Biểu đạt những vấn đề liên quan đến tính và bài tiết

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học uyển ngữ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 44 - 119)

7. Bố cục

3.1.3 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến tính và bài tiết

Xã hội loài người từ xưa đến nay luôn tuân thủ một nguyên tắc giao tiếp đó là “不宜违之” (không dễ dàng đi ngược lại điều đó), lời nói không nên quá trực tiếp, nhất là những vấn đề có liên quan đến cấm kị, không nhã càng không thể nói ra. Từ xưa đến nay con người luôn xem hành vi giới tính, bài tiết là những sự việc cấm kị và khiếm nhã. Vì vậy khi ngôn ngữ đề cập đến “giới tính”, bài tiết, bộ phận cơ thể đều cố gắng kiêng kị, không muốn nói ra. Uyển ngữ liên quan đến các phương diện này cũng vì thế mà xuất hiện.

Do chịu ảnh hưởng của quan niệm lý luận đạo đức của phong kiến, đến bây giờ mối quan hệ và hành vi liên quan đến quan hệ nam nữ đều bị cho là những việc khiếm nhã, không thanh cao. Những sự việc liên quan đến quan hệ nam nữ đều bị coi là những việc riêng tư, không tiện nói ra. Vì thế sử dụng uyển ngữ để gọi các sự việc này là lựa chọn tốt nhất.

Về phương diện này có các uyển ngữ sau:“办事” (làm việc); “云雨” (mây mưa); “房事” (sinh hoạt tình dục); “入港” (giao hợp ); “做爱” (làm tình); “同房”(chung chăn chung gối); “同床” (lên giường, cùng giường); “睡 觉” (ngủ); “夫妻生活” (sinh hoạt vợ chồng); “男女关系”; “闺房之事” (việc khuê phòng) v.v…Có lúc cũng sử dụng những từ ngữ có tính mơ hồ như “那件事”(việc đó); “见不得人的事” (những việc không thể cho người khác biết) để chỉ hành vi tình dục của nam và nữ (căn cứ trong ngữ cảnh mới có thể hiểu được). Sử dụng những uyển ngữ này vừa có thể khiến cho người nghe biết được ý của người nói vừa không làm cho người trong cuộc khó xử hay khó chịu.

Trong cuộc sống đời thường có những sự việc là hiện tượng tự nhiên như chết chóc và hành vi giới tính, bài tiết cũng thuộc loại này. Tuy những sự việc này đều là những hiện tượng sinh lý tự nhiên, nhưng trong đời sống thường ngày nếu như trực tiếp nói ra sẽ làm cho người khác lúng túng, không vui, sẽ chuốc lấy

sự chán ghét của người khác, bởi vì các loại mùi và những vật ô uế do con người thải ra đều bị kiêng kị và ngại ngùng, vì thế khi đề cập đến vấn đề này người ta thường sử dụng uyển ngữ.

Ví dụ: gọi bộ phận sinh dục của nam và nữ là “阴道”(âm đạo); “阳 具”(dương vật); “下身”(phần bên dưới)…

Liên quan đến việc đi vệ sinh cũng có nhiều uyển ngữ như: “解手”(đại tiện); “净手” (rửa sạch tay); “大便”(đại tiện); “小便”(tiểu tiện); “小 解”(tiểu giải); “蹲点” (ngồi xổm một chút); “去洗手间” (đi phòng rửa tay, phòng vệ sinh); “出恭”(xuất cung); “去一号” (đi phòng số 1); “去 五号” (đi phòng số 5); “轻松会一下” (thoải mái một chút) v.v… Trong đó “去一号” (đi phòng số 1) biểu thị “đi vệ sinh” là việc lớn đứng hàng đầu;“去 五号” (đi phòng số 5) vì người Trung Quốc cho rằng tư thế ngồi xổm của con người giống chữ “五”(ngũ)trong tiếng Hán.

Tuy “tính”, “bài tiết” là những hiện tượng tự nhiên, khách quan, nhưng việc đó vẫn đi ngược lại với tư tưởng cầu nhã của con người, vì vậy sử dụng uyển ngữ trong giao tiếp là lựa chọn tốt nhất của con người.

3.1.4 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, địa vị cao thấp

Đối với những người làm những công việc bị xã hội coi là hạ tiện. Những công việc này có thể làm cho những người theo nghề này cảm thấy mình bị thấp hơn người khác một bậc, cảm thấy tự ti. Khi trực tiếp nhắc đến nghề nghiệp của họ sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của họ. Để cho những người khác trong xã hội tôn trọng những người này, khiến cho họ có sự tự hào đối với nghề nghiệp của mình, mọi người thường sử dụng uyển ngữ để gọi các nghề đó và những người làm nghề đó.

Ví dụ: gọi lao công quét rác là“环卫人员”(nhân viên môi trường), “城 市美容师”(thợ làm đẹp thành phố). Gọi người sửa giày là “重整鞋者” (người chỉnh sửa lại giày); gọi “焚尸工” (người chuyên phụ trách thiêu xác chết) là “

殡葬服务人员”(nhân viên hỏa táng); gọi “电梯服务员” (người phục vụ thang máy) là “垂直交通大队队员” (nhân viên đội giao thông vuông góc); gọi “屠夫” (người giết mổ) là “肉类技术专家“ (người chuyên xử lý các loại thịt). Gọi“佣人” (người ở) là “保姆”(bảo mẫu),“家庭服务员” (người giúp việc gia đình);“家政助理”(trợ lý gia đình); “家庭秘书” (thư ký gia đình); gọi thợ cắt tóc là “形象设计师“(nhà tạo mẫu hình tượng); gọi bà mai là“红娘”(hồng nương), “月下老人” (nguyệt lão dưới trần).

Tùy theo sự thay đổi quan niệm xã hội, một số việc mất mặt (không nhìn thấy ánh sáng mặt trời) cũng được sử dụng uyển ngữ thay thế như: chỉ nghề hoặc những người theo nghề kĩ nữ là “小姐”(tiểu thư); “女郎迷途” (người phụ nữ mê hoặc làm người khác quên mất đường về); “单身汉的妻子” (vợ của những người đàn ông độc thân); “大放女郎” (người phụ nữ hào phóng); “弱 女子” (người phụ nữ yếu đuối); “黄昏女士” (người phụ nữ của hoàng hôn).

Ngoài ra để tránh nhắc đến sự nghèo khổ, làm người khác không vui, liền xuất hiện những uyển ngữ như: “手头紧” (túng tiền); “口袋空空” (viêm màng túi); “经济上有些困难”(kinh tế khó khăn) để chỉ những người nghèo không một xu dính túi; gọi những người nghèo là “时运不好”(thời vận không tốt).

Cùng với sự nghèo khó là tình trạng thất nghiệp. Thất nghiệp là hiện tượng phổ biến của xã hội, nhưng mọi người vẫn không muốn trực tiếp nói ra. Vì vậy liên quan đến thất nghiệp cũng có những uyển ngữ sau: “靠福利金的人”(dựa vào phúc lợi xã hội để sống), nói“解雇”(sa thải) thay cho “炒鱿鱼”(đuổi việc) v.v…

Sử dụng những uyển ngữ này có thể thỏa mãn được nhu cầu tâm lý, khiến cho họ dễ dàng tiếp nhận, đồng thời cũng làm cho tên gọi những công việc này dễ nghe hơn.

Bất luận ở Trung Quốc hay các quốc gia khác, sinh hoạt của phụ nữ luôn là vấn để tế nhị, khó nói ra, những cách biểu đạt liên quan đến vấn đề này cũng khác nhau.

Đối với phụ nữ mà nói, hình thể là rất quan trọng, bất luận là ai khi nhắc đến hình thể của phụ nữ đều rất thận trọng, nếu không sẽ chuốc lấy rắc rối và làm người khác khó chịu. Vì vậy mọi người sử dụng những uyển ngữ như: đối với những người phụ nữ mập thì không gọi họ “mập” mà gọi là “发福”(tròn trịa), “丰满”(phát tướng), “衣服瘦了”(quần áo chật rồi)… đối với những người phụ nữ ốm thì không nói họ ốm mà nói là “苗条”(thon thả), “线条好”(mảnh mai). Người phụ nữ nào có khuôn mặt xấu thì không nói họ xấu mà nói là “平 平”(bình thường), “不漂亮”(không đẹp),“有气质”(có khí chất)

Đối với một số hiện tượng sinh lý liên quan đến phụ nữ từ trước đến nay đều là chuyện khó nói, đặc biệt là “thời kỳ kinh nguyệt” của người phụ nữ, mỗi lần đến thời kỳ đó người phụ nữ luôn cảm thấy xấu hổ, khó chịu, không tiện nói ra. Về mặt này vẫn còn tồn tại một vài cách nói uyển chuyển như: “在周期中” (trong chu kỳ), “在花期中”(trong hoa kỳ), “难处理的日子”(những ngày khó xử), “忧郁的日子”(những ngày ưu tư), “每月的困难”(sự khó khăn trong tháng), “身体不舒服”(trong người không khỏe), “客人来访” (có khách đến tìm), “倒霉”(xui xẻo), “大姨妈来了”(dì lớn đến rồi); “例假”(lịch tháng); “老朋友来了”(bạn cũ đến thăm).

Liên quan đến phụ nữ còn có một việc không tiện nói ra đó chính là mang thai. Tuy mang thai là hỷ sự nhưng mọi người vẫn ngại nói ra việc này. Liên quan đến việc mang thai cũng có các uyển ngữ sau:“快当妈妈了”(sắp làm mẹ rồi);“有了” (có rồi); “有喜了”(có tin vui); “准备当母亲了”(chuẩn bị làm mẹ);“大肚子”(bụng to rồi);“吃两个人的饭”(ăn phần cơm của hai người) v.v…

dung, nghe êm tai hơn, dễ tiếp nhận hơn. Như thế có thể bảo vệ thể diện của phụ nữ vừa thể hiện người nói là người lịch sự.

3.2 Uyển ngữ trong tiếng Việt

Uyển ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ, sử dụng một số cách nói uyển chuyển, hàm súc, nhẹ nhàng để thay thế những từ ngữ thô tục, khiếm nhã, cần kiêng kị, vì thế trong sinh hoạt giao tiếp uyển ngữ tạo ra hiệu quả tốt nhất. Các lĩnh vực như: chết choc, bệnh tật, bài tiết, hành vi giới tính, địa vị cao thấp, liên quan sinh hoạt phụ nữ đều bị xem là kiêng kị, không nhã, là những đề tài mà con người không muốn trực tiếp nói đến. Không chỉ có Trung Quốc sử dụng uyển ngữ mà ở Việt Nam uyển ngữ về những mặt này cũng được sử dụng để thay thế.

3.2.1 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến chết chóc

Ở Việt Nam hai từ chết chóc cũng bị mọi người kiêng kị, bởi vì không có người nào không sợ chết, do đó mọi người luôn cố gắng kiêng kị chữ chết. Không kể già trẻ hay trai gái khi nhắc đến chữ chết đều cảm thấy không vui, khó chịu, chói tai. Liên quan đến chữ chết trong tiếng Việt đều có những uyển ngữ liên quan, vả lại đối tượng khác nhau thì uyển ngữ cũng khác nhau.

Đối với cái chết của danh nhân và những người có công với đất nước (chiến sĩ cách mạng) có các uyển ngữ như: từ trần, tạ thế, qua đời, đi xa, khuất bóng, khuất núi, yên giấc, yên nghĩ, trăm tuổi, hi sinh, bỏ mình, nằm xuống, ngã xuống, hi sinh vì Tổ quốc, hiến thân vì nghĩa lớn, lên đường theo tổ tiên, đi gặp cụ Mác-Lênin v.v…

Ngoài các uyển ngữ nói trên, người bình thường chết cũng có các cách nói uyển chuyển như: mất, đi đoàn tụ ông bà, tắt thở, tim ngừng đập, lo hậu sự, sang tây thiên, nhắm mắt lìa đời, lìa trần, đã khuất, về với đất, đi rồi v.v…

Ví dụ:

- Các cụ đã khuất núi cả rồi.

- Bệnh nhân đã tắt thở, tim đã ngừng đập.

- Đã đến độ tuổi mà người ta cho rằng thất thấp cổ lai hi rồi sớm muộn gì cũng sẽ trở về với đất mà thôi.

Trong đời sống hàng ngày khi nói đến những kẻ xấu bị mọi người căm ghét như trộm cướp, tay sai, bán nước, giặc cướp nước… thì đối với cái chết của những người này, mọi người thường sử dụng những cách nói có sắc thái biểu cảm sự khinh ghét như: đi chầu diêm vương, đi bán muối, bỏ mạng, đi chầu ông bà ông vải, đi đời, ngoẻo rồi, ngỏm rồi, toi rồi v.v…

Ví dụ:

- Thứ người như nó nên quẳng xuống sông chầu ông vải cho rồi.

- Thế là đi đời nhà ma một tên cướp.

- Thế là hết đời tên phản bội.

- Toi luôn một lúc năm tên giặc.

- Tên tay sai ấy cuối cùng cũng bỏ mạng vì sự phản bội của mình.

Như vậy cho thấy uyển ngữ về cái chết trong tiếng Hán và Tiếng Việt được sử dụng tương đối giống nhau, người Trung Quốc và người Việt đều kiêng kị chữ chết, cách nói uyển chuyển về cái chết có rất nhiều, tùy vào địa vị và thân phận có những uyển ngữ khác nhau.

3.2.2 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến bệnh tật và khiếm khuyết sinh

Người Việt Nam cũng giống như người Trung Quốc đều kiêng kị, tránh nhắc đến hai vấn đề bệnh tật và bài tiết, khi cần thiết phải nhắc đến thì thường sử dụng những từ ngữ, cách nói uyển chuyển nhẹ nhàng để biểu đạt. Sử dụng những từ ngữ, cách nói này sẽ không làm người nghe cảm thấy không vui, khó chịu.

Trong tiếng Việt có một số từ ngữ và cách nói uyển chuyển liên quan đến bệnh tật như: không khỏe, hơi khó chịu, hơi mệt, sắc mặt không tốt, đau đầu chóng mặt v.v…Ngoài ra người Việt cũng rất sợ nhắc đến những căn bệnh như

ung thư, lao phổi, Aisd vì đó là những căn bệnh không thể trị khỏi hẳn, kết quả những căn bệnh này đem lại là sự dày vò về tinh thần và thể xác và cuối cùng là cái chết. Vì vậy khi cần thiết phải nói đến những căn bệnh này thì mọi người thường sử dụng một số từ ngữ uyển chuyển để thay thế việc trực tiếp nói ra tên của những căn bệnh này.

Đối với căn bệnh đáng sợ như bệnh Aisd và ung thư thì có những cách gọi như: căn bệnh thế kỉ; bệnh bất trị; bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y…Nói như thế sẽ làm cho người nghe dễ chấp nhận hơn, bớt sợ hãi hơn so với việc trực tiếp nói ra.

Ví dụ:

- Sở Y tế thường khuyến cáo mọi người phòng chống bệnh AIDS (căn bệnh của thế kỉ). Bệnh này có thể lây qua ba đường như: đường tình dục, đường máu, mẹ truyền sang con vì vậy chúng ta phải hiểu rõ và tích cực phòng chống bệnh này, hãy để cho bản thân mình có một cuộc sống lành mạnh.

- Cô ấy mắc phải bệnh nan y không thể nào chữa khỏi được, không biết còn sống được đến bao giờ.

Ngoài ra liên quan đến bệnh điên và người mắc bệnh điên thì có những cách nói uyển chuyển như: bệnh tâm thần; loạn trí; tâm thần mê loạn; tâm thần bất ổn; không đủ sáng suốt; không đủ minh mẫn; hơi tưng tưng; có chút không bình thường; chạm mạch…

Ví dụ: nơi chuyên chữa trị cho những người điên được gọi một cách uyển chuyển là bệnh viện tâm thần thay thế cho cách gọi là nhà thương điên, những người bị đưa vào đây đa số là những người mắc bệnh điên mà những người trong xã hội gọi là bệnh nhân tâm thần hoặc tâm thần bất định.

Nói chung ngoài những căn bệnh đặc biệt khi trực tiếp nói ra sẽ là tổn thương người khác, làm họ cảm thấy khó chịu cần sử dụng uyển ngữ để biểu đạt ra thì đối với những người bị mù, bị điếc thì gọi họ là người khiếm thị, khiếm thính hoặc gọi chung là những người khuyết tật mà thôi.

Nhìn chung uyển ngữ về bệnh tật trong tiếng Việt ít hơn so với tiếng Hán, trong những trường hợp khác nhau thì cách sử dụng uyển ngữ của hai ngôn ngữ cũng khác nhau.

3.2.3 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến “tính” và “bài tiết”

Người Việt cũng giống như người Hoa đều xem những hành vi có liên quan đến giới tính và bài tiết là những việc không thanh cao, khiếm nhã. Tuy rằng những hành vi này đều là những hiện tượng sinh lý tự nhiên của con người nhưng con người vẫn không muốn trực tiếp nói ra những việc này. Do đó liên quan đến vấn đề này có những uyển ngữ sau:

Đối với những sự việc, hành vi có liên quan đến giới tính đều bị kiêng kị, không nên trực tiếp nói ra, tuy đó là những hành vi sinh lý chung của mọi người nhưng nhìn chung đó vẫn là những vấn đề tế nhị. Liên quan đến những hành vi giới tính (quan hệ tình dục) trong tiếng Việt có các cách nói uyển chuyển như: sống như vợ chồng; chung chăn chung gối; làm trò mây mưa; lên giường; ngủ; làm chuyện ấy; quan hệ với nhau; làm tình; giao hợp; quan hệ nam nữ; chuyện trong phòng, ân ái…

Mặt khác đối với những vấn đề có liên quan đến bài tiết cũng có những uyển ngữ như: đi vệ sinh; vào toilet; vào WC; đi rửa tay, rửa mặt; đi giải quyết; tiểu tiện; đại tiện…

Nhìn chung về mặt này thì uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều nét tương đồng, tuy nhiên trong tiếng Việt không có cách nói đi phòng số 5 hay đi phòng số 1 như trong tiếng Hán.

3.2.4 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, địa vị cao thấp

Việt Nam là một quốc gia đang trên đường phát triển, vừa mới gia nhập nền kinh tế thị trường, đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo trên thế giới, vẫn còn tồn tại rất nhiều ngành nghề, nhiều loại công việc. Trong đó có những ngành nghề, công

việc được mọi người coi trọng nhưng cũng có những ngành nghề khi nói ra lại làm mọi người liên tưởng đến những côn việc phải tiếp xúc với những thứ dơ bẩn hoặc công việc nặng nhọc. Nghề nghiệp không được coi trọng thì những người làm nghề này cũng không được coi trọng, người làm việc này cảm thấy tự ti và cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương.

Để tránh làm tổn thương lòng tự trọng của họ cũng như đề cao công việc của họ đối với công việc của mình, đồng thời cũng để mọi người có một cái nhìn khác về nghề nghiệp của họ, người Việt thường dùng uyển ngữ để diễn đạt.

Ví dụ như khi nói đến những người làm công việc quét rác, vệ sinh đường phố, chúng ta nên dùng những cách nói uyển chuyển như nhân viên vệ sinh, nhân viên môi trường, người làm đẹp đường phố; gọi những người đi ở cho nhà người

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học uyển ngữ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 44 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)