tiến hành
Dựng đường chuẩn: Hỳt từ 10 – 70 àL dung dịch đường chuẩn với bước nhảy 10 àL vào 7 ống nghiệm khỏc nhau hỳt thờm 1 mL dung dịch phenol 5% lắc đều
thêm 5 mL acid sulfuric 96% lắc đều để nguội về nhiệt độ phòng đo độ hấp thu ở bước sóng 490nm.
Đo mẫu:
Cân chính xác 3g mẫu, đem mẫu trích ly bằng nước nóng ở 800C và trích nhiều lần. Thêm HCl 0.1N vào dịch trích đến pH =4.5. Sau đó đem lọc, hút 1 mL dịch lọc đã pha loãng vào ống nghiệm thêm 1 mL dung dịch phenol 5% lắc đều thêm 5 mL acid sulfuric 96% lắc đều để nguội về nhiệt độ phòng đo độ hấp thu ở bước sóng 490 nm.
86
Tính toán
Dựng đường chuẩn độ hấp thu – khối lượng đường saccharose. Khối lượng đường tổng (x) tương đương với saccharose của dịch chiết được nội suy từ độ hấp thu của mẫu phân tích tương ứng.
Nồng độ đường tổng được tính theo công thức
Trong đó:
m- lượng mẫu đem thí nghí nghiệm (g)
V- thể tích định mức dung dịch thí nghiệm (100ml)
x-nồng độ đường tổng trong dung dịch mẫu tính theo saccharose f- hệ số pha loãng mẫu
Hình 7. SEQ Hình_7. \* ARABIC 3 Đường chuẩn đo hàm lượng đường tổng 7.1.6 Phương pháp xác định lượng nitơ tổng
Nguyên tắc
Khi đốt nóng vật phẩm đem phân tích với H2SO4 đậm đặc, các hợp chất hữu cơ bị oxi hóa. Carbon và hydro tạo thành CO2 và H2O. Còn nitơ sau khi được giải phóng ra dưới dạng NH3 kết hợp với H2SO4 tạo thành (NH4)2SO4 tan trong dung dịch. Đuổi NH3 khỏi dung dịch bằng NaOH đồng thời cất và thu NH3 bằng một lượng dư H2SO4 0.1N. Định phân lượng H2SO4 0.1N còn lại bằng dung dịch NaOH 0.1N chuẩn, qua đó tính được lượng nitơ cóo trng mẫu nguyên liệu thí nghiệm.
Tiến hành
- Vô cơ hóa mẫu: cho 1g mẫu xác định vào ống Kieldal, thêm vào 10ml dung dịch H2SO4 đậm đặc và xúc tác HClO4. Đưa ống vào máy để vô cơ hóa mẫu.
Sau khi vô cơ mẫu xong, ta định mức dung dịch này lên 100ml.
- Định đạm bằng máy Kjeldahl: Hút 10 ml mẫu đã định mức vào ống, rồi đưa vào máy Kjeldahl để định đạm. Đồng thời, đưa vào một erlen có chứa thuốc thử H2SO4 0.1N để thu mẫu.
Mẫu này sau đó đem đi chuẩn độ bằng NaOH 0,1N đến khi xuất hiện màu hồng nhạt.
Tính toán
Hàm lượng nitơ tổng số (Nt) có trong mẫu:
Trong đó:
N- hàm lượng nitơ tính bằng phần trăm khối lượng a- số mL dung dịch chuẩn H2SO4 0.1N đem hấp thụ NH3
b- số mL NaOH 0.1N tiêu tốn cho chuẩn độ m- khối lượng mẫu đem vô cơ hóa, g
V- tổng thế tích định mức dung dịch vô cơ hóa (100mL) v- thể tích dung dịch vô cơ hóa dùng chưng cất (10mL) 0,0014 : số gam nitơ ứng với 1ml H2SO4 0,1N.
k- hệ số điều chỉnh nồng độ NaOH 0.1N
7.1.7 Phương pháp xác định lượng lipid tổng
Nguyên tắc
Dùng dung môi kị nước trích ly hoàn toàn lipid từ nguyên liệu đã được nghiền nhỏ.
Một số thành phần hòa tan trong chất béo cũng được tr1ich ly bao gồm sắc tố, các vitamin tan trong chất béo, các chất mùi tuy nhiên hàm lượng của chúng thấp. Do có lẫn tạp chất, phần trích ly được là lipid tổng hay dầu thô.
Hàm lượng lipid tổng có thể được tính bằng cách cân trực tiếp lượng dầu sau khi chưng cất loại sạch dung môi hoặc tính gián tiếp từ khối lượng bã còn lại. Ưu điểm của các tính giám tiếp là có thể đồng thời trích ly nhiều mẫu trong cùng một trụ chiết.
88
Tiến hành
− Nguyên liệu được nghiền nhỏ, sấy khô đến khối lượng không đổi. Cân chính xác 5g rồi cho mẫu vào túi giấy. Gấp kín mép túi, đặt túi có mẫu phân tíchvào trụ chiết.
− Trước khi chiết, bình cầu được sấy khô đến khối lượng không đổi.
− Đặt bỡnh cầu trờn nồi cỏch thủy và cho ete vào ẵ thể tớch bỡnh.
− Cho túi nguyên liệu vào trụ chiết.
− Lắp trụ chiết vào bình cầu.
− Cho dung môi vào bình chiết đến ngập túi nguyên liệu. mức dung môi đến phần trên ống xifon trụ chiết.
− Lắp ống làm lạnh, ngâm nguyên liệu trong dung môi một vài giờ.
− Mở công tắc đèn, điều chỉnh nhiệt độ (đối với ete không quá 500C) sao cho số lần dung môi rút từ trụ chiết xuống bình cầu khoảng 5-8 lần trong 1 giờ.
− Chiết trong vòng 12 giờ cho đến khi trích ly hoàn toàn hết chất béo. Thử lipid đã chiết hết bằng cách lấy 1 vài giọt ete từ đầu cuối trụ chiết cho lên đĩa kính đồng hồ sạch. Cho bay hơi hết ete. Nếu không có lipid trên đĩa kính, xem như lipid đã được chiết hoàn toàn.
− Khi chiết xong, lấy bình cầu ra, lắp ống sinh hàn vào và cất lấy ete.
− Sau khi kết thúc thí nghiệm như trên, lấy túi mẫu nguyên liệu ra khỏi bình chiết,cho bay hơi hết dung môi, sấy khô đến trọng lượng không đổi.
Tính toán
trong đó:
M1- khối lượng bao giấy và mẫu ban đầu, g
M2- khối lượng bao giấy và mẫu sau khi trích lipid và sấy khô, g m- khối lượng mẫu ban đầu, g