Ảnh 8: Phát ngôn viên của nhóm thuyết trình Kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy thực nghiệm
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP CỤ THỂ TRONG CHUYÊN ĐỀ VÀ GỢI Ý LỜI GIẢI
1. Dạng đề đọc hiểu
Do giới hạn dung lượng chuyên đề, chúng tôi xin giới thiệu 5 đề mẫu dưới đây để các thầy cô tham khảo, góp ý:
Đề 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng) a/ Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?
b/ Nêu nội dung cơ bản của đoạn thơ.
c/ Đoạn thơ có sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ ngữ đó và nêu tác dụng của chúng.
d/ Chỉ ra phép tu từ nói giảm được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của phép tu từ đó.
Gợi ý:
a/ Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ 7 tiếng.
b/ Đoạn thơ tập trung khắc họa chân dung người chiến binh Tây Tiến (ngoại hình, tâm hồn, lí tưởng, sự hi sinh).
c/ Những từ Hán Việt được sử dụng là: đoàn binh, biên giới, chiến trường, biên cương, viễn xứ, áo bào, độc hành. Việc sừ dụng những từ Hán Việt ở đây đã tạo ra sắc thái trang trọng, mang ý nghĩa khái quát, làm tôn thêm vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, góp phần tạo ra vẻ đẹp hào hùng cho hình tượng.
d/ Phép tu từ nói giảm dược thể hiện trong câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Cụm từ “về đất” được thay thế cho sự chết chóc, hi sinh. Phép tu từ này có tác dụng làm giảm sắc thái bi thương cho cái chết của người lính Tây Tiến. Người lính Tây Tiến ngã xuống thật thanh thản, nhẹ nhàng. Đó là cuộc trở về với đất mẹ
và đất mẹ đã dang rộng vòng tay đón những đứa con yêu vào lòng.
Đề 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức
( trích Sóng, Xuân Quỳnh- sgk ngữ văn 12 tập 1)
a. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu
tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó trong đoạn thơ?
b. Đọan thơ trên thể hiện phẩm chất gì của người phụ nữ khi yêu?
c. Tìm 1 câu ca dao thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu như đoạn thơ trên?
Gợi ý:
a/ Biện pháp nghệ thuật nhân hoá (con sóng mang tâm trạng của con người); biện pháp đối: dưới lòng sâu – trên mặt nước (sự tồn tại của con sóng ở nhiều dạng thức khác nhau); điệp từ: con sóng (nhấn mạnh hình ảnh trữ tình).
b/ Đoạn thơ thể hiện phẩm chất chung thuỷ của người con gái khi yêu.
c/ Học sinh nêu được 1 câu ca dao nói về nỗi nhớ. Ví dụ:
- Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai?
- Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than?
Đề 3: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn - Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)
a/ Đoạn thơ trên được được tổ chức theo hình thức nào?
b/ Đoạn thơ trên nói về nội dung gì?
c/ Nội dung đó được thể hiện thông qua việc sử dụng từ ngữ, kiểu câu như thế nào?
d/ Đoạn thơ trên đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ cơ bản nào?
Nêu tác dụng cụ thể của các phép tu từ trên.
e/ Hãy đặt tiêu đề cho đoạn thơ trên.
Gợi ý:
a/ Đoạn thơ trên được tổ chức theo hình thức đối đáp giữa người đi và kẻ ở.
b/ Nội dung nói về sự băn khoăn, lưu luyến, bịn rịn của con người trong buổi chia tay.
c/ Sự băn khoăn, lưu luyến, bịn rịn ấy được thể hiện rất rõ thông qua việc sử dụng các từ láy bộc lộ tâm trạng con người như: bâng khuâng, bồn chồn và việc sử dụng các câu hỏi tu từ với từ (Mình về mình có nhớ ta, mình về mình có nhớ không). Hỏi nhưng không chỉ đề hỏi mà còn là để gợi nhắc những kỉ niệm gắn bó.
d/ Đoạn thơ đã sử dụng thành công phép tu từ hoán dụ và im lặng:
+ Hoán dụ: Áo chàm được dùng để chỉ người đưa tiễn. Qua hình ảnh này ta hiểu được tính chất của cuộc chia tay. Đó là cuộc chia tay lớn, cuộc chia tay lịch sử.
Trong cuộc chia tay này, không phải chỉ có một người, hai người đưa tiễn mà là cả Việt Bắc bao gồm nhân dân sáu tỉnh Cao – Bắc – Lạng; Hà – Tuyên – Thái và cả thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc tiễn đưa người đi, cán bộ kháng chiến.
+ Phép tu từ im lặng (dấu chấm lửng) ở cuối câu có (khoảng lặng cảm xúc) tác dụng diễn tả phút ngừng lặng, trùng xuống của một cuộc chia tay đầy xúc động, bâng khuâng, tay trong tay mà không nói lên lời. Khoảng lặng cảm xúc gọi cảm hứng, gợi cảm xúc đánh thức tâm hồn con người.
e/ Tên đoạn thơ: Cuộc chia tay lịch sử, cảnh chia tay.
Đề 4 : Đọc bốn câu thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?
( trích Việt Bắc- Tố Hữu, sgk 12 tập 1)
a/ Thời gian “mười lăm năm ấy” được nhắc đến trong đoạn thơ là khoảng thời gian nào?
b/ Xác định các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó trong đoạn thơ?
c/ Cách xưng hô trong đoạn thơ trên gợi em nhớ đến câu ca dao nào? (viết câu ca dao đó).
Gợi ý:
a/ Thời gian từ 1940 đến 1954.
b/ Các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ (cây, núi, sông nguồn) chỉ không gian Việt Bắc và cội nguồn cách mạng; điệp từ (có nhớ, mình), điệp cấu trúc ngữ pháp làm cho đoạn thơ mang màu sắc văn học dân gian thể hiện được tâm trạng nhớ nhung, lo lắng, bồn chồn, không yên lòng của người ở lại.
c/ Học sinh viết được 1 câu ca dao có dùng 2 đại từ ta – mình. Ví dụ:
Mình nhớ ta như cà nhớ muối Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng Đề 5: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời”
a/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
b/ Từ hoá thân ở đây nên được hiểu như thế nào?
c/ Theo anh chị đoạn thơ trên của Nguyễn Khoa Điềm nói về điều gì?
Gợi ý:
a/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.
b/ Từ hoá thân cần được hiểu là hành động cống hiến, sẵn sàng hi sinh cho đất nước, tự nguyện dâng hiến trọn vẹn cho đất nước để bất tử hóa cùng non sông của mỗi người dân.
c/ Bốn câu thơ giàu chất trữ tình – chính luận, nó vang lên như là lời tự nhủ, tự dặn mình của nhà thơ và là lời của nhà thơ nhắn nhủ với mọi người một cách chân thành, tha thiết về ý thức trách nhiệm với đất nước.
2. Dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí đặt ra trong đoạn trích (tác phẩm thơ)
Đề bài:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời”
(Đất Nước – Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
Dựa vào những câu thơ trên, anh (chị) hãy phát biểu trong một bài văn ngắn (không quá 600 từ) ý kiến cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với đất nước.
Gợi ý:
Yêu cầu chung: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí thể hiện trong tác phẩm văn học. Biết kết hợp các thao tác lập luận. Bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
1. Tìm hiểu đoạn thơ
- Đất Nước trích chương V, trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác vào mùa đông năm 1971, nhà thơ bộc lộ tấm lòng yêu quê hương đất nước và ca ngơi truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc mình. Qua đoạn thơ:
Em ơi em Đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời…
nhà thơ đã bộc lộ sự tự ý thức của tuổi trẻ về vai trị, trách nhiệm của mình trong cuộc chiến đấu và sự tự thức sâu sắc về Đất nước, về nhân dân qua những trải nghiệm của chính mình.
- Giải thích các từ ngữ: máu xương, gắn bó, san sẻ, hóa thân. => Nội dung đoạn thơ: Đất nước gần gũi, gắn bó mật thiết với mỗi con người, mỗi con người là một phần của đất nước. Cho nên, mỗi cá nhân phải biết tự nguyện gắn bó, cống hiến, hi sinh để làm giàu đẹp thêm cho đất nước, giữ gìn, phát huy và nối tiếp truyền thống của đất nước.
- Đoạn thơ như một lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm với đất nước.
Mỗi cá nhân cần phải biết tự nguyện gắn bó, cống hiến, hi sinh để làm giàu đẹp thêm cho đất nước, giữ gìn, phát huy và tiếp nối truyền thống của đất nước. Tuy là đoạn thơ chính luận nhưng người đọc không cảm thấy là những lời “giáo huấn” mà chỉ như một lời tự nhủ, tự dặn mình, chân thành, tha thiết…
2. Bàn luận
* Vai trò của quê hương, đất nước
– Đất nước vốn rộng lớn, trừu tượng nhưng thực ra cũng rất cụ thể, gần gũi đối với mỗi người.
- Đất nước là máu xương của mình nên chúng ta phải biết gắn bó và san sẻ:
+ Đất nước là không gian, thời gian ta sinh hoạt, lao động hàng ngày, lưu giữ cho ta những kỉ niệm, kí ức, cảm xúc…
+ Đất nước hiện hình trong dáng dấp, màu da, mái tóc, tiếng nói, giọng điệu của mỗi người.
+ Đất nước là quê hương, trong quê hương có gia đình – người thân của chính chúng ta.
+ Vì thế, hi sinh, cống hiến cho đất nước cũng là hi sinh, cống hiến cho những người thân yêu của mình.
* Mỗi cá nhân, mỗi thế hệ là một mắt xích quan trọng trong cuộc chạy tiếp sức vĩnh cửu giữa các thế hệ để làm nên truyền thống dân tộc. Đặc biệt là thanh niên.
Thanh niên chính là hiện tại và tương lai của đất nước. Mỗi cá nhân thanh niên cần phải có trách nhiệm tự nguyện gánh vác những công việc chung của đất nước.
– Ở mỗi thời điểm, thanh niên có cách gắn bó và san sẻ với đất nước khác nhau:
+ Thời chiến: cả một thế hệ thanh niên “gác bút nghiên theo việc đao cung”, hi sinh cuộc sống của mình để bảo vệ đất nước…VD: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”,“Ta biết giấu mặt vào đâu, gấu quần hay gấu áo khi đường Trường Sơn không có dấu chân ta ” (Mãi mãi tuổi hai mươi- Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)
+ Thời bình, nhất là trong công cuộc hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế như hiện nay : thanh niên cần trau dồi tri thức, bắt kịp thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng trước cuộc hội nhập quốc tế, trước những cám dỗ vật chất, rèn luyện sức khoẻ để cống hiến, dựng xây đất nước…HS lấy dẫn chứng minh hoạ: Trong lao động, trong chiến đấu, trong thời kì hội nhập hôm nay.
+ Trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hội nhập mở cửa hiện nay, thanh niên cần trau dồi tri thức, bắt kịp thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng trước cuộc hội nhập quốc tế, rèn đức luyện tài để “vừa hồng, vừa chuyên”
đáp ứng được yêu cầu của xã hội. (Học sinh có thể trình bày suy nghĩ riêng của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với đất nước. Nhưng nói chung, cần đảm bảo các ý sau):
+ + Tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách;
+ + Tham gia các hoạt động ngoại khóa, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần;
+ + Tích cực lao động, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc;
+ + Phát huy văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc;
+ + Sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc khi Tổ quốc cần,...)
– Phê phán những quan niệm sai lầm về đất nước, phê phán những ai ích kỉ chỉ biết vội vàng đòi hỏi ở đất nước mà không đóng góp, thậm chí làm băng hoại, hoen ố truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3. Bình luận, đánh giá và liên hệ với bản thân.
– Qua đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một quan niệm đúng đắn về đất nước và ý thức rất rõ ràng về trách nhiệm của mình và thế hệ mình trước vận mệnh của dân tộc. Tư tưởng ấy phù hợp với mọi hoàn cảnh, mọi thời đại và có tác dụng to lớn trong việc hiệu triệu thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
– Là một thanh niên, ta cần xác định rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước.
3. Dạng đề nghị luận về một đoạn thơ hoặc một tác phẩm thơ a. Dạng đề nghị luận về một đoạn thơ
Đề 1 :
Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
(Trích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng).
Gợi ý:
I. Đặt vấn đề :
- Tây Tiến là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.
- Đoàn quân Tây Tiến được thành lập vào đầu năm 1947. Những người lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả học sinh, sinh viên.
- Đoạn thơ cần phân tích là đoạn thứ ba của bài thơ, trong đó Quang Dũng đã khắc họa hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn, thấm đẫm tinh thần bi tráng.