Ảnh 8: Phát ngôn viên của nhóm thuyết trình Kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy thực nghiệm
E. GIỚI THIỆU NHỮNG ĐỀ NÂNG CAO TỰ GIẢI
Lưu ý: - Sau khi học sinh đã lĩnh hội được các kiến thức về tác giả, tác phẩm qua các tiết học theo phân phối chương trình Ngữ văn 12 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được giáo viên cung cấp những kiến thức lí luận, những vấn đề then chốt và hướng dẫn giải 6 dạng đề văn trên đây, giáo viên có thể dần dần đưa ra những đề tự giải nâng cao như sau để học sinh tự tìm cách giải quyết. Giáo viên sẽ chấm sản phẩm bài làm của học sinh và đóng vai trò cố vấn để giúp các em hoàn thành bài tập.
- Do giới hạn về dung lượng chuyên đề, tôi chỉ xin giới thiệu với các đồng chí đề tự giải nâng cao dành cho học sinh khá giỏi.
Đề 1:
Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:
Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
(Trích Mặt đường khát vọng- Chương Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm) Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức.
( Trích Sóng – Xuân Quỳnh) Đề 2 :
Bàn về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, sách giáo viên Ngữ văn 12 Nâng cao khẳng định: "Là một thi phẩm xuất sắc, gần như đạt đến sự toàn bích, bài thơ Tây Tiến ở đoạn nào cũng có những câu đặc sắc, những hình ảnh độc đáo".
Anh/ chị hãy dựa vào những hiểu biết về bài thơ để trình bày quan điểm của mình về nhận định trên.
Đề 3 :
“Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó.
Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm nghệ thuật.(Theo Nguyễn Khải, Các nhà văn nói về văn, tập 1NXB Tác phẩm mới, HN, 1985,trang 61). Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến nêu trên? Hãy liên hệ với sáng tác của Tố Hữu.
Đề 4 :
Qua bài thơ Sóng, nhà thơ Xuân Quỳnh đã thể hiện một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay.
Từ cảm nhận về bài thơ Sóng, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Đề 5:
Hãy chứng minh rằng: Tây Tiến là "thứ quả lạ trái mùa" của thơ ca kháng chiến chống Pháp, "một lệch chuẩn tài hoa" của Quang Dũng.
Đề 6:
Lưu TrọngLư cho rằng: Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi. Còn Xuân Diệu lại khẳng định: Thơ hay là thơ chín đỏ trong cảm xúc.
Suy nghĩ của em về 2 ý kiến trên?
Đề 7:
Nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
"Đóng bài thơ như đóng cái cọc vào đời để chống nước trôi xuôi Làm cho mọi người nghe được cái vô hình này: thời gian họ sống Anh phải làm cho thời đại đến sớm hơn là nó đến
Anh phải là gió đưa hương nhưng chính anh lại là hương"
(Trích "Nghĩ về thơ, nghĩ về thư, nghĩ..."- in trong tập thơ Đối thoại mới) Anh chị có suy nghĩ gì về vấn đề lí luận văn học mà nhà thơ đề cập đến? Hãy chọn và phân tích một tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 12 ban cơ bản để làm sáng tỏ chân lí nghệ thuật đó.
Đề 8:
"Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại"
(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Hãy giải thích ý thơ trên và làm sáng tỏ ý thơ đó qua việc cảm nhận đoạn trích Đất Nước.
Đề 9:
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng tâm sự: “Tôi cố gắng thể hiện một hình ảnh đất nước giản dị, gần gũi nhất. Đó là cách để đi vào lòng người đồng thời là cách để tôi đi con đường riêng của mình, không lặp lại người khác”.
Anh/ chị hãy tìm con đường riêng của Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn trích “Đất nước” (trích chương V - Trường ca “Mặt đường khát vọng”).
Đề 10:
Trong bài thơ "Vân chữ", Lê Đạt viết:
"Mỗi công dân đều có một dạng vân tay
Mỗi người nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn!"
Từ hai đoạn thơ dưới đây, hãy chỉ rõ dạng "vân chữ" "không trộn lẫn" của mỗi nhà thơ:
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
(Tây Tiến - Quang Dũng)
"Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy"
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Đề 11:
"Sống là hành động, thơ cũng hành động. Với Tố Hữu, thơ là hình thức tươi đẹp nhất của hoạt động cách mạng, của sự sống” (Đặng Thai Mai).
Hãy phân tích đoạn trích Việt Bắc để làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề 12:
Quan niệm của em về một bài thơ hay?
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT Tên tài liệu tham khảo
1 Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008
2 Ngữ văn 12 nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục 2008 3 Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008
4 Sách giáo viên Ngữ văn 12 nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục 2008 5 Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn, NXB Giáo dục,
2011
6 Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Giáo dục 2005 7 Dàn bài Làm văn 12, NXB Giáo dục 1997
8 Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục 2004 9 Lí luận văn học, NXB Giáo dục 2002
10 Cẩm nang ôn luyện môn Văn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001